Nhà máy nước Hòa Sơn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu nước sạch cho người dân Đô Lương

(Baonghean.vn) - Nhà máy nước sạch xã Hòa Sơn, Đô Lương do Công ty CP Tư vấn đầu tư và Công nghệ môi trường HQ đầu tư, đến thời điểm này đã nghiệm thu, hoàn thành 100% giai đoạn I, sẵn sàng đi vào hoạt động, cấp nước sạch cho người dân 14 xã thuộc huyện Đô Lương.
Lâu nay địa bàn huyện Đô Lương nhiều nơi rất “khát” nước sạch, đa số người dân phải sử dụng nước mưa, nước sông, nước giếng khoan để sinh hoạt chưa đảm bảo vệ sinh môi trường. Chưa kể tại một số giếng khoan bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, nguồn nước từ ruộng đồng vào giếng bị thẩm thấu thuốc trừ sâu; vào mùa khô tại nhiều vùng của Đô Lương thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. 
Trước thực trạng đó, huyện Đô Lương đã kêu gọi Công ty CP Tư vấn đầu tư và Công nghệ môi trường HQ đầu tư dự án nước sạch cấp cho một số xã vùng nông thôn của huyện. Dự án đã được UBND tỉnh Nghệ An chấp thuận chủ trương đầu tư. Lãnh đạo địa phương và người dân đều mong muốn, ủng hộ dự án sớm đi vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu nước sạch cho người dân.
Hồ chứa nước thô của  nhà máy nước Hòa Sơn. Ảnh: Văn Trường
Hồ chứa nước thô của  Nhà máy nước Hòa Sơn. Ảnh: Văn Trường

Qua tìm hiểu được biết, đầu tư nước sạch nông thôn trên địa bàn Nghệ An rất khó khăn; do suất đầu tư cao, lợi nhuận thấp, nên rất ít nhà đầu tư mặn mà lĩnh vực này. Nhiều nhà máy nước khó khăn về nguồn vốn nên thi công dang dở, trong khi địa bàn Nghệ An trên 50% bà con chưa được dùng nước sạch.

Trong giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế nhưng Công ty CP Tư vấn đầu tư và Công nghệ môi trường HQ đã nỗ lực đầu tư xây dựng nhà máy nước Hòa Sơn vượt tiến độ thi công, nhằm sớm đáp ứng nhu cầu nước sạch cho nhân dân. 

Theo thiết kế, nhà máy nước Hòa Sơn có công suất 10.000 m3/ngày đêm, diện tích sử dụng 1ha, cung cấp nước cho 14 xã thuộc huyện Đô Lương. Giai đoạn 1: công suất 5000m3/ngày đêm (quý II/2018 đến quý I/2020); Giai đoạn 2: công suất 10.000m3/ngày đêm (quý I /2024).
Hệ thống máy móc của Nhà máy nước Hòa Sơn được đầu tư hiện đại, đồng bộ. Ảnh: Văn Trường
Hệ thống máy móc của Nhà máy nước Hòa Sơn được đầu tư hiện đại, đồng bộ. Ảnh: Văn Trường

Hệ thống lắng, lọc: Công nghệ Nhật Bản do nhà thầu Kobelco cung cấp, đảm bảo chất lượng nước đầu ra theo quy chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT (quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt). Hệ thống giám sát chất lượng nước online theo quy chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT.  Nội kiểm và ngoại kiểm chất lượng nước theo quy định tại Thông tư 41/2018/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 14/12/2018 về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

Hệ thống hồ sơ lắng, bể dự trữ nước để đảm bảo cung cấp nước sạch cho người dân trong những tình huống không đảm bảo nguồn cấp nước thô đầu vào. Hệ thống đường ống HDPE dài hơn 400km sẵn sàng cung cấp nước cho người dân tại 11 xã: Hòa Sơn, Thịnh Sơn, Lạc Sơn, Tân Sơn, Thái Sơn, Quang Sơn, Thượng Sơn, Đà Sơn, Xuân Sơn, Minh Sơn và Hiến Sơn.
Hiện nhà máy đã hoàn thành giai đoạn I (thời gian thi công 12 tháng, vượt tiến độ 12 tháng), đã được Sở Xây dựng nghiệm thu và đưa vào hoạt động theo Thông báo nghiệm thu số 507/SXD-GĐCL, ngày 17/9/2020.
Trạm bơm của nhà máy nước Đô Lương. Ảnh: Văn Trường
Trạm bơm của Nhà máy nước Đô Lương. Ảnh: Văn Trường

Ngày 30/9, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Văn bản số 6706 giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành rà soát quy định hiện hành, hướng dẫn Công ty CP Tư vấn và Công nghệ môi trường HQ và UBND huyện Đô Lương thực hiện các thủ tục để cấp nước sinh hoạt đảm bảo đúng quy định. 

Tại công văn số 8067/UBND-KT ngày 17/11/2020, UBND tỉnh Nghệ An chấp thuận áp dụng Giá bán nước sạch tạm tính theo Quy định tại khoản 2, điều 2, Quyết định 41/2018/QĐ-UBND ngày 02/10/2018 của UBND tỉnh Nghệ An, cụ thể như sau:

Sau khi kiểm toán xác định giá trị xây dựng Nhà máy nước Hòa Sơn, Chủ đầu tư trình UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt, ban hành giá nước do Nhà máy nước Hòa Sơn sản xuất, cung ứng. Nếu giá nước được phê duyệt thấp hơn giá tạm tính, Nhà máy nước Hòa Sơn sẽ hoàn trả cho khách hàng sử dụng nước khoản tiền thu thừa bao gồm cả tiền lãi của khoản tiền thu thừa nếu thời điểm hoàn trả sau một tháng so với thời điểm đã thu thừa tiền nước. Nếu giá nước được phê duyệt cao hơn giá tạm tính, Nhà máy nước Hòa Sơn sẽ không thu bù của khách hàng sử dụng nước khoản tiền chênh lệch.

Việc cấp nước cho người dân được thực hiện theo Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; thông tư số 01/2008/TT-BXD hướng dẫn thực hiện một số nội dung của nghị định số 117/2007/NĐ-CP, trên cơ sở tự nguyện và thỏa thuận dân sự, căn cứ vào nhu cầu hộ dân, trình tự thực hiện như sau: Hộ dân đăng ký có nhu cầu dùng nước với Công ty, ký biên bản thỏa thuận trong đó có 2 nội dung: Cam kết sử dụng nước tối thiểu 3 năm, chi phí sử dụng tối thiểu 50.000 đồng/ tháng, nếu chi phí sử dụng dưới 50.000 đồng/ tháng, khách hàng trả cho Công ty mức phí duy trì áp lực đường ống với mức phí tối thiểu tương ứng là 50.000 đồng/ tháng. (Nhà máy hoạt động cấp nước 24/7, duy trì áp lực liên tục trên toàn mạng lưới, do vậy đối với hộ không sử dụng nhưng nhà máy vẫn phải đảm bảo duy trì áp lực tại điểm đấu nối với hộ dân. Đăng ký nộp tiền đặt cọc cam kết sử dụng nước: 2.000.000 vnđ (hai triệu đồng)/hộ, số tiền này được trừ dần vào tiền sử dụng nước của khách hàng hàng tháng.
Theo phản ánh của người dân một số xã của huyện Đô Lương được biết, trước đây gia đình dùng nước giếng khoan dù đã qua bể lọc nhưng giặt quần áo lâu ngày vẫn ố vàng, về mùa khô hạn thiếu nước trầm trọng, nay được dùng nước sạch người dân ai cũng phấn khởi, không còn nỗi lo thiếu nước, sức khỏe nhân dân được bảo đảm. 
Cán bộ kỹ thuật đang điều hành nhà máy nước Đô Lương. Ảnh: Văn Trường
Cán bộ kỹ thuật đang điều hành Nhà máy nước Đô Lương. Ảnh: Văn Trường

Việc hoàn thành đưa vào sử dụng Nhà máy nước xã Hòa Sơn, Đô Lương có ý nghĩa rất quan trọng, trong việc nâng cao sức khỏe cho người dân. UBND huyện Đô Lương sẽ phối hợp với các ngành liên quan, các địa phương tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân, bởi đâu đó một số bộ phận khu vực nông thôn vẫn chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của nguồn nước sạch đối với chất lượng cuộc sống và sức khỏe.

Ông Hoàng Văn Hiệp - Chủ tịch UBND huyện Đô Lương 

Kể cả những nơi đã có hệ thống cung cấp nước sạch, nhưng mức tiêu thụ nước sạch đạt thấp do nhận thức chưa đầy đủ, bà con vẫn còn giữ thói quen sử dụng nước giếng, nước khe, suối trong sinh hoạt. Thời gian tới, huyện sẵn sàng đồng hành cùng với Nhà máy nước Hòa Sơn để tháo gỡ các khó khăn, yêu cầu các địa phương nằm trong vùng Nhà máy nước Hòa Sơn cấp nước theo thiết kế phải sử dụng nguồn nước máy để đảm bảo sức khỏe. Về lâu dài huyện Đô Lương đang tiếp tục thu hút đầu tư các dự án xây dựng nhà máy nước sạch, phấn đấu giúp người dân toàn huyện được dùng nước sạch, đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.