Nhận biết gạo “ngậm” hóa chất

Theo Oải Hương (t/h) (Tienphong.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Nhiều cửa hàng kinh doanh đã phun tẩm hóa chất diệt mọt, nấm mốc xung quanh bao gạo và dùng một số loại hương liệu có nguồn gốc không rõ ràng để tạo mùi hương hấp dẫn.
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TS. Trịnh Tất Cường - chuyên ngành Sinh - Y, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên cho biết, người sử dụng gần như sẽ không nhận ra được các hóa chất này, kể cả khả năng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng không thể phát hiện ra ngay được.
Theo thời gian, lượng hóa chất này sẽ tích đọng lại trong cơ thể và phát tác một số căn bệnh, thậm chí là ung thư.

Có hai loại chất bảo quản cũng như hương liệu để tăng mùi cho cơm: chất bảo quản và hương liệu có nguồn gốc từ thực vật và từ nguồn gốc hóa học tổng hợp. Dĩ nhiên, nếu cửa hàng kinh doanh sử dụng thuốc và hương liệu từ thực vật thì giá thành sẽ tăng lên rất nhiều còn nếu dùng từ nguồn gốc từ hóa chất thì lại rất rẻ. Chính vì vậy, các cửa hàng thường dùng hóa chất cho rẻ.

Để nhận biết gạo có chứa hóa chất bảo quản, có mùi thơm thực sự là rất khó cho người tiêu dùng. Bởi lẽ, các hóa chất và hương liệu này hầu hết không thể phân biệt hoặc không thể nhận ra bằng con đường thông thường như nhìn, ngửi, ăn.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia người tiêu dùng có thể nhận biết được qua một số cách sau đây:

Những loại gạo bị ướp hương tạo mùi khi mua về sẽ mất dần mùi thơm do hóa chất bị bay hơi. Bên cạnh đó, khi ăn cơm sẽ không còn mùi thơm ban đầu do các hóa chất bị phân hủy và bay hơi khi gặp nhiệt độ cao.

“Đối với gạo ngon, sạch sẽ có đặc trưng riêng, hạt gạo màu trắng đục và không bị vỡ vụn, khi nấu có mùi thơm lâu, cả khi cơm đã nguội thì gạo vẫn giữ được độ ngon, dẻo, nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt thanh ở trong cổ họng".

Còn gạo có sử dụng hóa chất, hương liệu tạo mùi thường sẽ có màu trắng bóng, quan sát kỹ túi gạo sẽ thấy xuất hiện những hạt vàng. Khi nấu lên, lúc đầu cơm có mùi thơm như mùi gạo nếp nhưng lâu dần có mùi hắc, khi bay hết hơi không còn mùi nữa. Hạt cơm nấu chín cũng bở tơi bông chứ không mềm dẻo như gạo chuẩn.
 Hoặc có thể thử bằng cách bốc một ít gạo lên bàn tay và ngửi, gạo ngon sẽ có mùi thơm nhẹ dễ chịu. Gạo được ướp hóa chất thường có mùi rất nặng, kèm theo hăng hắc chứ không có mùi cám thơm tự nhiên.

Khi nhai sống gạo, gạo tẩm hóa chất sẽ bở tan như mùn, không có độ cứng tự nhiên, đến khi nhai hết cảm thấy có vị đắng.

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.