Người trồng cam ở Nghệ An lao đao vì giống kém chất lượng

(Baonghean) - Đang là mùa thu hoạch cam chính vụ nhưng một số vườn cam đã đến tuổi kinh doanh trên địa bàn các huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn… đồng loạt quả nhỏ như chanh hoặc không có quả, cây còi cọc, lá vàng. Nhiều hộ đã chặt bỏ cả vườn cam sau bao nhiêu năm đầu tư. 

Nhiều hộ chặt bỏ vườn cam

Vào thời điểm người trồng cam đang thu hoạch chính vụ tháng 11, chúng tôi về vùng trồng cam của các huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn - là vùng trọng điểm sản phẩm cam Vinh. Bên cạnh những vườn cam trĩu quả, đạt chất lượng, bán được giá, là không ít vườn cam nhiễm bệnh, không cho quả hoặc quả nhỏ, cây còi cọc và lá vàng tàn… mà nguyên nhân một phần do trồng cây giống kém chất lượng. Nhiều chủ vườn đã bỏ mặc không chăm sóc, không thu hoạch và một số phải ngậm ngùi đào cả vườn cam để trồng lại.

Nhiều chủ vườn cam trên địa bàn huyện Quỳ Hợp đã phải đào cả vườn cam do trồng giống cam kém chất lượng. Ảnh: P.V
Nhiều chủ vườn cam trên địa bàn huyện Quỳ Hợp đã phải đào cả vườn cam do trồng giống cam kém chất lượng. Ảnh: P.V

Dừng chân bên một vườn cam chừng 4 - 5 năm tuổi, khi chủ vườn là anh Lê Quang Hòa ở xóm Minh Đình, xã Minh Hợp (Quỳ Hợp) đang dùng lưỡi cưa cắt bỏ những cành cam lá bị nhiễm vàng. Anh Hòa cho hay: Những tưởng năm nay có nguồn thu hoạch khá từ vườn cam sau 4 năm chăm sóc, không ngờ cam bị bệnh vàng lá chè (vàng như lá chè xanh sau khi nấu), nhiều cây không ra quả. Biết bệnh này rất khó phòng trừ, nên anh Hòa chỉ còn cách cắt bỏ những cành bị bệnh, đối với những cây bị nhiễm bệnh hoàn toàn, không còn cách nào khác, đào hết gốc rễ để trồng lại.

Anh Hòa thổ lộ: Năm 2013, vợ chồng anh đầu tư hàng trăm triệu đồng trồng 1 ha cam, với số lượng 450 cây cam giống Xã Đoài lòng vàng. Xác định trồng cam là phải đầu tư nhiều, chăm sóc tốt thì mới có thu nhập cao, do vậy hàng năm anh Hòa đầu tư các loại phân bón, chăm sóc đúng quy trình. Tuy nhiên sau 4 năm vất vả trên vườn cam, nhưng có tới 1/3 trên tổng số cây bị nhiễm bệnh vàng chè. Theo anh Hòa, nguyên nhân vườn cam bị nhiễm bệnh là do cây giống kém chất lượng. 

Ở xã các Văn Lợi, Minh Hợp (Quỳ Hợp) có những chủ vườn cam đã đào cả gốc rễ chất thành đống bên góc vườn chuẩn bị đốt. Tìm hiểu được biết, có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng không loại trừ do vườn cam bị nhiễm bệnh. Đứng trước những đống gốc cam khô khốc chất đống bên mảnh vườn, ông Phan Bá Thức, xóm Minh Chùa, xã Minh Hợp, xót xa nói: Suốt 7 năm dốc toàn bộ công sức, tiền của vào vườn cam 0,5 ha, nhưng mỗi năm chỉ thu được vài tạ quả, do cây nào cũng nhiễm bệnh; mãi không phòng trừ được, buộc ông phải chặt bỏ để trồng lại. Như thế gia đình lâm vào nợ nần hàng trăm triệu đồng.

Ở huyện Nghĩa Đàn, cũng có tình trạng tương tự. Những năm gần đây bà con nông dân huyện Nghĩa Đàn phá rừng cao su, hoặc bỏ cây mía để thay thế cây cam. Nhưng do thiếu hiểu biết về giống cam, lại muốn mua giống giá rẻ nên mua phải giống cam trôi nổi trên thị trường, nhiều gia đình phải ngậm ngùi phá cả vườn cam sau nhiều năm chăm sóc…

Là năm thứ hai gia đình ông Nguyễn Văn Tám ở xóm 4B xã Nghĩa Mai đứng ngồi không yên, khi cả vườn cam không cho hiệu quả như mong muốn. Ông Tám chia sẻ: “Gia đình trồng hơn 1 ha cam Vân Du và Xã Đoài lòng vàng, sau 5 năm đổ ra bao nhiêu mồ hôi, công sức, tiền của, mỗi cây chỉ cho vài chục quả. Nguyên nhân, do trước đây gia đình tôi mua phải cây giống trôi nổi ngoài thị trường. Khi đó vẫn biết mình mua phải cây giống không rõ nguồn gốc, nhưng không mua thì lấy giống đâu mà trồng? Bây giờ chặt đi thì rõ là phí công bao năm chăm sóc; rồi biết lấy tiền đâu mua giống, phân bón… trồng lại. Nhưng nếu để thì tiền thu hoạch không đủ chi phí đầu tư!

Anh Lê Quang Hòa, xóm Minh Đình, xã Minh Hợp (Quỳ Hợp) chặt những cành bị nhiễm bệnh. Ảnh: P.V
Anh Lê Quang Hòa, xóm Minh Đình, xã Minh Hợp (Quỳ Hợp) chặt những cành bị nhiễm bệnh. Ảnh: P.V

Ông Nguyễn Văn Nam - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Nghĩa Đàn cho biết: Do việc phát triển quá nóng diện tích cam, kéo theo nhu cầu nguồn cây giống lớn, nhưng hệ thống cung cấp cây giống sạch bệnh trên địa bàn huyện chỉ đáp ứng một phần nhỏ; từ đó, nông dân chủ yếu sử dụng nguồn giống trôi nổi bên ngoài là chính, nên cây cam khi trưởng thành tiềm ẩn nhiều mầm bệnh, trong khi ngành chức năng gặp khó trong công tác kiểm soát. 

Ở huyện Nghi Lộc, ông Nguyễn Văn Phúc, một nông dân ở vùng Xã Đoài, thuộc gia đình đã có nhiều đời trồng cam; ông cho biết, giống cam Xã Đoài ở quê ông nay sinh trưởng, phát triển không khỏe mạnh như xưa, số quả trên cây ít dần, quả nhỏ hơn và hạt trong múi quả ngày càng nhiều. Có thể giống cam này đang thoái hóa dần. Hiện tại nhà ông đang trồng 30 gốc cam, chỉ có 10 gốc phát triển khá, bình quân mỗi gốc cho thu hoạch trên 100 quả; còn lại 20 gốc chỉ cho thu hoạch từ 60 - 70 quả/cây.

Bài học thực tiễn lớn từ chất lượng giống 

Thực tế cho thấy, cam là cây có thể giúp người trồng làm giàu, nhưng đòi hỏi phải đầu tư lớn ngay từ khi đặt cây giống và quy trình chăm sóc hàng năm. Sau 4 năm cam mới cho quả bói và thu hoạch được khoảng 9 - 10 năm nữa. Tuy nhiên, nếu mua phải cây giống không đảm bảo chất lượng, chủ vườn sẽ lâm vào tình cảnh “khuynh gia bại sản”.

Theo tính toán của người trồng cam, để trồng thâm canh 1 ha cam hàng hóa, từ khi làm đất đến lúc thu hoạch 4 năm, chi phí 200 - 300 triệu đồng, chưa kể công sức. Nếu vườn cam tốt, đến năm thứ tư, 1 ha cam có thể thu về khoảng 20 tấn quả, tương đương khoảng 600 triệu đồng. Còn nếu trồng phải giống cam kém chất lượng thì hậu quả người trồng cam phải gánh chịu là rất lớn, có thể gấp đôi khoản tiền đầu tư. Bởi, cây cam chăm sóc 3 năm mới ra quả, mà thường thì thời điểm đó cây cam mới có biểu hiện bị nhiễm bệnh, quả nhỏ, kém chất lượng. Để vậy thì không có thu hoạch, đành phải chặt bỏ để trồng lại, lãng phí lớn công và vật tư chăm sóc. 

Theo anh Lê Quang Hòa - chủ vườn cam ở xóm Minh Đình, xã Minh Hợp (Quỳ Hợp) thì cam là cây khó tính, để có năng suất cao, đòi hỏi chủ vườn phải đầu tư lớn ngay từ ban đầu và chăm sóc đúng quy trình. Như vườn cam của anh Hòa, hàng năm đầu tư các loại phân bón hóa học, phân chuồng, thuốc trừ sâu… tạo nguồn nước tưới đầy đủ, thuê người làm cỏ…

Theo anh Hòa, 1 cây giống mua với giá 20.000 đồng, thì trồng 1 ha cam mới có khoảng 10 triệu đồng tiền giống, nhưng các chi phí khác mỗi năm từ 100 – 1.20 triệu đồng, như phân bón các loại, thuốc trừ sâu, điện bơm nước... Trường hợp của anh Hòa vì gia đình không có điều kiện kinh tế, nên anh phải vay người thân, ngân hàng lên đến gần 300 triệu đồng để đầu tư vào vườn cam, hy vọng sau 5 năm chăm sóc sẽ có tiền trả nợ. Nay vườn cam bị bệnh, vụ vừa rồi chỉ thu hoạch được 7 tạ quả, trị giá chỉ gần 20 triệu đồng. Nếu như bệnh vàng chè tiếp tục lây lan cả vườn cam, thì số vốn vay của anh chưa biết khi nào mới trả được. 

Có thể khẳng định, trường hợp như các nông dân Lê Quang Hòa ở Quỳ Hợp, Nguyễn Văn Tám ở Nghĩa Đàn là một trong số ít những chủ vườn cam đang lâm vào cảnh “khuynh gia bại sản” bởi cây cam. Nguyên nhân chính vẫn là do mua phải giống cam kém chất lượng hoặc không biết cách phòng trừ các loại bệnh trên cam.

Một vườn cam không hiệu quả, một phần do trồng giống cam kém chất lượng. Ảnh: P.V
Một vườn cam không hiệu quả, một phần do trồng giống cam kém chất lượng. Ảnh: P.V

Ông Hoàng Minh - Giám đốc Công ty TNHH MTV nông nghiệp Xuân Thành cho rằng: Giống cam có tính quyết định về năng suất và chất lượng quả cam. Nếu giống cam không đảm bảo chất lượng, dù chăm sóc tốt cũng bị ảnh hưởng, nhất là cây cam càng nhiều năm tuổi thì biểu hiện của bệnh càng rõ. Trồng cam lợi nhuận cao, nhưng đòi hỏi người trồng phải chấp nhận đầu tư lớn, do vậy nếu trồng phải giống cam kém chất lượng, hậu quả để lại là rất lớn. Cây cam trồng 4 năm mới cho thu hoạch, mỗi năm người trồng cam đòi hỏi phải đầu tư từ 100 - 120 triệu đồng, như vậy sau 4 năm 1 ha cam có tổng chi phí khoảng nửa tỷ đồng. Con số đó cho thấy nếu trồng phải giống cam kém chất lượng thì người trồng cam dễ lâm vào cảnh sạt nghiệp, đặc biệt là đối với những hộ vay mượn để trồng thì hậu quả rất lớn. Đó là chưa nói phải đào cam bệnh đi để trồng lại. 

Được biết, vùng cam trọng điểm Quỳ Hợp có 2.787 ha cam, quýt (2.255,5 ha cam) trong đó có 1.227,7 ha cam kinh doanh. Trong số đó có khoảng 350 ha cam kinh doanh bị nhiễm bệnh vàng chè, phần lớn là cam giống Xã Đoài lòng vàng. Còn ở huyện Nghĩa Đàn hiện có gần 1.000 ha cam, phần lớn diện tích cam bị nhiễm các loại bệnh khác nhau.

Nghệ An là một trong những tỉnh có diện tích trồng cam lớn nhất của cả nước, với 5.096 ha, trong đó có hơn 2.500 ha cam kinh doanh cho quả thu hoạch. Cam Nghệ An có những giống thơm ngon nổi tiếng như cam Xã Đoài, là 1 trong 50 đặc sản trái cây Việt Nam được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam bình chọn. Dự kiến đến năm 2020, Nghệ An sẽ xuất khẩu khoảng 15 nghìn tấn cam, đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 30.000 USD.  

Nhóm P.V

(Còn nữa)

tin mới

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.

Hạt sở ở Nghĩa Lộc, Nghĩa Đàn đạt chất lượng cao. Ảnh: Văn Trường

Người dân Nghĩa Đàn mở lối thoát nghèo từ cây sở

(Baonghean.vn) -Những năm gần đây, người dân một số xã ở huyện Nghĩa Đàn tích cực khôi phục, mở rộng diện tích, nâng cao giá trị cho cây sở. Hướng đi này mang lại hiệu quả cao, mở lối thoát nghèo cho người dân các xã miền núi đất đai cằn cỗi. 

Giá vàng

Vàng tăng giảm trái chiều; Tỷ giá USD đi lên

(Baonghean.vn) - Vàng trong nước tăng giá mạnh, ngược lại trên thế giới đột ngột giảm sốc; Tỷ giá USD "phăm phăm" đi lên; Thị trường dầu thô thế giới vượt mốc 92 USD/thùng, là những thông tin thị trường được cập nhật trong sáng 13/4. 

Chia sẻ kiến thức khởi nghiệp 4.0 cho học sinh phổ thông Nghệ An

Chia sẻ kiến thức khởi nghiệp 4.0 cho học sinh phổ thông Nghệ An

(Baonghean.vn) - Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” là một hoạt động trong khuôn khổ chuỗi các hoạt động triển khai đề án 1665 của Thủ tướng Chính phủ. Qua đó, tạo động lực, thúc đẩy tinh thần, khát vọng và chia sẻ cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên.