Nhân tố mới trong mối quan hệ Nga - phương Tây

(Baonghean) - Thứ Tư ngày 23/12, Uỷ ban điều tra liên bang Nga ra thông báo bắt giữ vắng mặt và truy nã quốc tế cựu tài phiệt Mikhail Khodorkovsky - 2 tuần sau khi nhân vật này đưa ra tuyên bố kêu gọi “một cuộc cách mạng chống lại chính quyền” hiện hành. 
Mikhail Khodorkovsky, 52 tuổi, sống lưu vong ở London và Thụy Sĩ sau khi được phóng thích vào năm 2013. Người đàn ông giàu nhất nước Nga một thời từng bị giam giữ trong hơn 10 năm vì tội danh chủ mưu sát hại Thị trưởng thành phố Nefteyugansk (Siberia), nơi đóng trụ sở chính tập đoàn dầu mỏ Yukos và cũng là nguồn thu nhập lớn của ông ta. 
Mikhail Khodorkovsky vào tháng 6/2015 tại Washington ( Mỹ) Ảnh: AFP
Mikhail Khodorkovsky vào tháng 6/2015 tại Washington ( Mỹ) Ảnh: AFP
Nạn nhân được cho là đã có những quyết định đi ngược lại lợi ích của Yukos trước khi bị 2 nhân viên của tập đoàn này mưu sát dưới sự chỉ đạo của ông chủ Mikhail Khodorkovsky. 
Ngày 25/10/2003, cựu tài phiệt này bị bắt, với 2 tiền án “trốn thuế” và “trộm cắp quy mô lớn bằng thủ đoạn lừa đảo”. Trong thời điểm đó, có ý kiến cho rằng Khodorkovsky là nạn nhân của một vụ “thanh trừng chính trị” do điện Kremlin sắp đặt. Mọi tài sản của ông này được tiếp quản bởi một công ty công lập và điện Kremlin thì loại bỏ được một đối thủ đáng gờm trên chính trường. Tất nhiên, đó chỉ là một giả thiết theo trường phái bài xích Kremlin. 
Ngày nay, việc điện Kremlin theo đuổi cuộc chiến pháp lý chống lại Khodorkovsky diễn ra trong bối cảnh ít nhiều khác biệt. Gửi yêu cầu lưu vong ở London - cách xa khỏi “tầm với” của các toà án Moskva và các trại giam Siberia - nhưng Khodorkovsky lại không ngừng khiêu khích điện Kremlin. Cựu tài phiệt ngấm ngầm theo đuổi các vụ kiện quốc tế liên quan đến các cựu nhân viên, lãnh đạo của Yukos.
Gần đây nhất, vào tháng 7 năm 2014, toà quốc tế The Hague - thủ đô công lý của thế giới - đã ra phán quyết cho rằng Nga giải tán Yukos vì lý do chính trị và yêu cầu Nga nộp khoản tiền phạt kỷ lục lên đến 37 tỷ euro. Mặc dù Nga từ chối án phạt nói trên song các quy trình biên thu vẫn đang được tiến hành ở Pháp, Bỉ, Đức, Anh và Mỹ. 
Nhưng điều đáng nói hơn cả là Mikhail Khodorkovsky đã lên tiếng trên đấu trường chính trị, phá vỡ lời hứa chấm dứt hành động chỉ trích điện Kremlin lúc ông này được phóng thích. Từ một cựu tài phiệt “bị ruồng bỏ”, Khodorkovsky đã sáng lập nên phong trào Open Russia để tập hợp lực lượng đối lập tại Nga. Ông này còn tham gia hỗ trợ công bố cuộc điều tra về mối liên hệ giữa mafia Nga và các nhân vật thân cận với quyền lực điện Kremlin.
Mới đây nhất, ngày 9/12, ông này thậm chí còn đưa ra một bài phát biểu công kích mạnh mẽ Tổng thống Nga đương nhiệm Vladimir Putin nhân một cuộc họp báo tại London: “Nước Nga đã phải chứng kiến một cuộc đảo chính bất hợp pháp: các bộ luật bất hợp pháp do một Nghị viện bất hợp pháp thông qua, được thực thi bởi một chính quyền bất hợp pháp và một nền công lý không độc lập. Để trở lại với một nhà nước pháp quyền chân chính, cần phải tiến hành một cuộc cách mạng”.
Rất nhanh sau đó, Nga đã đẩy mạnh tiến trình pháp lý chống lại Khodorkovsky và những người ủng hộ ông này. Thứ Ba ngày 22/12, cảnh sát Liên bang Nga đã tiến hành bắt giữ nhiều thành viên của phong trào Open Russia tại Moskva. 
Có lẽ cựu tài phiệt này sẽ không thu hút được sự quan tâm chú ý nhiều như vậy của điện Kremlin cũng như quốc tế, nếu không xét đến bối cảnh mối quan hệ căng thẳng giữa Nga và phương Tây hiện tại. Bằng chứng là các tiến trình pháp lý chống lại Khodorkovsky đã được Nga “buông lỏng” từ sau khi phóng thích ông này vào năm 2013 và chỉ được “khởi động” trở lại những ngày gần đây.
Chắc chắn, bản thân Khodorkovsky không phải là nguyên nhân duy nhất - trên thực tế, ông này vẫn luôn theo đuổi lập trường chống đối chính quyền Nga đương nhiệm từ trước đến nay. Vậy thì lý do gì khiến cho một nhân vật không mấy nổi bật bỗng nhiên trở thành tiêu điểm của “sân khấu” chính trị thế giới như vậy? Phải chăng bởi một nhân tố như thế này trong bối cảnh hiện tại, sẽ có khả năng tác động đến quan hệ giữa Nga và phương Tây, tuỳ thuộc vào đường hướng mà hai bên lựa chọn? 
Một cuộc cách mạng chống lại điện Kremlin - ý tưởng nghe có vẻ không thực với một nước Nga đang dành sự ủng hộ cao độ cho Tổng thống Vladimir Putin, nhưng có ai dám chắc người Nga - hay ít ra là một bộ phận người Nga - sẽ không thay đổi nếu tình hình kinh tế nội địa tiếp tục diễn biến khó khăn? Phương Tây đã và đang gây sức ép lên Nga, và nếu giải pháp mới họ lựa chọn là hậu thuẫn cho một nhân tố đối lập đã sở hữu một nền tảng, lực lượng sẵn có trong nước, sẽ không phải là một kịch bản làm hài lòng các quan chức điện Kremlin.
Có lẽ Tổng thống Nga đang có quãng thời gian không êm ả trên chính trường quốc tế, nhưng hết sức “sung mãn” trên chính trường nội địa. Không vì thế mà chủ nhân điện Kremlin xem nhẹ những mối nguy cơ bắt nguồn từ phía bên trong đất nước bạch dương và động thái cứng rắn đối với Khodorkovsky chính là bằng chứng cụ thể nhất. Một Khodorkovsky chưa chắc sẽ tạo được “chính biến” ở Nga nhưng rõ ràng, những khả năng, cách thức mới mà phương Tây và Nga dùng để đối đầu với nhau đang dần mở ra…
Thục Anh

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Ukraine tuyên bố chuẩn bị kế hoạch phá hủy cầu Crimea; Nghị sĩ Ukraine thông qua dự thảo bước đầu về việc gọi nhập ngũ người bị kết án tù; Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine...