Người Việt gửi bao nhiêu tiền ở nước ngoài?

Tại báo cáo mới được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) công bố, có một số liệu đáng chú ý là khoản tiền gửi ra nước ngoài tăng đột biến trong quý 3/2015 lên tới 7,3 tỷ USD. Thông tin này lập tức gây xôn xao dư luận. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước đã lý giải về bản chất dòng tiền này.

Nguồn: iMf (2007-2011) và NHNN (2012-2015).
Nguồn: iMf (2007-2011) và NHNN (2012-2015).

7,3 tỷ USD ở đâu ra?

Theo bản báo cáo của VEPR công bố ngày 12/4, tại quý 3/2015,  “dòng vốn đầu tư khác mà cấu phần chủ yếu là tiền gửi ở nước ngoài, vốn không đáng kể ở những giai đoạn trước, gia tăng đột biến lên mức 7,3 tỷ USD. Vì vậy đẩy cán cân tổng thể từ cân bằng chuyển sang trạng thái thâm hụt 6,6 tỷ USD”.

Một ngày sau đó, trên VTV phát thông tin: Theo nguồn tin từ NHNN cho biết, lượng tiền gửi USD từ các tổ chức tín dụng ra nước ngoài vào quý 3/2015 chỉ dao động trung bình từ 2 - 3 tỷ USD. “Đây là diễn biến tương đối ổn định, không có gì bất thường như con số 6 tỷ USD mà Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách đưa ra trước đó”, nguồn tin này nói.

Ngày 15/4, TS Nguyễn Xuân Thành - Giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright dưới góc độ nghiên cứu đã lý giải  sự khác nhau của các con số này. Theo đó, TS Nguyễn Xuân Thành phân tích với điểm nhấn đều dựa vào số liệu của NHNN Việt Nam công bố.

Thứ nhất, dòng tiền và tiền gửi (currency and deposits) xuyên biên giới là dòng tiền mà các tổ chức/cá nhân trong nước gửi ra nước ngoài không có hoặc có kỳ hạn rất ngắn. Đúng theo định nghĩa tiền và tiền gửi không phải là tiền chuyển ra nước ngoài để thanh toán dịch vụ (du lịch, y tế, giáo dục); không phải là tiền đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; không phải là tiền đầu tư chứng khoán nước ngoài; không phải là tiền cho vay có kỳ hạn.

Thứ hai, trong quý 3/2015 (từ đầu đến cuối quý), dòng tiền 7,968 tỷ USD đã đi từ Việt Nam ra nước ngoài dưới dạng tiền gửi. Trừ đi khoản phải thu khác là 104 triệu USD, thì dòng tiền còn 7,864 tỷ USD. Trong số đó, có 5,968 tỷ USD (gần 6 tỷ) là tiền gửi của các tổ chức tín dụng (TCTD) của Việt Nam ra nước ngoài. “Con số 6 tỷ USD mà các báo trích dẫn là vậy– chỉ tính của các TCTD, chỉ tính trong quý 3/2015 và số gộp không điều chỉnh cho dòng tiền vào”, ông Thành lưu ý.

Thứ ba, ngoài tiền gửi của các TCTD, còn có dòng tiền 2 tỷ USD là của “khu vực khác” gửi ra nước ngoài trong quý 3/2015. Cũng trong quý 3/2015, có dòng tiền 535 triệu USD là tiền gửi của tổ chức/người nước ngoài vào Việt Nam.

Cuối cùng, TS Nguyễn Xuân Thành làm phép tính: Lấy 7,64 tỷ USD dòng tiền ra trừ đi 535 triệu USD dòng tiền vào, ta có được dòng tiền đi ra “ròng” dưới dạng tiền gửi là 7,329 tỷ USD. Đây là con số 7,3 tỷ USD mà VEPR công bố. Thế tức là riêng trong quý 3/2015, có 7,3 tỷ USD dưới dạng tiền gửi (và các khoản phải thu khác) tính ròng đã đi từ Việt Nam ra nước ngoài. Tiền này là của các TCTD lẫn các tổ chức/cá nhân khác.

Tiền gửi ra nước ngoài tăng đột biến trong quý 3/2015. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Tiền gửi ra nước ngoài tăng đột biến trong quý 3/2015. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Tiền có đi theo “kênh” khác?

Chia sẻ với phóng viên Tiền Phong, một chuyên gia có kinh nghiệm xử lý lâu năm trên lĩnh vực ngoại hối cho biết trên thực tế vẫn có dấu hiệu mang ngoại tệ ra nước ngoài bằng kênh lách như tiền chuyển “lậu” tại hàng vàng (có 2 dạng: bên này đưa tiền và bên kia có người đón sẵn; còn trong trường hợp chảy ra ngoài các công ty đó sẽ có chứng từ để tiền chuyển như một kênh đầu tư hay của DN xuất nhập khẩu). Tuy nhiên kênh này không đáng kể.

Khả năng lớn hơn, theo vị này, hiện Việt Nam đang có một số ngân hàng có chi nhánh tại Đông Nam Á. Với các nước phương Tây hay như Mỹ, Úc luật pháp nghiêm thì khó còn với cùng khu vực, không loại trừ có thể có ngân hàng đã tính cách lách qua hình thức đầu tư để chuyển tiền sang kia gửi. “Nhưng khi đó, NHNN sẽ kiểm soát đường đi của chứng từ; chưa kể một trong những đầu tư ra nước ngoài phải xin Bộ Kế hoạch Đầu tư và số tiền đó ra nước ngoài bao nhiêu cũng sẽ phải có xác nhận của NHNN tỉnh thành phố...”, vị này giải thích.

Còn theo chuyên gia ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, hiện tất cả các ngân hàng phần lớn đều có tài khoản ra nước ngoài nên mỗi ngày họ chảy bao nhiêu ra; rồi vào lại bao nhiêu, NHNN đều dễ dàng nắm được giao dịch (vì có báo cáo hàng ngày). Liệu có sự trùng lặp gì không với hiện tượng hai năm trở lại đây, nhiều người Việt đang “ngấm ngầm” thông qua một số công ty để mua bán sở hữu nhà, đất bên Mỹ, Úc...? Ông Hiếu dự đoán: Riêng về bất động sản, một người Việt Nam không thể chuyển tiền một cách chính thức qua tài khoản ra nước ngoài trừ trường hợp họ  câu kết với một số ngân hàng. Nếu có, tôi cho là rất có thể đi theo con đường vòng qua một doanh nghiệp đầu tư ra ngoài”, ông Hiếu nói.

Trao đổi với Tiền Phong ngày 15/4, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, việc số liệu cao hay thấp đều là bình thường vì số liệu thể hiện cán cân thanh toán. “Quý 3 tiền gửi ngoại tệ NHTM tăng vọt là đúng do người dân và doanh nghiệp nặng nề về mặt tâm lý trước việc Nhân dân tệ phá giá họ lo tích trữ ngoại tệ. Tuy nhiên, nói vì lãi suất USD 0% nên tiền gửi nước ngoài thời điểm cuối quý 3 tăng lên là không đúng vì lãi suất được thực hiện 2 ngày sau đó từ quý 4”, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng lý giải.

Đặc biệt hơn, ngày 15/4, TS Nguyễn Xuân Thành đã cập nhật thông tin quý 4 (số liệu mới được NHNN công bố lần đầu), dòng tiền gửi từ Việt Nam ra nước ngoài (từ đầu đến cuối quý) là 3,320 tỷ USD, trong đó của các TCTD là 369 triệu USD. Cộng cả 4 quý, thì trong năm 2015, 14,184 tỷ USD đã đi từ Việt Nam ra nước ngoài dưới dạng tiền gửi, trong đó tiền gửi của các TCTD là 4,630 tỷ USD và của “khu vực khác” là 9,554 tỷ USD. Lãnh đạo NHNN cho hay hiện chưa hay biết về thông tin này và sẽ xem xét hồi âm ngay khi có thể.

Theo Tiền Phong

tin mới

Các hộ dân ký nhận tiền hỗ trợ

Chi trả hỗ trợ bổ sung cho 5 hộ dân Diễn Châu bị ảnh hưởng khi thi công cao tốc Bắc - Nam

(Baonghean.vn) - Chiều 3/5, tại xã Diễn Phú, UBND huyện Diễn Châu phối hợp với doanh nghiệp đầu tư dự án là Công ty TNHH Phúc Thành Hưng tổ chức chi trả bổ sung cho 5 hộ dân xóm 2, xã Diễn Phú bị ảnh hưởng bởi quá trình thi công dự án cao tốc Bắc - Nam, đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt.

Đẩy nhanh giải ngân nguồn đầu tư công ở các địa phương

Đẩy nhanh giải ngân nguồn đầu tư công ở các địa phương

(Baonghean.vn) - Nguồn vốn đầu tư công xây dựng công trình “điện, đường, trường, trạm” đã trở thành động lực quan trọng có tính chất “mở đường” thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Bởi vậy, đẩy nhanh hiệu quả giải ngân đầu tư công luôn được các địa phương, sở, ngành nỗ lực ưu tiên hàng đầu.

Biển chỉ dẫn giao thông từ phía TP Vinh lên cao tốc Bắc Nam tại Quốc lộ 46B thuộc địa phận xã Hưng Tây, Hưng Nguyên. Ảnh Nguyễn Hải

Cao tốc Diễn Châu- Bãi Vọt vận hành thông suốt

(Baonghean.vn) -Theo Thông tin từ Ban quản lý dự án 6 (Bộ Giao thông – Vận tải) và đơn vị thi công, sau 4 ngày cắt băng khánh thành và thông xe kỹ thuật, cao tốc Bắc Nam, đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt đã vận hành an toàn và phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp lễ 30/4 và 1/5.

Khám phá khu đô thị sinh thái biển vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh

Khám phá khu đô thị sinh thái biển vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh

(Baonghean.vn) - Kế thừa và phát huy những lợi thế của thiên nhiên ban tặng, Hoa Tiên Sea – Golf Villas đã kiến tạo nên một đô thị nghỉ dưỡng sinh thái biển tự nhiên vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh với tiêu chí lấy cuộc sống con người làm tôn chỉ để tạo nên khu đô thị bền vững vượt thời gian.

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.