Nhà cách mạng Siêu Hải: Dâng trọn thanh xuân cho cách mạng

(Baonghean) - Có một con đường thành Vinh, khoác lên mình vẻ tĩnh lặng và còn thấp thoáng đôi nét quê kiểng của nhịp sống cư dân ven đô, mang cái tên khá lạ với nhiều người, ngay cả với cư dân nơi đây: Đường Siêu Hải. Siêu Hải là một trong những chiến sỹ cộng sản nổi tiếng trong thập niên 30 của thế kỷ XX. Vĩnh viễn nằm xuống khi tuổi đời chỉ vừa 24, nhưng cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chiến sỹ trẻ ấy đã viết nên những trang sử vàng đẹp nhất…

Siêu Hải là ai?

Năm 1938, hiểm họa phát xít Nhật bành trướng thế lực và mở rộng chiến tranh, trên toàn quốc nổi lên phong trào đòi “phòng thủ Đông Dương” và phong trào “Ủng hộ nhân dân Trung Hoa kháng Nhật”. Giữa bối cảnh ấy, một ngày tháng 7/1938, những người yêu nước, phản đối phát xít - thực dân và cả bộ máy chính quyền thực dân Pháp rúng động trước một cuốn sách với nhan đề “Họa chiến tranh với vấn đề phòng thủ Đông Dương”. Ngôn từ sắc bén, lý luận thuyết phục, cuốn sách lần lượt phân tích những luận điểm nhằm làm sáng tỏ chủ trương đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông Dương và hướng dẫn quần chúng hoạt động theo phương hướng của Đảng đã vạch ra. 

Chân dung đồng chí Siêu Hải-Ảnh Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh
Ảnh: Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh

Cuốn sách do nhà Xuất bản Tiến bộ Vinh xuất bản, tên tác giả được in trên bìa sách là Siêu Hải. Một tháng sau khi phát hành, Sở Mật thám Pháp ở Vinh mới tìm được cuốn sách trên. Tức giận trước những luận điểm được nêu trong cuốn sách, Chánh mật thám Pháp Humbert ra lệnh huy động tổng lực để lùng sục, tìm kiếm danh tính của tác giả Siêu Hải. Suốt thời gian dài, Sở Mật thám Pháp đau đầu với câu hỏi: Siêu Hải là ai?

Không ai khác, Siêu Hải hóa ra lại chính là một gương mặt quen thuộc với bộ máy cai trị thực dân Pháp ở Vinh. Hồ sơ mật thám Pháp còn lưu lại những tư liệu về người này: tên là Nguyễn Nhật Tân, sinh năm 1915, quê quán ở làng Yên Thọ, tổng Phù Long (nay là xã Long Xá, huyện Hưng Nguyên); cũng có thông tin cho rằng tên khai sinh của ông là Nguyễn Đình Hoành. Mồ côi mẹ từ năm lên 3 tuổi, mồ côi cha năm lên 11 tuổi, Siêu Hải lớn lên trong sự chăm sóc của bà ngoại.

May mắn hơn một số bạn cùng trang lứa, Siêu Hải được đi học ở Trường Quốc học Vinh và học rất giỏi. Có điều kiện học tập và tiếp xúc với sách báo tiến bộ, thường xuyên trò chuyện với những người yêu nước, nhà cách mạng tên tuổi, trong tâm trí cậu học sinh ấy sớm ngời lên niềm tin về con đường cách mạng tươi sáng, thoát khỏi ách áp bức của thực dân - phong kiến. Những năm tháng niên thiếu của Siêu Hải gắn liền với nhiều hoạt động trong phong trào học sinh Vinh - Bến Thủy. Năm 1929, ông bị đuổi học sau cuộc bãi khóa của học sinh Trường Quốc học Vinh. Năm ấy, Siêu Hải đang học dở lớp đệ tam niên.

Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh - nơi lưu giữ nhiều hiện vật, tài liệu về các chiến sỹ cách mạng bị tù đày trong Nhà lao Vinh. Ảnh: Nhật Lệ
Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh - nơi lưu giữ nhiều hiện vật, tài liệu về các chiến sỹ cách mạng bị tù đày trong Nhà lao Vinh. Ảnh: Nhật Lệ

Thân sinh Siêu Hải là Nguyễn Đình Lộc - một thầy đồ nghèo, tính khí cương trực. Ông thường xuyên được tiếp xúc với các nhà yêu nước nổi tiếng như Phan Bội Châu, Đặng Thái Thân, Giải Huân, Cố Lụa... tại nhà mình. Ông có mặt trong Hội Duy Tân và đã nhiều lần cùng ông Vương Thúc Oánh đưa thanh niên qua Trại Cày do Đặng Thúc Hứa lập nên tại Xiêm. Ông bị bệnh và mất dọc đường trong một chuyến đưa người đi xuất dương.

3 lần vào chốn lao tù thực dân

Trong quá trình tìm hiểu tư liệu cho bài viết, chúng tôi được tiếp cận nhiều tư liệu về Siêu Hải tại Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh. Trong đó, đáng quý nhất là bút tích gốc về thân thế, sự nghiệp của ông. Theo đó, sau khi bị đuổi học tại Trường Quốc học Vinh, Siêu Hải trở về quê nhà sống chan hòa với dân làng, vừa dạy học tư, vừa liên lạc với tổ chức Đảng ở địa phương. Ông được phân công phụ trách công tác ấn loát của Phủ ủy Hưng Nguyên. Bí danh của Siêu Hải lúc ấy là Trinh.

Tháng 9/1930, phong trào đấu tranh cách mạng ở Nghệ Tĩnh phát triển lên đỉnh cao. Tiếp theo các cuộc biểu tình với quy mô lớn, có trang bị vũ khí thô sơ ở huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Can Lộc... Ngày 12/9/1930, cuộc biểu tình Hưng Nguyên bùng nổ. Tuy mới 15 tuổi nhưng Siêu Hải đã hăng hái tham gia cuộc biểu tình lịch sử này.

Cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1930 - 1931 (Tranh vẽ)
Cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1930 - 1931 (Tranh vẽ)

Đế quốc Pháp đã dội bom vào quần chúng làm nhiều người chết và bị thương. Sau đó, chúng bủa vây, lùng bắt cán bộ, đảng viên. Siêu Hải tạt vào nhà cạnh đường, nhưng chúng phát hiện được và bắt trói anh, giải về Nhà lao Vinh. Khi Nhà lao Vinh đã chật ních tù chính trị, thực dân Pháp lại chuyển Siêu Hải vào Nhà lao Quảng Trị. Ngót 1 năm giam cầm Siêu Hải, chúng cũng không đủ bằng chứng để kết án anh, chúng phải tha người thiếu niên dũng cảm ấy.

Được trả tự do, ông tìm cách liên lạc lại với tổ chức để hoạt động cách mạng tại Vinh trong bối cảnh thực dân Pháp thực hiện chính sách “khủng bố trắng” đã làm tan vỡ nhiều cơ sở Đảng. Theo tài liệu của Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, đầu năm 1932, Siêu Hải cùng một số đồng chí khác thành lập lại Khu ủy Vinh. Tuy nhiên, khi đang được tổ chức giao nhiệm vụ kết nối với một đồng chí khác để góp phần xây dựng lại Xứ ủy Trung Kỳ thì Siêu Hải bị thực dân Pháp bắt lần thứ hai. Chỉ mới 17 tuổi, trước những lời dụ dỗ và đòn tra tấn dã man của kẻ thù, Siêu Hải vẫn giữ vững khí tiết cách mạng. Sau đó, người chiến sỹ cách mạng trẻ ấy bị thực dân Pháp kết án 13 năm tù và giam tại đồn Triệu Dương - một nơi hẻo lánh, rừng thiêng nước độc ở huyện Anh Sơn.

Tài liệu về thân thế và sự nghiệp đồng chí Siêu Hải được lưu giữ tại Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Tài liệu về thân thế và sự nghiệp đồng chí Siêu Hải được lưu giữ tại Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Ở tù 4 năm, đến năm 1936, ông mới được phóng thích khi Mặt trận Bình dân lên nắm quyền ở Pháp và phong trào đấu tranh đòi thả tù chính trị thời điểm đó cũng bùng nổ khắp cả nước. Trở về từ nơi rừng thiêng, nước độc, trải qua bao trận đòn thù và chế độ sinh hoạt khắc nghiệt, sức khỏe ngày càng giảm sút nhưng không quật ngã được ý chí cách mạng của Siêu Hải. Cùng với đồng chí, đồng bào, ông tiếp tục hòa mình vào phong trào Mặt trận Dân chủ ở Vinh - Bến Thủy. Và như đã đề cập ở trên, sau khi viết cuốn “Họa chiến tranh với vấn đề phòng thủ Đông Dương”, Chánh mật thám Pháp lại bắt giữ và khép ông vào 3 tội: làm rối trị an, viết báo chống chính phủ và có nhiều hành động phá hoại khác.

Tuy nhiên sau đó, Công sứ Pháp Marty đã phải chỉ đạo Chánh mật thám Humbert thả Siêu Hải trước phong trào phản đối mạnh mẽ của cư dân Vinh - Bến Thủy. Ấy nhưng, những di chứng qua bao lần lao tù đã khiến người chiến sỹ trẻ ấy không gắng gượng được nữa. Siêu Hải qua đời khi mới 24 tuổi, để lại bao nỗi tiếc thương cho đồng chí, đồng bào...

Sách Nhà lao Vinh do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An phát hành còn ghi lại: Ngày 27/8/1939, tại Vinh có một đám tang lớn chưa từng có. Đó là đám tang đồng chí Siêu Hải - một chiến sỹ cộng sản trẻ tuổi nổi tiếng. Hàng ngàn người dân địa phương cùng đại biểu quần chúng các phủ huyện hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã về dự đám tang Siêu Hải. Đám tang này đồng thời là một cuộc biểu dương lực lượng công nhân, nông dân, trí thức, dân nghèo thành thị Vinh - Bến Thủy và các vùng lân cận. Ngày nay, để tưởng nhớ ông, tại TP. Vinh có một con đường mang tên Siêu Hải, tại phường Cửa Nam.

tin mới

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

(Baonghean.vn) - Lễ hội Đền Cờn năm 2024 có nhiều hoạt động, trò chơi dân gian, nhưng đặc sắc nhất là tục chạy ói với màn rước kiệu, tung kiệu bay trên biển. Tục chạy ói thường được tổ chức vào sáng ngày 21 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, là nghi lễ quan trọng với ngư dân vùng biển.

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

(Baonghean.vn) - Nằm ở ngã ba sông, nơi hợp lưu của dòng Nậm Nơn và Nậm Mộ để hình thành nên dòng sông Cả kỳ vĩ bồi đắp cho vùng hạ du, đền Vạn - Cửa Rào được xem là ngôi đền linh thiêng nhất miền Tây xứ Nghệ. Sáng 1/3 (20 tháng Giêng), người dân muôn phương đã nô nức dự Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào.

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

(Baonghean.vn) - Hang Bua là thắng cảnh tự nhiên nằm trong dãy núi đá vôi “Phà Én” thuộc xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, cách thành phố Vinh 170km về phía Tây Bắc. Lễ hội Hang Bua là một trong những lễ hội lớn nhất của đồng bào các dân tộc của huyện nói riêng và vùng Tây Bắc Nghệ An nói chung.

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

(Baonghean.vn) - Gìn giữ và nuôi dưỡng tình yêu văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ là việc được các cấp ngành cùng đồng bào vùng Tây Bắc Nghệ An chú trọng. Ở làng Mo Mới, xã Nghĩa Xuân (Quỳ Hợp), bà con dân tộc Thổ tích cực sưu tầm, trao truyền những làn điệu dân ca, dân vũ cho thế hệ trẻ.

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

(Baonghean.vn) - Là thế hệ thứ 3 trong gia đình người Mông gắn bó với nghề rèn truyền thống, ông Và Tông Dê (Tương Dương) ngày ngày thổi lửa làm ra không biết bao nhiêu dụng cụ lao động cho bà con. Lò rèn không chỉ nuôi sống gia đình ông mà còn là nơi lưu giữ nghề truyền thống của đồng bào Mông.

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

(Baonghean.vn) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, lên các bản làng vùng cao, đặc biệt là đến các bản có đồng bào Mông sinh sống, nhiều khách du lịch rất ấn tượng bởi sắc màu trên những bộ trang phục của người phụ nữ, dường như thấy được sắc Xuân trong đó...

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu), người dân nơi đây vẫn lưu giữ một bộ trang phục của người Thái cổ. Với những họa tiết, hoa văn được thêu một cách tỉ mỉ, kỳ công, bộ trang phục sau hơn 100 năm vẫn giữ được vẹn nguyên giá trị vốn có.

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

(Baonghean.vn) - Qua một thời gian dài khai thác tận diệt, nguồn cá mát dần cạn kiệt. Trước thực trạng đó, năm 2023, chính quyền xã Diên Lãm (Quỳ Châu) đã ban hành đề án “Bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá mát Nặm Cướm”…

Ngõ phố thắm tình dân

Ngõ phố thắm tình dân

(Baonghean.vn) - Các ngõ phố được trang hoàng sạch, đẹp để đón Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024. Rất nhiều công trình, phần việc in dấu tình đoàn kết của các hộ dân. Điều đó càng tô thắm thêm tình dân trên mỗi ngõ phố ở thành Vinh. 

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

(Baonghean.vn) - Mắc chứng teo cơ tủy sống từ nhỏ, chị Nguyễn Thị Vân (SN 1986), quê Nghi Lộc, được biết đến là một nhân vật có tầm ảnh hưởng tới xã hội, nhất là trong cộng đồng người khuyết tật. Trò chuyện với phóng viên Báo Nghệ An, chị tự hào nhận mình có những “cá tính” đặc trưng rất Nghệ.

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - "Tớ dày" là cách gọi của đồng bào Mông về loài hoa anh đào. Những ngày này các bản làng ở xã Mường Típ, huyện rẻo cao Kỳ Sơn rực sắc "tớ dày". Bất cứ ai cũng trở nên bồi hồi xao xuyến trước loài hoa tuyệt đẹp này.

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

(Baonghean.vn) - Gắn bó với nghề đan lưới lồng bè, những người làm nghề ở Trung Sơn (xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc) luôn trăn trở nâng cao tay nghề. Mỗi đường đan, nút thắt là cả sự tỉ mẩn gửi vào đó sự bền chắc của sản phẩm, giúp người nuôi trồng thuỷ sản thêm bội thu…

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu có một phòng trưng bày rất đặc biệt mang tên Pỉ Noọng. Đây là không gian trưng bày vật dụng truyền thống của các dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Dao, Tày… do bà Sầm Thị Bích dày công sưu tầm từ những năm 1990 cho đến nay.

Du lịch

Khát vọng phát triển du lịch miền Tây

(Baonghean.vn) - Miền Tây Nghệ An tiếp tục được quan tâm định hướng phát triển du lịch với các chương trình, dự án nhằm mang lại thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân theo tinh thần Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Xem người Mông Nghệ An làm bánh đặc sản 'lua dúa'

Xem người Mông Nghệ An làm bánh đặc sản 'lua dúa'

(Baonghean.vn) - Ngày Tết càng đến gần cũng là dịp người Mông ở Nghệ An bắt đầu vào mùa làm bánh "lua dúa". Những chiếc bánh dẻo của cộng đồng này chủ yếu dùng để ăn trong gia đình và cũng là vật phẩm không thể thiếu trong lễ cúng của một số dòng họ.