Nhà phê bình văn học, nhà nghiên cứu văn hóa, dịch giả Phan Hồng Giang và những trang văn ở lại

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Ngày 10/9/2022, đúng ngày Rằm tháng Tám, nhà phê bình văn học, nhà nghiên cứu văn hóa, dịch giả Phan Hồng Giang từ biệt cuộc đời. Ông thọ 81 tuổi.

Ông Phan Hồng Giang là con trai thứ của nhà phê bình nổi tiếng Hoài Thanh. Ông là chồng của bà Nguyễn Thị Hồng Ngát, một nữ thi sĩ có tiếng của thơ ca đương đại, cũng là một nhà biên kịch xuất sắc, bà nguyên là Giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam, Cục trưởng Cục Điện ảnh.

Nhà nghiên cứu Phan Hồng Giang và vợ, nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát. Ảnh: facebook Nguyễn Thị Hồng Ngát

Nhà nghiên cứu Phan Hồng Giang và vợ, nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát. Ảnh: facebook Nguyễn Thị Hồng Ngát

Sự nghiệp nghiên cứu và những thành quả cống hiến của ông Phan Hồng Giang thực sự làm nhiều người nể trọng. Ông sinh năm 1941, từng học tiếng Nga tại Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, sau đó là sinh viên Khoa Văn, Đại học Tổng hợp Moskva, Nga. Ông từng giữ những chức vụ quan trọng như Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật quốc gia, Hiệu trưởng Trường Viết văn Nguyễn Du...

Trong tư cách một nhà phê bình văn học, ông có nhiều cuốn sách được bạn đọc chú ý như “Ghi chép về tác giả và tác phẩm”, “Chung quanh một số vấn đề văn hóa nghệ thuật”. Những công trình này đã đưa ông đến với Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2012.

Trong tư cách một nhà nghiên cứu văn hóa, ông đã rất xuất sắc khi dịch nhiều tác phẩm nổi tiếng của nền văn học Nga đến với độc giả Việt. Chẳng hạn như “Truyện ngắn Chekhov”, các truyện của nhà văn Bunin như “Hơi thở nhẹ”, “Say nắng”, tiểu luận “Daghestan của tôi” của Rasul Gamzatov, tiểu luận “Một mình với mùa Thu” của Paustovsky, truyện “Cánh buồm đỏ thắm” của Aleksandr Gin... Với những người yêu văn học Nga, đây là những tác phẩm vô cùng quen thuộc, thiết thân, không chỉ với thế hệ trước mà cả thế hệ trẻ hiện nay. Qua những bản dịch của ông, với ngôn ngữ dịch tươi mới mà cẩn trọng, đất nước, văn hóa, văn học Nga đến gần với người Việt Nam. Như vậy, đóng góp của ông quả thực vô cùng to lớn trong vai trò quảng bá, giới thiệu văn hóa.

Một trong những cuốn sách mà dịch giả Phan Hồng Giang đã dịch.

Một trong những cuốn sách mà dịch giả Phan Hồng Giang đã dịch.

Trước sự ra đi của nhà nghiên cứu Phan Hồng Giang, PGS.TS. Đào Tuấn Ảnh – cũng là một chuyên gia về văn học Nga đã viết: “Một nhà Nga học uyên bác đã ra đi. Đội ngũ Nga học ngày mỗi mỏng manh”. Còn PGS.TS. Đỗ Hải Phong - Trưởng Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, cũng là chuyên gia về văn học Nga, đã chia sẻ: “Tôi vốn lớn lên trên những trang sách dịch Chekhov, Bunin, Gamzatov... của Phan Hồng Giang. Khi về Việt Nam, nghiên cứu chuyên sâu về văn học Nga, tôi đọc thêm nhiều trang viết tinh tế của Phan Hồng Giang trong cuốn “Ghi chép về tác giả và tác phẩm”. Tôi thích giọng văn điềm đạm, kỹ lưỡng đến từng chi tiết ấy. Vài lần tiếp xúc với ông tại những buổi bảo vệ luận án về văn học Nga, tôi gọi ông là “thầy”, trân trọng tri thức đáng nể của ông và đặc biệt ấn tượng bởi khả năng nói ngắn gọn (vốn không phải là thế mạnh của hầu hết những nhà Nga học), ngôn từ rất sắc và tinh của ông...”.

Nhà nghiên cứu Phan Hồng Giang từ biệt cuộc đời nhưng những trang văn của ông thì còn ở lại. Những ai yêu văn chương, nhất là văn học Nga, sẽ lưu luyến mãi với những bản dịch thăng hoa mà đầy tinh thần trách nhiệm của ông. Đánh giá về đóng góp của ông, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam viết: “Vốn kiến thức sâu rộng, tư duy logic đầy khám phá, cách nhìn luôn mới mẻ và thái độ làm việc khoa học đã làm nên cốt cách học giả của Tiến sĩ Phan Hồng Giang. Những bài nghiên cứu của ông vừa mang tính kinh viện, vừa mang tính đương đại và đầy dự báo...”.

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.