Nguyên liệu tăng, tiền công giảm...

(Baonghean) - Có lợi thế về nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, song những năm gần đây số lao động tham gia làm nghề mây tre đan xuất khẩu ở Nghệ An ngày một giảm, do tiền công lao động thấp không đảm bảo cuộc sống. Thực trạng này đang đẩy các làng nghề mây tre đan trước nguy cơ mai một…
Không còn bận rộn với vụ mùa nhưng gần hai tháng nay ngôi nhà của ông Doãn Hồng Sâm (thôn Thái Lộc, xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc) - người được xem là một “nghệ nhân”,  “cây đa cây đề” trong nghề mây tre đan của xã vẫn yên ắng, khác hẳn với không khí làm nghề sôi động như trước kia. Ông Sâm, rỗi việc đi ra, đi vào. Hỏi ông vì sao lại “bỏ nghề”, ông cười: Có bỏ đâu cô nhưng nghỉ ngơi đã, tuổi già rồi, làm ngày được vài chục ngàn, không ăn thua.
Nghề mây tre  đan ở Nghi Thái có từ hàng trăm năm nay. Ngay như  bản thân ông Sâm, người có trên 50 năm gắn bó với nghề  cũng không biết nghề có từ bao giờ, chỉ biết ngày ông mới lớn lên đã thấy bố mẹ, ông bà gắn bó với nghề này. Nghi Thái cũng là địa phương có số lượng người tham gia làm nghề đông nhất  tỉnh hiện nay, với gần 1.500 lao động, chiếm 1/3 lao động toàn xã, có 10 làng nghề và 1 làng có nghề. Ông Sâm và nhiều người dân Nghi Thái cũng tự hào rằng, dù chưa có một “thương hiệu” riêng, nhưng nhiều mẫu mã của Nghệ An xuất khẩu sang thị trường nước ngoài là do bàn tay của những người thợ tài hoa trong xã sáng tạo.
Với những ưu thế đó, Nghi Thái từng được tỉnh chọn làm thí điểm để xây dựng “xã nghề”. Thế nhưng, đã qua nhiều năm địa phương này vẫn chưa được công nhận. Vài năm trở lại đây, số lao động tham gia làng nghề ngày một giảm dần và các làng nghề chỉ tồn tại ở một số hộ. Từ năm 2009 trở về trước, mỗi năm Nghi Thái có từ  1500 – 2000 lao động tham gia làm nghề nhưng nay chỉ còn 813 lao động (giảm một nửa). Nói về nguyên nhân, ông Doãn Hồng Sâm không dấu được tiếng thở dài: “Giá rẻ quá. Bà con chúng tôi ai cũng muốn giữ nghề, muốn ở nhà để được làm nghề nhưng không sống được. Hiện giờ giá nguyên liệu thì tăng quá cao, trong khi  giá nhân công lại thấp, ngồi còng lưng cả ngày cả đêm không bằng một nửa thu nhập của  một người đi phụ hồ”.
Người lao động sản xuất mây tre đan xuất khẩu tại HTX Thắng Lợi (Yên Thành).
Người lao động sản xuất mây tre đan xuất khẩu tại HTX Thắng Lợi (Yên Thành).
Tìm hiểu được biết, lâu nay bà con ở Nghi Thái sản xuất hàng mây tre đan xuất khẩu cho một vài doanh nghiệp mây tre đan trên địa bàn tỉnh. Gọi là sản xuất rồi tính tiền công nhưng thực chất là người dân mua nguyên liệu trực tiếp từ các doanh nghiệp rồi làm sản phẩm cho họ. Lời lãi được tính bằng giá sản phẩm trừ đi giá nguyên liệu do doanh nghiệp  đề ra. Tuy chỉ xác định lấy công làm lãi nhưng bà con không khỏi chạnh lòng khi từ năm 2009 đến nay giá nguyên liệu thì cao gấp hai lần, trong khi đó giá ngày công thì hầu như không tăng lên là mấy: “Như một cái chao đèn, năm 2009, giá tiền công một cái là 42.000 đồng, giá nguyên liệu chỉ 17.000 đồng/yến. Nay tiền công được tăng lên 45.000 đồng nhưng giá lùng lại tăng lên 50.000 đồng. Như vậy, nếu có làm chăm chỉ, người lành nghề như tôi  cũng chỉ được khoảng 1 – 1,5 triệu đồng/tháng, chưa được 50.000 đồng/ngày” – ông Sâm tính toán. 
Nói về nghề mây tre đan xuất khẩu hiện nay, ông Trương Xuân Tứ, Phó Chủ tịch xã Nghi Thái cũng không dấu được sự lo lắng: Nếu không tăng được giá trị sản phẩm hoặc nếu các doanh nghiệp không thay đổi hình thức thu mua sản phẩm thì xã cũng khó vận động bà con trở lại với nghề được nữa… Một điều cũng đáng phải suy nghĩ là mặc dù số lao động làm nghề mây tre đan xuất khẩu chiếm đến 1/3 lao động trong xã nhưng giá trị  kinh tế chỉ đạt 11 tỷ đồng, gần bằng 10% tổng thu nhập của Nghi Thái.
Tình trạng người dân không mặn mà với nghề mây tre đan xuất khẩu cũng là tình trạng chung của nhiều làng nghề trong tỉnh. Như ở Làng nghề  Thiện Tiến (xã Hồng Thành, huyện Yên Thành),  mặc dù  xóm mới  được công nhận làng nghề vào tháng 4 năm ngoái, nhưng sau 1 năm số hộ tham gia làng nghề đã giảm từ 76 hộ xuống còn khoảng 20 hộ. Nguyên nhân, theo ông Nguyễn Công Đường, Phó Chủ tịch UBND xã đưa ra 3 lý do “Nguyên liệu không có, giá cao, giá thành thấp và sản phẩm làm xong lâu được trả tiền”. Tìm hiểu ở HTX Thắng Lợi (đóng tại xã Thọ Thành, huyện Yên Thành), đơn vị bao tiêu sản phẩm chính cho xã Hồng Thành và gần 10 xã khác ở hai huyện Yên Thành và Diễn Châu, ông Tăng Tiến Huỳnh - Chủ nhiệm HTX cũng thừa nhận: So với năm 2012, số lượng đơn đặt hàng mây tre đan xuất khẩu của HTX đã giảm gần một nửa. Như năm ngoái, thời điểm này, đơn hàng của HTX là khoảng 4 tỷ đồng, nhưng nay chỉ còn 2 tỷ đồng. Vì đơn đặt hàng ít, nhỏ giọt nên chỉ có người trong HTX mới có việc làm thường xuyên. Những xã khác, do nguồn hàng không đều nên người dân  bỏ nghề đi tìm việc khác. 
Đứng trước thực trạng người lao động bỏ nghề mây tre đan xuất khẩu ngày một nhiều, bản thân các doanh nghiệp, các HTX cũng nhiều phen điêu đứng vì lo không đủ lao động để hoàn thành các đơn đặt hàng. Tại Công ty TNHH Đức Phong, ông Thái Đại Phong, Giám đốc công ty cho biết: Dù bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhưng đơn đặt hàng của doanh nghiệp vẫn khá đều. Khó nhất hiện nay là không tìm đủ lực lượng lao động, thậm chí nhiều nơi, công ty đã đến tận địa phương đào tạo nghề, cung ứng nguyên liệu, máy móc, nhưng chỉ làm được một thời gian ngắn, người dân lại bỏ.
Trong các nguyên nhân đưa ra, ông Phong có thừa nhận vấn đề “giá thành thấp, tăng chậm” bởi đơn đặt hàng là ký hợp đồng từ trước còn giá nguyên liệu thì bấp bênh và phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung ứng. Tuy vậy, ông Phong cũng cho rằng, ngày công thấp là vì người dân vẫn còn nặng lối làm việc theo kiểu thủ công, ngại cải tiến, ngại chuyển đổi. Những sản phẩm tinh xảo, có chất lượng  ít. 
Vì tình trạng này kéo dài, nên Công ty TNHH Đức Phong rất khó khăn “mỗi một lần có đơn hàng mới là chúng tôi phải đi đào tạo lại. Doanh nghiệp “sống” được cũng là nhờ các đơn hàng dài hạn “lấy chỗ này lấp chỗ kia”. Ngay tại HTX Thắng Lợi, cũng nhiều lần “khốn khổ” với kiểu làm ăn thiếu tính chuyên nghiệp của lao động ở các làng nghề hiện nay. Điển hình như trong năm nay, đúng vào mùa thu hoạch, HTX cùng một lúc nhận được nhiều đơn đặt hàng nhưng đơn vị không dám nhận vì thời điểm đó lao động lo đi làm mùa, thiếu nhân lực. Khi xong vụ, người dân kêu không có việc thì doanh nghiệp cũng đành lắc đầu bởi cơ hội đã trao cho các đơn vị khác ở tỉnh bạn – ông Huỳnh ngán ngẩm.
Do gặp nhiều khó khăn trong nhân lực nên giữa các doanh nghiệp kinh doanh nghề mây tre đan xuất khẩu trên địa bàn tỉnh ta có một cuộc tranh giành “mạng lưới” ngầm và nhiều đơn vị đã tự giải thể hoặc chỉ còn hoạt động thoi thóp. Bản thân người dân thì cho rằng “khó có một cuộc cách mạng về giá thành sản phẩm” khi mà các doanh nghiệp hiện nay chưa có được các đơn hàng trực tiếp mà chủ yếu vẫn chỉ là khâu trung gian bao tiêu sản phẩm. “Tôi đã từng đi “tái chế” một lô hàng do ta sản xuất ở Hải Phòng. Ra đấy mới biết giá từ người sản xuất - qua khâu tiêu thụ - đến người mua hàng chênh lệch quá nhiều, gấp 3 đến 5 lần” - ông Doãn Hồng Sâm cho biết. 
Nếu thực trạng này vẫn còn tiếp diễn và không có giải pháp kịp thời thì nghề mây tre đan xuất khẩu của Nghệ An sẽ dần mất vị thế và nguy cơ mai một làng nghề rất có thể sẽ xảy ra. Ông Nguyễn Văn Hùng - nguyên Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh cho rằng: Nghề mây tre đan xuất khẩu là một nghề có nhiều đặc thù. Thế nên, bên cạnh việc tìm kiếm các đơn hàng thì các doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm, chăm sóc đến quyền lợi của người lao động. Song song với đó, cần phải tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất theo hướng tập trung, chuyên môn hoá theo mô hình xã nghề, vùng nghề. Khuyến khích thành lập và có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã có khả năng  làm “bà đỡ” cho làng nghề, xây dựng nhiều doanh nghiệp đủ mạnh để xuất khẩu trực tiếp, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Để chủ động trong khâu nguyên liệu, cần xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu cho từng địa phương, từng sản phẩm làng nghề bao gồm cả khai thác, cung ứng và trồng mới. Thực hiện xã hội hoá công tác đào tạo nghề  và đa dạng hoá các loại hình đào tạo nhằm tạo cơ hội cho lao động nông thôn được học nghề, đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp, cơ sở tiểu thủ công nghiệp. Đối với các doanh nghiệp, tỉnh cũng khuyến khích các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới nhằm tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động và bảo vệ môi trường…
Bài, ảnh: Mỹ Hà 

tin mới

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

(Baonghean.vn) -Ngày mai (22/4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC, nhằm góp phần hạ nhiệt giá vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Trước thông tin này, thị trường vàng Nghệ An trong những ngày qua khá trầm lắng, giao dịch giảm hẳn…

Dây điện chằng chịt

Dây điện chằng chịt tại vựa rau lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Huyện Quỳnh Lưu được xem là thủ phủ rau màu của tỉnh Nghệ An. Mặc dù vậy, hiện nay, việc canh tác rau nơi đây vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một trong số đó là hệ thống điện phục vụ sản xuất rau mất an toàn, đấu nối chằng chịt, tiềm ẩn nguy hiểm trong mùa nắng nóng, mưa bão.

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

(Baonghean.vn) - Trong khuôn khổ “Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam” (từ ngày 15-21/4/2024), Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 với chủ đề “Nâng tầm những giá trị cốt lõi”. 

Giá vàng

Vàng trong nước giảm nhẹ; Tỷ giá Yen Nhật bật tăng

(Baonghean.vn) - Giá vàng trong nước giảm nhẹ, vàng thế giới tăng dữ dội; Tỷ giá Yen Nhật bất ngờ bật tăng; Xăng dầu tiếp đà tăng giá; Cà phê giảm nhẹ, vẫn đang ở mức trên 122.000 đồng/kg, là những thông tin thị trường cập nhật trong sáng 20/4.

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

(Baonghean.vn)- Những ngày tháng 4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương vui mừng chào đón sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi dịp này, xã Thanh Tùng được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.