Nhận biết các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên và cách phòng ngừa

Ths Nguyễn Diệp Anh 20/04/2023 12:22

Viêm đường hô hấp trên tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn tới các biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày.

Các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên là: cảm cúm, viêm xoang, viêm thanh quản cấp và mạn tính…

Viêm đường hô hấp trên tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn tới các biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày.

Nhận biết các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trênBệnh cảm cúm

Cảm cúm lây lan qua đường hô hấp. Thông thường diễn biến nhẹ, phục hồi sau 2 - 7 ngày. Với các biểu hiện như sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi…Trẻ em, người cao tuổi, người đang mắc các bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch thường dễ bị cảm nhiễm hơn những người khác.

Bệnh viêm xoang

Viêm xoang là bệnh lý đặc trưng bởi hiện tượng lớp niêm mạc hô hấp lót ở trong các xoang cạnh mũi bị các phản ứng viêm tấn công gây nhiễm trùng . Khi bị viêm xoang, người bệnh có dấu hiệu sốt, chảy dịch, nghẹt mũi, không ngửi thấy mùi, đau đầu, có cảm giác chóng mặt hay choáng váng, đau xung quanh vùng mắt theo từng cơn và nhịp mạch đập. Đau nhức mỗi khi hắt hơi mạnh, người bệnh không thể tập trung, không muốn ăn. Nếu viêm xoang nặng có thể bị viêm thần kinh mắt dẫn tới mờ mắt.

Viêm xoang có 2 dạng chính là viêm xoang cấp tính và viêm xoang mạn tính.

- Viêm xoang cấp tính. Thường xảy ra ở xoang sàng, xoang trán, xoang bướm và viêm đa xoang. Bệnh chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn dưới 4 tuần.

- Viêm xoang mạn tính. Tình trạng viêm xoang kéo dài hơn 12 tuần, đồng nghĩa với việc người bệnh đã chuyển sang viêm xoang mãn tính. Nguyên nhân có thể do nhiễm trùng, nhưng chủ yếu đến từ polyp mũi (các khối u có cuống mềm hình thành ở niêm mạc) và vách ngăn mũi bị lệch. Tình trạng dị ứng với một số loại nấm, hoặc nhiễm nấm xoang cũng được xem là nguyên nhân gây viêm xoang mãn tính.

Viêm thanh quản

Viêm thanh quản là bệnh phổ biến ở nhiều đối tượng, cả trẻ em và người lớn. Khi thanh quản bị viêm, dây thanh âm dễ rơi vào trạng thái bị kích thích. Gây tình trạng sưng ở dây thanh âm, làm biến dạng âm thanh khi không khí đi qua. Kết quả là giọng nói trở nên thay đổi, suy yếu. Trong một số trường hợp, người bị viêm thanh quản có thể rơi vào tình trạng mất giọng.

Viêm thanh quản có thể diễn ra trong thời gian ngắn (cấp tính) hoặc kéo dài (mãn tính). Hầu hết các trường hợp viêm thanh quản là do nhiễm virus tạm thời và không nghiêm trọng.

Nguyên nhân do nhiễm lạnh, thay đổi thời tiết, ô nhiễm môi trường. Đối với trẻ nhỏ do trẻ khóc nhiều hoặc nói nhiều kết hợp với các yếu tố virus hoặc vi khuẩn gây bệnh. Khi bị viêm thanh quản, người bệnh bị sốt, khàn tiếng, ho, thở rít, đau họng, nuốt vướng. Có cảm giác ngứa, cay hoặc rát nhẹ vùng thanh quản.

Nhiễm trùng đường hô hấp tuy không quá nguy hiểm nhưng dễ mắc và hay tái phát nhất là khi thời tiết giao mùa, những người cao tuổi, trẻ em, người nhiều bệnh nền dễ mắc hơn. Ảnh minh họa

Các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu

Nhiễm trùng đường hô hấp tuy không quá nguy hiểm nhưng dễ mắc và hay tái phát nhất là khi thời tiết giao mùa. Những người cao tuổi, trẻ em, người nhiều bệnh nền dễ mắc hơn. Ngoài việc điều trị bằng thuốc theo đơn của bác sĩ chuyên khoa thì việc phòng ngừa bệnh rất quan trọng đó là:

Rửa tay thường xuyên, đúng cách. Đeo khẩu trang khi ra ngoài. Uống đủ nước ngay cả khi không khát. Tránh các thức ăn chua, cay. Hạn chế rượu bia, chất kích thích. Cần vệ sinh họng, miệng sạch sẽ hằng ngày, súc họng bằng nước muối. Mặc thoáng, quần áo thấm hút mồ hôi. Tập thể dục, vận động thân thể thường xuyên, đều đặn. Tránh tiếp xúc với người bị bệnh. Ngủ đủ giấc.

Theo suckhoedoisong.vn
Copy Link
Mới nhất
x
Nhận biết các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên và cách phòng ngừa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO