Người Nga lo sợ thị trấn ven hồ Baikal thành “một tỉnh” của Trung Quốc

Theo Thành Đạt (dantri.com.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Dân trí Listvyanka, thị trấn du lịch yên bình nằm bên hồ Baikal ở vùng Siberia, thời gian gần đây đã trở thành chủ đề “nóng” thu hút sự chú ý của những người theo chủ nghĩa dân tộc Nga sau khi các nhà đầu tư Trung Quốc đổ xô mua bất động sản ở khu vực ven hồ của thị trấn này. 
Người Nga lo sợ thị trấn ven hồ Baikal thành “một tỉnh” của Trung Quốc ảnh 1
Thị trấn Listvyanka ven hồ Baikal vào mùa đông. Ảnh: AFP

Theo Financial Times, các tờ báo của Nga liên tục đăng tải những bài viết với tiêu đề “gây sốt” dư luận như “sự xâm lấn”, “sự chinh phục”, thậm chí “sự kìm kẹp” của Trung Quốc đối với thị trấn Listvyanka. Đây là nơi thu hút rất nhiều khách du lịch và nhà đầu tư từ Trung Quốc.

Liên quan tới chủ đề này, một lá đơn thỉnh cầu đã được đăng tải trên mạng, trong đó cáo buộc Bắc Kinh tìm cách biến Listvyanka thành một tỉnh của Trung Quốc, đồng thời yêu cầu Tổng thống Nga Vladimir Putin ra chỉ thị cấm bán đất ở khu vực này cho người Trung Quốc.

Lá đơn nhận được 55.000 chữ ký ủng hộ, trong khi dân số của Listvyanka chưa đầy 2.000 người. Các tờ báo của Nga, trong đó có báo nhà nước Moskovsky Komsomolets, đã đăng tải rộng rãi đơn thỉnh cầu.

“Người dân đang cảm thấy hoang mang! Các nhà chức trách vẫn chưa hành động. Nhưng nếu tình hình không thay đổi, chúng ta sẽ mất khu vực quan trọng của mình. Đó là tài sản của chúng ta! Chúng ta đang thả dê ở trong vườn”, Financial Times dẫn một đoạn trong lá đơn thỉnh cầu được bà Yulia Ivanets, người sống ở thị trấn Angarsk lân cận, đăng trên trang mạng Change.org.

Bà Yulia cho biết 10% trong số các bất động sản lớn tại Listvyanka đã được các nhà đầu tư Trung Quốc mua lại. Mặc dù vậy, những lo lắng của người dân Nga dường như đi ngược lại với các nỗ lực ngoại giao của lãnh đạo hai nước, đồng thời đe dọa phá vỡ bức tranh tổng thể của mối quan hệ đồng minh bắt đầu nảy nở giữa Nga và Trung Quốc.

Người dân lo ngại

Người Nga lo sợ thị trấn ven hồ Baikal thành “một tỉnh” của Trung Quốc ảnh 2
Bản đồ khu vực thị trấn Listvyanka (Ảnh: FT)

Trong chuyến thăm tới thủ đô Moscow hồi tháng trước, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định hai nước đang xây dựng mối quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện” và mối quan hệ này liên tục “vươn lên tầm cao mới” trong thời gian vừa qua.

Nga cần sự đầu tư từ Trung Quốc để giúp phát triển nền kinh tế, nhất là khi Moscow phải đối mặt với các lệnh trừng phạt từ phương Tây sau khi sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014. Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang ưu tiên đầu tư vào Nga cũng như các quốc gia Âu - Á khác, coi đây là một phần trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Chủ tịch Tập Cận Bình với mục tiêu phát triển các dự án cơ sở hạ tầng trong khu vực.

Tuy nhiên, ở cấp địa phương, sự mất lòng tin lẫn nhau cũng như sự thiếu đồng điệu về văn hóa đã khiến nỗ lực ngoại giao của lãnh đạo hai nước trở nên vô nghĩa.

Ông Viktor Sin’kov, lãnh đạo phòng pháp lý thuộc chính quyền Listvyanka, cho biết các dự án phát triển bất động sản của các nhà đầu tư Trung Quốc tại khu vực này vấp phải phản ứng dữ dội của người dân.

“Người dân thực sự rất lo lắng về việc người Trung Quốc mua tất cả mọi thứ ở đây. Họ xây các khách sạn lớn. Họ phá hủy và thay đổi khung cảnh. Những biển quảng cáo của họ xuất hiện khắp mọi nơi, thậm chí treo cả trên hàng rào”, ông Viktor cho biết.

Theo ông Viktor, các công ty du lịch của Trung Quốc còn giới thiệu với khách tham quan rằng hồ Baikal, hồ nước ngọt sâu nhất thế giới, là một phần của Trung Quốc dưới thời nhà Đường và nhà Hán.

“Người dân ở đây nói rằng người Trung Quốc giới thiệu như vậy có nghĩa là họ muốn lấy lại vùng đất này”, ông Viktor cho biết thêm.

Ngoài ra, các trang web du lịch của Trung Quốc cũng ghi thông tin rằng hồ Baikal từng là một phần lãnh thổ Trung Quốc. Khi quảng cáo về các chuyến thăm tới hồ Baikal, công ty du lịch Cassia của Trung Quốc cũng nhắc luôn tới việc Trung Quốc từng sở hữu vùng đất này.

“Khu vực này từng được gọi là Biển Bắc dưới thời nhà Hán… Đây từng là vùng lãnh thổ của Trung Quốc một thời gian dài trong lịch sử”, quảng cáo của Cassia cho biết.

tin mới

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.