Người lính của đoàn tàu không số
(Baonghean) "...Mỗi con tàu không số. Mang câu ví quê hương. Vì Miền
Lần theo những câu thơ ngợi ca công lao của những người con xứ Nghệ vềĐoàn tàu Không số huyền thoại đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử mùa Xuân 1975, chúng tôi tìm gặp trung tá Nguyễn Đình Sin - Trưởng ban liên lạc cựu chiến binh Đoàn tàu Không số Nghệ An - Hà Tĩnh trong những ngày tháng Tư lịch sử.
Đến xóm Xuân Hùng (Hưng Lộc -Tp Vinh), hỏi nhà ông Sin ai cũng biết, người ta biết ông không chỉ vì ông là "huyền thoại tàu Không số" mà còn là một lương y! Do không hẹn trước nên khi chúng tôi đến ông không ở nhà, cùng một số người đến khám bệnh ngồi đợi mãi xế chiều mới gặp được ông. Hỏi ra mới biết ông vừa đi "gõ cửa" các cơ quan chức năng để lo chếđộ cho con của một người bạn là cựu chiến binh mới qua đời. Sau mấy chục phút thăm khám, bốc thuốc cho các bệnh nhân đã cất công ngồi đợi ông gần cả buổi, chúng tôi mới có thời gian "tiếp kiến" ông.
Dù đã được nghe, đọc khá nhiều về những chiến công của các chiến sỹĐoàn tàu Không số, nhưng chúng tôi vẫn bị cuốn hút bởi những câu chuyện ông kể về những năm tháng hào hùng mà bi tráng của những đoàn tàu Không sốđã vận chuyển thành công hàng ngàn tấn vũ khí, hàng trăm cán bộ cấp cao từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam. Có những chuyến, mặc dù nguỵ trang rất kỹ nhưng vẫn bịđịch nghi ngờ nên đành quay tàu đi vòng qua Philipine, Singapore, Malaysia... ròng rã hàng tháng trời trên biển mới đến đích. Có chuyến thành công nhưng cũng có những chuyến thất bại, mất mát và hy sinh.
Ông kể, nhiệm vụ của ông và đồng đội là vận chuyển hàng hoá vào chiến trường miền
Đôi mắt ông cũng thoáng buồn khi kể về những đồng đội của ông trên những chuyến tàu khi bị lộđã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, sau đó cho tàu nổ hoặc lao thẳng vào tàu địch để giữ bí mật về "con đường huyền thoại" trên biển.
Gắn bó với đoàn tàu không số từ 1964 đến 1975, Đại uý Nguyễn Đình Sin được cửđi học Đại học Hàng Hải. Ra trường, dấu chân ông lại in trên các hòn đảo của Tổ quốc trong những chuyến chở hàng, rồi đi tăng cường xây dựng cơ sở cho Trường Sa, Phú Quốc, Bạch Long Vĩ... Ông nói, chiến công của đồng đội thì không kể hết, bởi khi xung phong làm thuỷ thủ tàu Không số, ai cũng xác định sống chết không quan trọng mà quan trọng là phải đưa được hàng hoá vào Nam, không một ai suy nghĩ là sau này sẽđược vinh danh. Cũng chính vì hoạt động bí mật, cộng với sự vô tư của những thuỷ thủĐoàn tàu Không số nên sau này nhiều người xuất ngũ có hoàn cảnh khó khăn mà mãi vẫn chưa được hưởng chếđộ gì vì không có giấy tờ chứng thực, tìm đồng đội để xác minh cũng khó vì có những trường hợp họ là người duy nhất sống sót trở về trong những chuyến tàu bịđịch bắn chìm. Ông Sin cũng cho biết, như huyện Diễn Châu, có 17 người tham gia Đoàn tàu Không số hiện còn sống thì nhưng mới chỉ có 2 người được hưởng chếđộ!
Chính vì lẽđó, năm 1992, về hưu với quân hàm trung tá, ông Nguyễn Đình Sin đã lặn lội đi khắp hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh để xâu nối, thành lập Ban liên lạc cựu chiến binh Đoàn tàu Không sốở hai tỉnh với gần 100 người (hiện 64 người đang sống) hàng năm lấy ngày 23/10 làm ngày gặp mặt để chia ngọt sẻ bùi với nhau. Ông cũng trực tiếp đi "gõ cửa" các cơ quan chức năng để giải quyết chếđộ chính sách cho anh em, kêu gọi các nhà hảo tâm tài trợ kinh phí tổ chức các buổi gặp gỡ, quyên góp tiền trao học bổng cho con em cựu chiến binh và xây nhà tình nghĩa cho những cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn. Từ năm 2000 đến nay, ông và các đồng đội đã vận động quyên góp được 9 ngôi nhà tình nghĩa, trao 14 suất học bổng và hàng chục sổ tiết kiệm cho con em, cựu chiến binh Đoàn tàu Không sốở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh...
Thời gian còn lại, ông Sin dành tâm huyết cho nghề y. Thừa hưởng nghề gia truyền của cha ông để lại cộng với những kiến thức về y học tích luỹ từ trong quân đội, tìm tòi học thêm, ông đã thành công trong việc chữa các chứng bệnh như thoái hoá cột sống, viêm đa khớp, gút cấp, viêm phế quản mãn tính... Với ông, chữa bệnh là để cứu người và là nguồn vui trong cuộc sống, do đó, ông đã cứu chữa miễn phí cho nhiều trường hợp là con em và là các thương bệnh binh, cựu chiến binh và những người có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Nhiều đồng đội ởĐoàn tàu Không số hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh được ông mời đến ăn ở chữa bệnh trong nhà hàng tháng mà không lấy tiền.
Tâm sự với chúng tôi, ông Nguyễn Đình Sin nói, mình may mắn hơn nhiều đồng đội là còn sống, lại được làm việc đến bây giờ, về hưu rồi mà vẫn có lương, có việc làm, trong khi nhiều đồng đội cùng thời với tôi, giờ hoàn cảnh vẫn khó khăn, mà lại chưa được hưởng chếđộ nào nên tôi phải tìm cách để hỗ trợ cho các đồng đội, được chừng nào hay chừng đó.
Tiễn chúng tôi ra về, ông Sin vẫn không quên gửi gắm: Làm báo quen biết nhiều, nhờ hỏi xem có cách nào để một số cựu binh ởĐoàn tàu Không số sớm được hưởng các chếđộđãi ngộ của Đảng và Nhà nước, bởi nay có nhiều người đã già cả, yếu lắm rồi, có những người bị bệnh tật, nhắm mắt xuôi tay rồi mà vẫn chưa được hưởng một chếđộ gì?.
(*) Thơ Dân Huyền
Đức Chuyên