Nguyên nhân Ấn Độ thẳng tay loại bỏ siêu tên lửa Spike

Đan Nguyên 01/02/2018 10:36

Theo The Indian Express, Bộ Quốc phòng Ấn Độ vừa có quyết định bất ngờ khi hủy bỏ thương vụ tên lửa chống tăng tầm xa Spike NLOS với Israel.

Nguyên nhân Ấn Độ thẳng tay loại bỏ siêu tên lửa Spike

Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết trong một thông báo, cơ quan này vừa quyết định hủy bỏ hoàn toàn thương vụ tên lửa chống tăng tầm xa Spike NLOS với nhà sản xuất Israel. Nguyên nhân dẫn đến quyết định này được Ấn Độ lý giải là ưu tiên sản phẩm tương tự trong nước sản xuất.

Mặc dù quyết định đã được Ấn Độ đưa ra nhưng hiện tại Israel vẫn chưa có phát ngôn chính thức nào về sự đổ vỡ của bản hợp đồng gồm ít nhất 8000 tên lửa Spike và hơn 300 bệ phóng theo một thỏa thuận trị giá 525 triệu USD. Bản hợp đồng được ký kết hồi năm 2014.

Tên lửa chống tăng Spike là hệ thống tên lửa điện quang đa năng, đa dụng, có thể ứng dụng trên nhiều phương tiện tác chiến khác nhau (trên bộ, trên không, trên biển). Nó được hãng Quốc phòng tiên tiến Rafael của Israel chế tạo.

Tên lửa loại này có bán kính hoạt động 25 km, trọng lượng 71 kg, rất nhẹ mà giá thành lại rẻ cả trong bảo dưỡng lẫn khai thác sử dụng. Spike có thể mang nhiều loại đầu đạn khác nhau: nổ phá mảnh, xuyên phá, thông minh, đa năng…

Nó có thể tích hợp với hệ thống dẫn đường vệ tinh hoặc máy bay không người lái, có hệ thống định vị mục tiêu riêng kết hợp điều khiển từ xa. Với những tính năng này, Spike của Israel đã đánh bại đối thủ cùng loại Javelin của Mỹ, do công ty Quốc phòng Lockheed Martin Corp và Raytheon Co Mỹ phát triển.

Vậy nguyên nhân đổ vỡ hợp đồng có thực sự do New Delhi ưu tiên sản phẩm trong nước hay có lý do nào nào khác?

Trang Jerusalem Post đã có những phân tích để tìm ra nguyên nhân thật của sự đổ vỡ này. Việc Ấn Độ tuyên bố hủy bỏ hợp đồng tên lửa Spike nhiều khả năng có liên quan đến chất lượng và hiệu quả của vũ khí này – vấn đề cũng đã được Hàn Quốc phàn nàn rất nhiều lần sau khi mua và đưa Spike vào trang bị.

Nguồn tin này cho biết, nhược điểm đầu tiên là vấn đề về tính năng của hệ thống phóng. Trên mỗi tổ hợp có 4 bệ phóng, thế nhưng khi tên lửa đầu tiên chưa bắn trúng mục tiêu thì tên lửa thứ hai không thể phóng bởi vì tên lửa phải được điều khiển một cách riêng biệt.

Một tên lửa Spike của Hàn Quốc khai hỏa.
Một tên lửa Spike của Hàn Quốc khai hỏa.

Với cách tấn công của Spike và khi phải đối diện với cuộc tấn công dồn dập, tốc độ cao thì điều này là không thể chấp nhận. Cho dù cùng lúc những hệ thống này có thể cùng phóng tên lửa, nhưng sau đó phải đợi những quả tên lửa bay trúng đích mới phóng loạt tên lửa tiếp theo. Theo các chuyên gia, điều này là không đủ để chống lại các cuộc tấn công với hỏa lực mạnh và cường độ cao của đối phương.

Khiếm khuyết cơ bản thứ hai của các tên lửa của Israel là không thích ứng để thực hiện các cuộc tấn công trong điều kiện tự nhiên có sương mù. Tại đây, hiệu quả chiến đấu của các tên lửa giảm đi đáng kể.

Trong khu vực địa hình đồi núi trên tuyên biến giới Ấn Độ giáp với Trung Quốc và Pakistan thường xuyên xuất hiện sương mù. Trong điều kiện như vậy, tên lửa Spike sẽ vô cùng khó khăn để dập tắt các cuộc tấn công từ lực lượng của đối phương, được bố trí trong các hang động của núi đá.

Sau khi phát hiện hàng loạt nhược điểm trên Spike, nhà sản xuất đã tiến hành sửa đổi cải tiến một số hệ thống. Tuy nhiên, trong các cuộc thực nghiệm được thực hiện sau đó cho thấy, chỉ khoảng 50% tên lửa đánh trúng mục tiêu trong điều kiện đồi núi và có sương mù.

Theo baodatviet.vn
Copy Link

Mới nhất

x
Nguyên nhân Ấn Độ thẳng tay loại bỏ siêu tên lửa Spike
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO