Vào khoảng tháng 9 - 10 dương lịch hàng năm, khi cây lúa trên nương ngả màu vàng, người Khơ Mú sẽ chọn ngày lành đi lựa chọn những bông lúa nếp chín mẩy, trĩu bông mang về làm cốm chuẩn bị cho lễ hội cơm mới. Ảnh: Đình Tuân Những bông lúa được chọn để làm cốm là những bông lúa nếp chín mẩy, trĩu bông, hạt to nhất, vỏ hơi lam vàng và hạt chưa chín hết, nếu đã chín hết thì cốm sẽ không thơm. Ảnh: Đình Tuân Để làm ra mẻ cốm thơm ngon, màu cốm xanh óng, người làm cốm phải trải qua rất nhiều công đoạn thủ công, mỗi một công đoạn cần sự cần mẫn, tỉ mỉ của người làm cốm. Sau khi hái lúa về sẽ được cho lên nồi đun sôi đến khi nghe mùi thơm của nếp non, đồng thời vỏ trấu đã bắt đầu bóc tách, lúc đó sẽ đưa lên giàn bếp để xông khô. Ảnh: Đình Tuân Bà Lữ Thị Lan, người dân tộc Khơ Mú ở bản Xốp Pu, xã Yên Na, huyện Tương Dương cho biết: “Lễ mừng lúa mới của người dân tộc Khơ Mú được tổ chức với ý nghĩa tạ ơn ông, bà, tổ tiên và các vị thần linh đã phù hộ, che chở cho cây trồng tốt tươi, không bị sâu bệnh phá hoại, chim sóc thú rừng phá, mùa màng mới bội thu, cuộc sống ấm no, đầy đủ và hạnh phúc. Trong mâm cúng không thể thiếu xôi được hông từ cốm nếp mới, vì vậy, năm nào gia đình tôi cũng làm cốm nếp mới để cúng ông bà, tổ tiên”. Trong ảnh: Bà Lan đang phơi những bông lúa sau khi đã được đun sôi trên giàn bếp. Ảnh: Đình Tuân Lúa sau khi phơi khô sẽ cho vào cối giã cho đến khi tróc vỏ trấu. Chị Lữ Thị Hiền, ở bản Xốp Pu, xã Yên Na cho hay: “Trong quá trình giã không được quá mạnh tay, mạnh tay quá cốm sẽ nát. Muốn có được những hạt cốm óng mượt, xanh mướt, khi giã phải luôn tay đảo cốm từ trên xuống dưới sao cho đều”. Ảnh: Đình Tuân Theo người dân ở đây cho biết, tất cả các công đoạn làm cốm đều bằng thủ công, nếu như đưa vào máy xay xát hạt cốm sẽ mất màu xanh. Ảnh: Đình Tuân Để có những hạt cốm ưng ý, những người phụ nữ dân tộc Khơ Mú phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức. Ảnh: Đình Tuân
Người Khơ Mú làm cốm mừng lúa mới. Video: Đình Tuân
POWERED BY
ONE CMS - A PRODUCT OF
NEKO