Nguyên nhân mới có thể làm tăng căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung

Theo các nguồn tin quân sự của Đài Loan, báo South China Morning Post (Hong Kong) cho biết rằng, kể từ năm 2018 các cuộc gặp thường kỳ của đại diện ngành công nghiệp quốc phòng của Đài Loan và Mỹ sẽ được tổ chức luân phiên ở Hoa Kỳ và Đài Loan.
Quân nhân Đài Loan
Quân nhân Đài Loan
Số lượng cuộc gặp cũng tăng lên - như dự kiến những cuộc gặp như vậy sẽ được tổ chức hai lần một năm. Quyết định này có thể ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ Trung-Mỹ và tình hình trong khu vực? Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông Andrei Karneev, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Châu Á và Châu Phi, bình luận về nội dung này.

Trong 16 năm qua, các hội nghị thường niên về những vấn đề quan trọng nhất trong sự hợp tác quân sự Mỹ-Đài Loan đã tiến hành chỉ riêng trên địa bàn nước Mỹ. Họ đã làm như vậy để không gây ra sự tức giận của Trung Quốc. Nếu lịch làm việc mới sẽ được thông qua, điều đó có thể ảnh hưởng đến quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan và quan hệ Trung-Mỹ. Bắc Kinh có thể phản ứng gay gắt với những thay đổi về thứ tự và nơi tổ chức các cuộc gặp, coi đó là một hành động can thiệp thô bạo vào chính sách "một Trung Quốc" và là một dấu hiệu về việc củng cố sự hợp tác quốc phòng giữa Đài Loan và Mỹ.

Rõ ràng, Đài Bắc và Washington sẽ cố gắng giảm bớt tác động tiêu cực có thể có của những thay đổi này. Có lẽ, họ sẽ nhấn mạnh rằng, nơi tổ chức các cuộc gặp - Đài Loan hoặc Mỹ- không phải là vấn đề quan trọng nhất và không có liên quan đến bản chất hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng.

Tuy nhiên, trong khi mối quan hệ giữa Bắc Kinh và chính quyền Đài Loan trở nên khá lạnh nhạt, bất kỳ tín hiệu thậm chí nhỏ nhất về việc phát triển mối quan hệ quân sự Mỹ-Đài Loan đều gây ra sự lo ngại của ban lãnh đạo Trung Quốc.

Đến nay, chính quyền Trump đã chấp thuận bán một gói thiết bị quân sự cho Đài Loan. Tính tổng cộng, phía Hoa Kỳ dự định ký kết 7 hợp đồng với tổng trị giá khoảng 1,4 tỷ USD. Mỹ sẽ cung cấp cho người mua radar cảnh báo sớm đòn tấn công tên lửa, tên lửa đánh chặn, ngư lôi và các thành phần cho tên lửa điều khiển. Lô vũ khí này không sánh được với các hợp đồng lớn mà ông Barack Obama đã công bố vào đầu nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên. Khi đó, chỉ riêng một hợp đồng về hiện đại hóa hệ thống điện tử trên các máy bay chiến đấu F-16 của Đài Loan có trị giá 5,3 tỷ USD. Chính quyền Obama cũng đã quyết định cung cấp cho Đài Loan 60 máy bay trực thăng đa năng UH-60M Black Hawk với tổng giá trị lên tới 3,1 tỷ USD và 114 tổ hợp phòng thủ tên lửa tối tân Patriot PAC-3 (tổng trị giá 2,8 tỷ USD).

Tuy nhiên, thậm chí nếu chính quyền Hoa Kỳ cung cấp vũ khí cho Đài Loan với khối lượng nhỏ hơn đáng kể, điều đó vẫn mang tính biểu tượng quan trọng. Với những nỗ lực này Mỹ phát tín hiệu không chỉ cho Bắc Kinh và Đài Bắc, mà còn cho các đồng minh của Mỹ trong khu vực. Trong bối cảnh tình hình ở Biển Đông trở nên căng thẳng hơn, Mỹ chú trọng hơn nữa việc duy trì chính sách với Đài Loan. Bằng cách này Hoa Kỳ gửi một tín hiệu quan trọng cho các đồng minh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong khi những nghi ngờ về khả năng của Mỹ đảm bảo an ninh khu vực ngày càng gia tăng, Washington phải thuyết phục các đồng minh rằng "Mỹ không bỏ rơi những người bạn của mình". Và Đài Loan với các mối quan hệ quân sự lâu đời với Hoa Kỳ là một ví dụ tốt. Trong ngắn hạn, Mỹ sẽ tiếp tục đóng vai trò người đảm bảo an ninh cho Đài Loan. Trong khi khả năng của Hoa Kỳ kiềm chế Trung Quốc đang giảm dần, họ tìm cách nhấn mạnh vai trò của Mỹ trong việc đáp ứng các nhu cầu quân sự của Đài Loan.

tin mới

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.