Nguy hiểm, nghiền thuốc thành bột để uống!

Khoảng 60% số người cao tuổi gặp rắc rối khi nuốt thuốc. Vì vậy, một số người sử dụng thuốc thường cà nhuyễn viên thuốc, tháo nang thuốc ra nhằm tạo thuận lợi cho việc nuốt thuốc.
Điều này vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của người sử dụng thuốc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tác dụng phụ nguy hại của thuốc mà theo ước tính có đến 75 triệu toa thuốc gây ra tác dụng phụ nguy hại hàng năm.
Theo các chuyên gia y tế, nếu người sử dụng thuốc bị chứng khó nuốt thuốc thì nên chuyển qua những dạng bào chế khác, chẳng hạn như dạng thuốc lỏng, dạng thuốc dán thấm qua da dạng thuốc hít, đặt trực tràng... 
Nghiền thuốc để uống sẽ đưa đến hậu quả nghiêm trọng, có nhiều trường hợp bị tử vong. Nhiều loại viên thuốc được bao viên nhằm điều chỉnh tốc độ giải phóng thuốc vào hệ tuần hoàn máu. Khi thuốc bị nghiền, tốc độ giải phóng thuốc bị thay đổi và vì vậy người sử dụng thuốc dễ bị ngộ độc do quá liều.
Những loại viên thuốc được kê chỉ sử dụng một lần trong ngày thường được bao viên một cách đặc biệt nhằm giúp hoạt chất được đi vào máu một cách từ từ và đều đặn trong vòng 24 giờ đồng hồ. Khi nghiền viên thuốc để uống thì nồng độ thuốc được hấp thu ban đầu rất cao để rồi chẳng có gì cho khoảng thời gian còn lại trong ngày.
  Anh minh họa
Ảnh minh họa.
Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến mà người sử dụng thuốc phải thuốc nằm lòng rằng không bao giờ được nghiền hoặc tháo vỏ nang.
Tamoxifen: thuốc này thường được chỉ định cho những bệnh nhân ung thư nhũ hoa, những người thực hiện việc nghiền thuốc có thể hít phải bụi thuốc. Nếu người nghiền thuốc này  trong lúc mang thai thì cực kỳ nguy hiểm.
Morphine: dùng giảm đau trong những trường hợp đau nghiêm trọng chẳng hạn ung thư. Nếu viên thuốc morphine được nghiền thì bệnh nhân sẽ bị quá liều vì morphine sẽ được hấp thu vào cơ thể một cách cực kỳ nhanh chóng
Nifedipine: đây là một loại dược phẩm dùng để trị đau thắt ngực và trị cao huyết áp. Nếu nghiền thành bột thì người sử dụng thuốc sẽ bị rủi ro đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim, nhẹ hơn một chút thì nhức đầu, xây xẩm.
Ngoài ra, khi gặp các dược phẩm bao gồm viên nén, viên nang  có ghi các chữ cái hoặc các con số như: 12-hour, 24-hour, CC, CD, CR, ER, LA, Retard, SA, Slo-, SR, XL, XR,  XT... thì tuyệt đối không được  nghiền thuốc hoặc tháo vỏ nang để lấy bột mà uống.
Điều quan trọng là bệnh nhân cần nói cho bác sĩ biết rằng mình bị chứng khó nuốt, theo đó bác sĩ sẽ kê những dạng bào chế khác thích hợp hơn.
Theo Sức khỏe và Đời sống

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.