Người thầy giáo lặng thầm gieo chữ nơi 'trời cao đất thấp'

(Baonghean.vn) - Bản Phà Nọi, xã Đoọc Mạy là bản xa xôi, hiểm trở của huyện biên giới Kỳ Sơn. Ở nơi trời cao đất thấp này, thầy giáo Nguyễn Trọng Toàn đang âm thầm gieo chữ, xây ước mơ cho những em học sinh người Mông.
Đoọc Mạy là xã biên giới của huyện Kỳ Sơn, nằm tiếp giáp với nước bạn Lào, được xem là một trong những nơi cư trú đông đúc của cộng đồng người Mông. Đây cũng được xem là nơi "trời cao đất thấp" với khí hậu phức tạp, mùa mưa lầy lội, mùa hè khô khốc còn mùa đông giá rét, nhiều năm có tuyết rơi. . Ảnh: Hoài Thu

Đoọc Mạy là xã biên giới của huyện Kỳ Sơn, nằm tiếp giáp với nước bạn Lào, được xem là một trong những nơi cư trú đông đúc của cộng đồng người Mông. Đây cũng được xem là nơi "trời cao đất thấp" với khí hậu phức tạp, mùa mưa lầy lội, mùa hè khô khốc còn mùa đông giá rét, nhiều năm có tuyết rơi. . Ảnh: Hoài Thu

Con đường đến với bản Phà Nọi, xã Đoọc Mạy, Kỳ Sơn vô cùng gian nan vất vả. Đường lầy lội, có nhiều con dốc thẳng đứng, vào những ngày mưa thì đi bộ cũng khó mà qua được, thế nhưng đã hơn 20 năm nay thầy Nguyễn Trong Toàn vẫn miệt mài để ươm mầm những con chư cho mảnh đất này. Ảnh: Đức Anh
Con đường đến xã Đoọc Mạy vô cùng gian nan, vất vả. Đường lầy lội, có nhiều con dốc thẳng đứng, vào những ngày mưa đi bộ cũng khó mà qua được. Thế nhưng, đã hơn 20 năm nay thầy giáo Nguyễn Trọng Toàn vẫn miệt mài để "ươm mầm" những con chữ cho mảnh đất này. Thầy Nguyễn Trọng Toàn, sinh năm 1979, trước khi lên với bản Phà Nọi vào năm 2020, đã có nhiều năm công tác tại các bản ở xã biên giới Đoọc Mạy. Ảnh: Đức Anh
Từ tờ mờ sáng thầy Toàn đã dậy sơm lau bàn ghế, quét dọn phòng học để đón các em học sinh. Niềm vui của thầy chỉ đơn giản là mong muốn các em đến trường đẩy đủ, không có em nào ốm đau để lớp học luôn rộn vang tiếng cưới. Ảnh: Đức Anh

Điểm trường bản Phà Nọi chỉ có duy nhất 1 giáo viên - là thầy Toàn. Vì vậy, thầy phải làm mọi việc, từ lao công, dọn dẹp lớp học đến đánh trống trường... Hàng ngày, thầy Toàn dậy sớm lau bàn ghế, quét dọn phòng học để đón các em học sinh. Niềm vui của thầy chỉ đơn giản là mong muốn các em đến trường đầy đủ, không có em nào ốm đau hay bỏ học để lớp học luôn rộn vang tiếng cười. Ảnh: Đức Anh

Bẳng tình yêu chân thành đối với các trò nhỏ, thầy Toàn đã cho các em niềm yêu thích khi mỗi ngày được đến trường. Ảnh: Đức Anh
Bằng tình yêu chân thành với các trò nhỏ, thầy Toàn đã âm thầm truyền lửa sự học các em niềm yêu thích khi mỗi ngày được đến trường. Ảnh: Đức Anh
Vì sĩ số học sinh lớp 1 chỉ là 6 em, lớp 2 chỉ là 4 em, nên thầy Toàn phải gộp 2 lớp lại để học thành 1 lớp ghép. Dạy cả hai lớp cùng lúc sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, bởi làm sao bài giảng ở mỗi lớp phải luôn liền mạch, luôn tạo được sự thích thú, chăm chú nghe giảng của các em. Ảnh: Đức Anh
Vì sĩ số học sinh lớp 1 chỉ có 6 em, lớp 2 chỉ có 4 em, nên thầy Toàn phải gộp 2 lớp lại để thành 1 lớp ghép. Dạy cả 2 lớp cùng lúc sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, bởi làm sao bài giảng ở mỗi lớp phải luôn liền mạch, luôn tạo được sự thích thú, chăm chú nghe giảng của các em. Ảnh: Đức Anh
Bản Phà Nọi là bản chưa có điện nên việc học của các em phải phụ thuộc vào thời tiết. Hôm nào trời nhiều sương, ánh sáng yếu thì các em phải học muộn. Ảnh: Đức Anh
Bản Phà Nọi là bản chưa có điện nên việc học của các em phải phụ thuộc vào thời tiết. Hôm nào buổi sáng trời nhiều sương, ánh sáng yếu thì các em phải vào học muộn. Ảnh: Đức Anh
Để dạy cho các học sinh ở đây ngoài sự hy sinh, chịu khó, thầy Toàn còn phải gần gũi với các em, hiểu được tính cách từng học sinh. Trong mỗi bài giảng thầy phải gửi trọn tình yêu, trách nhiệm của mình vào đó thì mới mong tạo được niềm yêu thích cho các em. Ảnh: Đức Anh
Để dạy cho các học sinh ở đây ngoài sự hy sinh, chịu khó, thầy Toàn còn phải gần gũi với các em, hiểu được tính cách từng học sinh. Trong mỗi bài giảng thầy gửi trọn tình yêu, trách nhiệm của mình vào đó với mong ước các em ngày càng học tập tiến bộ hơn. Ảnh: Đức Anh
Các em học sinh người Mông chăm chỉ nghe thầy Toàn giảng bài. Ảnh: Đức Anh
Các em học sinh người Mông chăm chỉ nghe thầy Toàn giảng bài. Ảnh: Đức Anh
Ngoài giờ học thầy và trò cùng nhau chăm sóc vườn rau. Đây cũng là việc làm mà thầy Toàn muốn giúp các em học sinh có thêm kỹ năng sống. Ảnh: Đức Anh
Ngoài giờ học thầy và trò cùng nhau chăm sóc vườn rau. Đây cũng là việc làm mà thầy Toàn muốn giúp các em học sinh có thêm kỹ năng sống. Ảnh: Đức Anh
Phải sống ở nơi xa xôi, heo hút thầy Toàn phải tự mình làm tất cả từ nấu ăn, dọn dẹp nhà, lớp học... Thầy Toàn chia sẻ:
Phải sống ở nơi xa xôi, heo hút, thầy Toàn phải tự mình làm tất cả từ nấu ăn, dọn dẹp nhà, lớp học... Thầy Toàn chia sẻ: "Cả ngày được gần gũi chăm sóc các em cho nên cũng bận rộn. Ngày xưa khi mới lên đây, mình cũng nhớ nhà lắm, nhưng bây giờ đã quen, thương các học trò vùng cao còn nhiều thiếu thốn, mỗi ngày thầy Toàn càng gắn bó và "yêu" cái khó khăn, vất vả ở nơi đây. Cuộc sống mỗi ngày của thầy Toàn cũng đơn giản lắm, sớm mai dậy sớm nấu nồi cơm cho cả ngày, còn thức ăn thì có gì ăn nấy thôi, không cầu kỳ". Ảnh: Đức Anh
Ban đêm không có điện nên vào những giờ trưa là thời điểm để thầy Toàn soạn bài lên lớp cho ngày mai. Vẫn biết cuộc sống nơi đây còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng với tình yêu con trẻ thầy Nguyễn Trong Toàn vẫn ngày đêm miệt mài để con chữ nơi đây luôn được ươm mầm, nảy nở. Ảnh: Đức Anh
Ban đêm không có điện nên tranh thủ vào buổi trưa là thời gian để thầy Toàn soạn bài lên lớp cho ngày mai. Vẫn biết cuộc sống nơi đây còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng với tình yêu con trẻ, thầy Nguyễn Trọng Toàn vẫn ngày đêm miệt mài để "ươm mầm" con chữ cho các em. Trong công việc thầy Nguyễn Trọng Toàn luôn nêu cao trách nhiệm, là tấm gương sáng cho các đồng nghiệp noi theo. Ảnh: Đức Anh

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.