Nguồn gốc nỗi ám ảnh thứ 6 ngày 13

Thứ 6 ngày 13 được cho là ngày xui xẻo theo quan niệm của nhiều người, khiến họ hạn chế hết mức việc ra khỏi nhà và kiêng đi du lịch hoặc mua sắm, kinh doanh.

nguon-goc-noi-am-anh-thu-6-ngay-13

Nhiều người quan niệm gặp mèo đen khi ra đường vào thứ 6 ngày 13 là điềm xui xẻo. Ảnh: Tech Times.

Dù niềm tin thứ 6 ngày 13 đem lại xui xẻo có phần mê tín, nhiều người vẫn có tâm lý lo sợ, tránh tiến hành công việc, thương vụ kinh doanh hay đi du lịch vào ngày này. Tại Mỹ, ước tính 17 - 21 triệu người sợ thứ 6 ngày 13, theo một nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát Căng thẳng và Hội chứng North Carolina, theo International Business Times.

Hội chứng sợ thứ 6 ngày 13 tên friggatriskaidekaphobia khá phổ biến. Tên gọi này đến từ Frigga, nữ thần trong thần thoại Bắc Âu, và triskaidekaphobia, có nghĩa là sợ số 13. Tính theo Dương lịch, thứ 6 ngày 13 luôn xuất hiện ít nhất một lần trong năm và có thể lặp lại tới ba lần trong mỗi năm bất kỳ.

Nguồn gốc nỗi sợ hãi quanh thứ 6 ngày 13 chưa được làm rõ. Các nhà khoa học không tìm thấy văn bản viết tay về nỗi sợ thứ 6 ngày 13 trước thế kỷ 19, nhưng những quan niệm mê tín xoay quanh số 13 xuất hiện sớm nhất từ thế kỷ 18 trước Công nguyên.

Trong bộ luật Hammurabi của người Babylon cổ đại ra đời năm 1772 trước Công nguyên, số 13 bị bỏ khỏi danh sách luật. Người phương Tây cũng quan niệm nếu 13 người ăn tối cùng nhau, một người sẽ qua đời trong năm đó. Quan niệm này đến từ sự kiện Bữa tối cuối cùng của Chúa, khi Chúa Jesus ăn tối cùng 12 tông đồ trước khi chết và một câu chuyện thần thoại Bắc Âu, trong đó bữa tối của thần Odin và 11 người bạn thân bị phá hỏng bởi nhân vật thứ 13 là Loki, vị thần đại diện cho tội ác và sự hỗn loạn.

Trên thực tế, số 13 được coi là con số bị nguyền rủa trên khắp thế giới suốt hàng nghìn năm trước và đến tận ngày nay. Nhiều thành phố không đánh số đường 13 hoặc đại lộ 13. Nhiều tòa nhà chọc trời không có tầng 13, các bệnh viện tránh đề tên phòng bằng số 13 và những sân bay không có cửa 13.

Thứ 6 cũng được coi là ngày không may mắn. Một giả thuyết lý giải nguyên nhân là do Chúa Jesus bị hành hình vào thứ 6. Trong nhiều ấn bản ở thế kỷ 17, thứ 6 ngày 13 được xem như ngày xấu để khởi hành, bắt đầu một dự án mới hoặc một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời như cưới hỏi, sinh đẻ.

Phố Wall, khu phố tài chính ở Mỹ, đã hình thành mối lo sợ đối với thứ 6 ngày 13 trong nhiều thập kỷ. Vào ngày 13/10/1989, nơi đây chứng kiến sự tụt giảm lớn thứ hai trong lịch sử của chỉ số công nghiệp Dow Jones.

Các nhà khoa học tiến hành nhiều nghiên cứu để tìm hiểu rủi ro tai nạn vào thứ 6 ngày 13. Theo nghiên cứu của Trung tâm Số liệu Bảo hiểm Hà Lan (CVS) năm 2008, có ít tai nạn, vụ trộm hoặc hỏa hoạn vào thứ 6 ngày 13 hơn những ngày thứ 6 khác.

Trong khoảng thời gian giữa năm 2006 và 2008, CVS phát hiện có trung bình 7.800 ca tử vong do tại nạn vào ngày thứ 6, nhưng con số trung bình vào thứ 6 ngày 13 giảm xuống chỉ còn hơn 7.500 ca. Các nhà nghiên cứu cũng thu được số liệu tương tự khi tìm hiểu về số vụ hỏa hoạn và cướp giật giữa ngày thứ 6 thông thường và thứ 6 ngày 13.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu năm 1993 trên Tạp chí Y khoa Anh, số lượng tai nạn giao thông vào thứ 6 ngày 13 ở Anh lớn hơn đáng kể so với ngày thường và nguy cơ nhập viện vì tai nạn trên đường có thể tăng tới 52%. Nghiên cứu khuyến cáo người dân Anh nên ở nhà trong ngày này.

Theo CNBC, thứ 6 ngày 13 là ngày không có biến động đối với thị trường chứng khoán, mức tăng trung bình chỉ khoảng 0,2% trở xuống. Trung tâm Kiểm soát Căng thẳng và Hội chứng North Carolina cũng báo cáo nền kinh tế Mỹ bị thiệt hại 800 - 900 triệu USD mỗi năm do khách hàng ở nhà hoặc không đi du lịch vào thứ 6 ngày 13.

Theo VNE

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.