Nhận diện và chống chủ nghĩa cá nhân

(Baonghean.vn) - Khi nói chống chủ nghĩa cá nhân là nói đến việc chống cách nhìn nhận, lối sống chỉ nhấn mạnh, chỉ quan tâm đến lợi ích của mỗi cá nhân...

Chủ nghĩa cá nhân còn được gọi là cá nhân chủ nghĩa, chủ nghĩa cá thể; là một thuật ngữ để mô tả một cách nhìn nhận trên phương diện xã hội, chính trị hoặc đạo đức, trong đó nhấn mạnh đến lợi ích của mỗi cá nhân, sự độc lập của con người và tầm quan trọng của tự do và tự lực của mỗi cá nhân.

Khi nói chống chủ nghĩa cá nhân là nói đến việc chống cách nhìn nhận, lối sống chỉ nhấn mạnh, chỉ quan tâm đến lợi ích của mỗi cá nhân. Tuyệt nhiên không có nghĩa là bỏ qua lợi ích của mỗi cá nhân hoặc dày xéo lên quyền tự do và sự tự lực của mỗi cá nhân.

Chủ nghĩa cá nhân - “thứ vi trùng rất độc” (nguồn ảnh internet).
Chủ nghĩa cá nhân - “thứ vi trùng rất độc”. Nguồn ảnh internet

Người có căn bệnh chủ nghĩa cá nhân thường có biểu hiện dưới nhiều kiểu khác nhau. Có hiện tượng là nể nang, né tránh. Khi có đồng chí của mình mắc khuyết điểm, lẽ ra phải kỷ luật với một hình thức tương xứng, nhưng chỉ phê bình qua loa cho xong chuyện. Thậm chí còn che đậy cho nhau,  “lấy lòng”, lừa dối cấp trên, giấu diếm đoàn thể. Bác Hồ chỉ rõ: “Nếu vì lòng yêu ghét, vì thân thích, vì nể nang, nhất định không ai phục, mà gây nên mối lôi thôi trong Đảng. Như thế là có tội với Đảng, có tội với đồng bào”.

Có hiện tượng kéo bè, kéo cánh, cục bộ, bản vị mà Bác Hồ thường dùng từ “cánh hẩu” trong một bộ phận cán bộ có chức, có quyền. Họ lôi kéo những người họ hàng thân thích, con, cháu, người cùng quê,... rồi “chén chú chén anh”, tung hô, ủng hộ nhau. Họ dùng số đông, lợi dụng và bóp méo nguyên tắc tập trung dân chủ, “nhào nặn” quy trình. “Ai hợp với mình  thì dù người xấu cũng cho là tốt, việc dở cũng cho là hay, rồi che đậy cho nhau, ủng hộ lẫn nhau. Ai không hợp với mình thì tốt cũng cho là xấu, việc hay cũng cho là dở, rồi tìm cách gièm pha, nói xấu, tìm cách dìm người đó xuống”. Họ dồn những người dù có tốt, có tài nhưng không “hợp cạ” xuống để “tiêu diệt”, để cát cứ, thao túng.

Có trường hợp họ còn ngụy tạo, với “vỏ bọc” là người “hiền lành”, “đức độ”, “vô sự”,… Trong hội họp, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, được lòng hết cả mọi người. Nếu có nói thì dựa dẫm, nói lấy lệ, nói bên ngoài, thậm chí “gió chiều nào xoay chiều đó”. Bên nào có xu hướng “thắng” thì hùa theo. Rồi luồn cúi, đi “cửa sau”, thưa bẩm, vâng, dạ, xum xoe, nịnh bợ. Những người này khi đã đạt mục đích “leo lên” rồi bắt đầu đội trên, đạp dưới, kéo bè, kéo cánh,…

Họ thường rất tham lam. “Họ đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của Đảng, của dân tộc, do đó chỉ “tự tư tự lợi”. Dùng của công làm việc tư. Dựa vào thế lực của Đảng để theo đuổi mục đích riêng của mình. Sinh hoạt xa hoa tiêu xài bừa bãi. Tiền bạc đó ở đâu ra? Không xoay của Đảng thì xoay của đồng bào. Thậm chí làm chợ đen buôn lậu. Không sợ mất thanh danh của Đảng, không sợ mất danh giá của mình”.

Họ rất lười biếng. Họ không có ý thức tự học, tự rèn để nâng cao kiến thức, nghiệp vụ của mình. “Việc dễ thì tranh lấy cho mình. Việc khó thì đùn đẩy cho người khác. Gặp việc nguy hiểm thì tìm cách để trốn tránh”,...

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Người “ghét cay, ghét đắng chủ nghĩa cá nhân”. Người cho rằng: Để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức thì ở mọi thời kỳ, trước bất cứ nhiệm vụ gì đều phải gắn liền với chống chủ nghĩa cá nhân.

Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Bác gọi đó là “bệnh mẹ”, đẻ ra rất nhiều “bệnh con” và đã chỉ ra 15 căn bệnh nguy hiểm trong Đảng đều bắt nguồn từ chủ nghĩa cá nhân như: tham lam, lười biếng, kiêu ngạo, hiếu danh, thiếu kỷ luật, óc hẹp hòi, óc địa phương, óc lãnh tụ, “hữu danh, vô thực”, “kéo bè, kéo cánh”, cận thị, cá nhân, tị nạnh, “xu nịnh, a dua”,... Nó trói buộc, nó bịt mắt những nạn nhân của nó. Những người này làm bất kỳ việc gì cũng xuất phát từ lòng tham muốn danh lợi, địa vị cho cá nhân mình, chứ không nghĩ đến lợi ích của giai cấp, của nhân dân”. Chủ nghĩa cá nhân rất nguy hiểm, là lực cản lớn nhất của sự nghiệp cách mạng. Người cách mạng phải tiêu diệt nó.

Người nói: Chừng nào còn chủ nghĩa cá nhân nó sẽ “ngăn trở” người cán bộ, đảng viên phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của dân tộc, làm mất lòng tin của Nhân dân đối với Đảng. “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định là hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”.

Trong đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, phải phân biệt rõ giữa lợi ích chính đáng của cá nhân khác hẳn với chủ nghĩa cá nhân. Lợi ích chính đáng của mỗi cá nhân cần được đề cao vì đó chính là nguyên nhân chủ yếu, quyết định cho sự tồn tại, phát triển của mỗi con người cũng như sự phát triển của mỗi địa phương, đơn vị và đất nước. Lợi ích chính đáng của mỗi cá nhân vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Vì vậy, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân là tất yếu và quan trọng nhưng tuyệt nhiên không giày xéo lên lợi ích chính đáng của mỗi cá nhân.

Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đã nhận diện 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đồng thời, từng bước đấu tranh, đẩy lùi chủ nghĩa cá nhân với những căn bệnh của nó, như: cơ hội, thực dụng, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, tham vọng quyền lực, chạy chức, chạy quyền, lợi ích nhóm, cục bộ, địa phương, vô cảm; những tiêu cực trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, giáo dục, y tế, đất đai, quy hoạch, xây dựng… ở một số cán bộ, đảng viên, nhất là những đảng viên có chức, có quyền.

Chủ nghĩa cá nhân là thứ “giặc nội xâm”. Nó “ẩn nấp” ngay trong đồng chí, đồng đội, ngay trong bản thân mình – nhất là những người có chức, có quyền nên việc đấu tranh, loại bỏ vô cùng gian nan, khó khăn, nguy hiểm. Phải dũng cảm để nhận diện. Phải thật thà “tự phê bình và phê bình”. Phải tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát. Phải thẳng thắn, trực diện đấu tranh bằng nhiều hình thức và nghiêm trị những kẻ đang làm xói mòn niềm tin của Nhân dân với Đảng.

tin mới

Huyện Nghĩa Đàn tổ chức Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An

Huyện Nghĩa Đàn tổ chức Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ban Thường vụ Huyện ủy Nghĩa Đàn ban hành Kế hoạch Tổ chức Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 18/7/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Những đảng viên trẻ tiêu biểu và cán bộ Đoàn đạt giải Lý Tự Trọng cấp tỉnh năm 2024

Những 'hạt giống đỏ' vững bước tiên phong của tuổi trẻ Nghệ An

(Baonghean.vn) - Năm 2024, tuổi trẻ Nghệ An có 15 cá nhân được tuyên dương Đảng viên trẻ xuất sắc và 14 cán bộ đoàn được trao giải Lý Tự Trọng cấp tỉnh. Nổi bật,có những cá nhân đạt cả 2 tiêu chí, họ là những “hạt giống đỏ” tiên phong trên những địa bàn, lĩnh vực khó khăn, đặc thù.

Quỳ Châu bầu bổ sung Chủ tịch UBND huyện

Quỳ Châu bầu bổ sung Chủ tịch UBND huyện

(Baonghean.vn) - HĐND huyện Quỳ Châu đã tiến hành bầu bổ sung chức danh Chủ tịch UBND huyện, kết quả 100% đại biểu HĐND huyện bầu ông Bùi Văn Hưng- Phó Bí thư Huyện ủy Quỳ Châu giữ chức vụ Chủ tịch UBND huyện Quỳ Châu, nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, trách nhiệm người đứng đầu trong công tác khuyến học, khuyến tài

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, trách nhiệm người đứng đầu trong công tác khuyến học, khuyến tài

(Baonghean.vn) - Ngày 20/12/2023, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nghệ An ban hành Chỉ thị số 26 về đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2023 - 2030. Báo Nghệ An có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Hiền - Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Nghệ An xung quanh vấn đề này.

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam: Hội Báo toàn quốc là cơ hội để báo giới gặp gỡ để hiểu rõ hơn nhu cầu thông tin, thị hiếu độc giả

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam: Hội Báo toàn quốc là cơ hội để báo giới gặp gỡ để hiểu rõ hơn nhu cầu thông tin, thị hiếu độc giả

(Baonghean.vn) - Phát biểu tại Lễ khai mạc Hội Báo toàn quốc năm 2024, đồng chí Lê Quốc Minh - Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh, đây là cơ hội để báo giới gặp gỡ để hiểu rõ hơn nhu cầu thông tin, thị hiếu độc giả, khán giả để có những sản phẩm báo chí bám sát thực tiễn đời sống,...

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV

Ngày 13/3, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng đã chủ trì Phiên họp của Tiểu ban. Báo Nghệ An trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự.

Công an Nghệ An phải là 'đơn vị gương mẫu, đi đầu, tiêu biểu' của lực lượng Công an nhân dân trong việc học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy

Công an Nghệ An phải là 'đơn vị gương mẫu, đi đầu, tiêu biểu' của lực lượng Công an nhân dân trong việc học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy

(Baonghean.vn) - Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an đề nghị và mong muốn Công an Nghệ An phải thực sự “xứng đáng là đơn vị anh hùng trên quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh”, là “đơn vị gương mẫu, đi đầu, tiêu biểu” của lực lượng Công an nhân dân trong học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy.

Luôn xứng danh là 'thanh bảo kiếm sắc bén', 'lá chắn thép' vững chắc (*)

Luôn xứng danh là 'thanh bảo kiếm sắc bén', 'lá chắn thép' vững chắc (*)

(Baonghean.vn) - Phát huy truyền thống của đơn vị Anh hùng LLVT nhân dân, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An tin tưởng Công an tỉnh sẽ tiếp tục lập nhiều thành tích, chiến công xuất sắc hơn nữa, luôn xứng danh là “thanh bảo kiếm sắc bén”, “lá chắn thép” vững chắc bảo vệ Tổ quốc, Đảng, Nhà nước và Nhân dân.