Nhận biết và xử trí tình trạng cơ thể giữ nước

Thường sẽ không gặp phải những vấn đề gì quá nghiêm trọng, ngay khi cơ thể bạn đang có tình trạng giữ nước.

Giữ nước có thể xảy ra khi chúng ta ăn một bữa ăn mặn, nhưng cơ thể thường tự hồi phục được. Tuy nhiên, nếu bạn liên tục nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu giữ nước, điều đó có thể là do bạn đang bị chứng phù nề. Điều quan trọng là phải nhận biết dấu hiệu giữ nước bất thường và trao đổi với bác sĩ để tìm hướng xử trí.

Các dấu hiệu cơ thể bị giữ nước

Bạn không nên bỏ qua dấu hiệu giữ nước, vì theo thời gian, tình trạng này có thể dẫn đến suy thận hoặc suy tim. Dưới đây là một số dấu hiệu giữ nước cần lưu ý: Tăng trọng lượng nhanh: Nếu bạn nhận thấy sự gia tăng trọng lượng nhanh, điều này có thể là do cơ thể bạn đã bắt đầu giữ lại nhiều nước hơn mức cần thiết.

Nhận biết và xử trí tình trạng cơ thể giữ nước
Tập thể dục là cần thiết để kích thích hệ thống tuần hoàn và ngăn chặn giữ nước trong cơ thể.

Sưng các khớp: Một dấu hiệu giữ nước là sưng khớp, cũng có liên quan đến sự gia tăng trọng lượng do nước ứ trong cơ thể. Sự tích tụ nước cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng cơ và gây ra yếu và đau cơ. Bạn có thể có những điểm căng cơ trên chân tay, khó đi bộ và thậm chí có tình trạng cứng một số khớp.

Tăng nhịp tim: Chính tình trạng giữ nước làm cho tim khó bơm máu đến tất cả các bộ phận của cơ thể. Điều này thường xảy ra khi chân và tay của bạn sưng lên do nước giữ lại. Giữ nước chân tay gây tăng áp lực ngoại vi và cản trở hoạt động co bóp tống máu của trái tim và thường làm cho bạn cảm thấy rằng nhịp tim đang tăng lên.

Chú ý đến sự đổi màu da: Giữ nước làm ảnh hưởng đến dòng máu. Bạn có thể nhận thấy rằng có tình trạng đỏ da ở một số khu vực và có những đốm nhợt nhạt trên da ở các khu vực khác của cơ thể, chủ yếu do giữ nước làm lưu thông máu bị rối loạn. Nếu bạn bấm vào da, bạn có thể nhận thấy một vết lõm để lại lâu trên da. Có tình trạng khó thở: Phù có thể dẫn đến sưng tấy các tổ chức mô trong cơ thể, phù cũng có thể ảnh hưởng đến các mô trong phổi và dẫn đến khó thở.

Làm thế nào để nhận biết cơ thể giữ nước?

Kiểm tra cẳng chân, bàn tay, bàn chân và mắt cá của bạn bất kỳ dấu hiệu sưng nề. Giữ nước thường ảnh hưởng đến những vùng này đầu tiên.

Đột nhiên bạn nhận thấy nhẫn đeo trở nên bó chặt có thể cho thấy bàn tay bị sưng. Vòng đeo cổ tay và đồng hồ đeo tay cũng cung cấp những gợi ý tương tự.

Kiểm tra xem bạn có một vòng lõm quanh cẳng chân của bạn sau khi gỡ bỏ tất (vớ) đi giày ra. Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng bạn đang sử dụng kích cỡ tất phù hợp và không bó chặt ngay ban đầu.

Nhấn vào bất kỳ vùng sưng lên nào trên cơ thể và sau đó thả ngón tay ra. Bạn có thể bị phù nề nếu vết lõm vẫn tồn tại ở đó trong vài giây.

Đứng trước gương và kiểm tra xem khuôn mặt của bạn có bị sưng lên hay không. Sưng mặt có thể là dấu hiệu giữ nước.

Xử trí và phòng giữ nước của cơ thể

Để tránh giữ nước, bạn nên dùng 8 ly nước và chất lỏng mỗi ngày. Bạn cũng có thể chú ý đến màu nước tiểu, bạn cần uống nhiều hơn nếu nước tiểu có màu vàng và cô đặc. Bạn có thể cần uống nhiều nước hơn nếu bạn có lối sống năng động bởi vì vận động có thể đổ mồ hôi và mất nước một cách nhanh chóng.

Bạn phải nhớ rằng cơ thể bạn xuất hiện phản ứng giữ nước nếu bạn bị mất nước. Vì vậy, bạn nên uống nước trái cây, nước lọc, trà thảo dược cũng như một đồ uống không chứa caffein để giữ đủ nước cho cơ thể. Tránh xa rượu và đồ uống chứa caffein vì dễ gây mất nước.

Hạn chế lượng natri (muối): Bạn sẽ tăng trọng lượng nếu thức ăn của bạn chứa nhiều natri. Vì vậy, bạn nên hạn chế lượng natri và tránh thực phẩm chế biến sẵn, đồ mặn. Tránh thêm muối vào bữa ăn đã nấu chín và đã dọn ra bàn. Ngoài ra, tăng cường các loại rau tươi cũng như các loại protein, ngũ cốc và các sản phẩm sữa ít béo. Khuyến cáo không dùng quá 1 muỗng cà phê muối ăn trong một ngày.

Có chế độ ăn uống cân bằng: kết hợp giữa rau, ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả và các thực phẩm giàu chất xơ khác. Hãy chắc chắn có 06 phần ăn của ngũ cốc cùng với 04 phần ăn của rau mỗi ngày. Bạn cũng nên ăn 04 phần trái cây mỗi ngày, nhưng hãy chắc chắn ăn nhiều loại trái cây có màu sắc khác nhau.

Tập thể dục hàng ngày: Bạn không phải bỏ ra hàng giờ đồng hồ trong phòng tập thể dục, bạn chỉ cần tập luyện kéo dài 20 - 30 phút với bài tập cường độ vừa phải hàng ngày là đủ để duy trì sức khỏe. Bạn cũng có thể đi bộ đường dài hoặc đi bộ với bạn bè, đi xe đạp, chạy bộ hoặc bơi để giữ cơ thể khỏe mạnh.

Đặt chân lên cao: Bạn có thể bị sưng chân do đứng quá nhiều giờ. Để giảm sưng và ngăn ngừa giữ nước, bạn có thể nâng chân cao lên trong một thời gian. Bạn cần phải giữ cho bàn chân cao hơn mức tim để giúp chất lỏng dễ thoát khỏi chân và trở về tim thuận lợi hơn./.

Theo SK&ĐS

tin mới

Bài tập cho người bệnh viêm phổi

Bài tập cho người bệnh viêm phổi

Trường hợp viêm phổi nặng có thể gây khó thở, thở nặng nhọc làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Thực hiện một số bài tập không giúp điều trị khỏi viêm phổi nhưng có tác dụng tăng cường chức năng hô hấp,

Bí quyết thoát mất ngủ do căng thẳng của nữ giám đốc U50

Bí quyết thoát mất ngủ do căng thẳng của nữ giám đốc U50

(Baonghean.vn) - “Cứ căng thẳng đầu óc là tối về tôi lại không chợp mắt nổi, đêm chỉ ngủ được 1 - 2 tiếng. Sáng dậy đầu ong ong, người mệt mỏi, dễ cáu gắt, không có năng lượng tư vấn cho khách hàng”, chị Vũ Kim Sa - Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Hà My chia sẻ.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Bài tập cho người bệnh hen

Bài tập cho người bệnh hen

Mục tiêu của điều trị bệnh hen là giúp người bệnh kiểm soát tốt triệu chứng, duy trì khả năng hoạt động bình thường, ngăn ngừa biến chứng… Vậy người bệnh hen nên tập luyện như thế nào?

Cán bộ thú y huyện Diễn Châu tiêm phòng vắc xin cho đàn gia cầm trên địa bàn. Ảnh tư liệu: Phú Hương

Chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình nếu địa phương để dịch bệnh dại và cúm gia cầm lây lan, có người tử vong

(Baonghean.vn) - Địa phương nào chủ quan, để dịch bệnh xảy ra và lây lan, có người tử vong do chó mắc bệnh dại cắn hoặc người chết do nhiễm virut cúm gia cầm khi đàn vật nuôi chưa được tiêm phòng vắc-xin thì chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật đặt stent Graft cho bệnh nhân bị phình động mạch chủ bụng. Ảnh: Hồ Hà

Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An triển khai thường quy kỹ thuật đặt Stent Graft động mạch chủ

(Baonghean.vn) - Đặt Stent Graft động mạch chủ là kỹ thuật khó, chuyên sâu của chuyên ngành tim mạch. Kỹ thuật này đã được triển khai thường quy tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Ở Nghệ An, hiện mới chỉ có Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An thực hiện được kỹ thuật này.

Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải

Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải

Đến nay, nhiều người vẫn cho rằng, cứu ngải chỉ có vai trò hỗ trợ cho tác dụng của châm cứu. Thực ra, đây là một phương pháp trị liệu riêng biệt với những giá trị phòng và điều trị bệnh tật hết sức độc đáo.

“Chủ động phòng chống bệnh lý đột quỵ”

Chương trình livestream 'Chủ động phòng chống bệnh lý đột quỵ'

(Baonghean.vn) -Bệnh đột quỵ nguy hiểm như thế nào? Làm sao để phòng tránh và nhận biết sớm đột quỵ? Tất cả sẽ được bác sĩ Bệnh viện ĐKTP Vinh giải đáp trong chương trình “20h Bác sỹ đây rồi”. Chương trình được livestream lúc 20h ngày 20/3 trên các nền tảng số của Báo Nghệ An và BVĐK Thành phố Vinh.