Nhật Bản đề nghị trả chi phí ban đầu để phi hạt nhân hóa Triều Tiên

Phú Bình (Theo PressTV)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Nhật Bản đã đề nghị chi trả các chi phí ban đầu về khả năng Triều Tiên phi hạt nhân hóa, trong bối cảnh ngoại giao cấp cao giữa Mỹ và 2 miền Triều Tiên thường đẩy Tokyo “ra rìa”.
Trang nhất nhiều nhật báo của Nhật Bản đưa tin về hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều ngày 12-6 tại Singapore. Ảnh: AFP
Trang nhất nhiều nhật báo của Nhật Bản đưa tin về hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều ngày 12/6 tại Singapore. Ảnh: AFP

Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã đưa ra đề nghị nói trên trong tuyên bố hôm 13/6, tức 1 ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gặp nhau tại một hội nghị thượng đỉnh ở Singapore.

Vào cuối hội nghị thượng đỉnh 12/6, Trump và Kim đã ký một văn kiện ngắn gọn, từ ngữ khá chung chung, theo đó 2 bên cam kết hành động “hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên”.

Trong khi Tổng thống Trump khẳng định phi hạt nhân hóa sẽ bắt đầu tại Triều Tiên “ngay lập tức”, chưa có thông tin cụ thể nào được đưa ra về quá trình giải giáp, bao gồm thời gian cần thiết và các cơ chế sẽ được sử dụng.

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã đề xuất giúp đỡ phi hạt nhân hóa Triều Tiên, và ông Suga cho biết Nhật Bản sẽ thanh toán chi phí thanh sát của IAEA nếu những hoạt động này diễn ra trên thực tế.

Khi được hỏi ai sẽ thanh toán chi phí phi hạt nhân hóa tại họp báo sau thượng đỉnh, Trump cũng đã trả lời ông nghĩ cả Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ “giúp đỡ rất nhiều”.

Thỏa thuận Kim và Trump ký kết hôm 12/6 không đưa ra chi tiết cụ thể. Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA đưa tin Mỹ đã đề xuất “các biện pháp bảo đảm an ninh” cho Bình Nhưỡng, nhưng trong văn kiện đã ký không đề cập đến những sự nhượng bộ như vậy.

Trong bối cảnh hoạt động ngoại giao sôi nổi mà đỉnh cao là thượng đỉnh tại Singapore, Nhật Bản thường phải lên tiếng nhấn mạnh quan điểm của mình. Thủ tướng Shinzo Abe đã có nhiều cuộc trao đổi với Tổng thống Trump, nhấn mạnh các quan ngại của Tokyo, bao gồm sự cần thiết của việc các lực lượng Mỹ tiếp tục hiện diện trong khu vực.

Nhật Bản vốn phụ thuộc nhiều vào sự bảo vệ quân sự của Mỹ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Có thời điểm, Abe tuyên bố bất kỳ thỏa thuận nào với Triều Tiên phải chứng kiến việc dỡ bỏ tên lửa đạn đạo thuộc mọi tầm bắn.

Trump, người khẳng định cuộc gặp với Kim là một thành công, đã cho biết ông sẽ chấm dứt các trò chơi chiến tranh với Hàn Quốc và đưa binh lính Mỹ tại khu vực trở về nước.

Các cuộc tập trận thường niên là một nguồn chính gây căng thẳng nhưng cũng được Seoul và Tokyo xem là bức tường bảo vệ trước cái mà họ xem là sự gây hấn của Triều Tiên.

Hồi tháng 3, chỉ vài ngày sau khi Trump công bố quyết định gặp Kim, Nhật Bản đã cam kết cung cấp hơn 2,8 triệu USD để tài trợ cho các hoạt động thanh sát các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên do IAEA tiến hành nếu Bình Nhưỡng chấp thuận với các hoạt động này.

Các thanh sát viên của IAEA trước đó từng giám sát các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên đã bị trục xuất vào tháng 4/2009, sau khi các cuộc đối thoại 6 bên thời điểm đó về phi hạt nhân hóa Triều Tiên sụp đổ.

Nhật Bản muốn Mỹ tiếp tục tập trận

Nhấn mạnh sự lo lắng của Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera hôm 13/6 nói rằng sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Hàn Quốc và các cuộc tập trận chung mang tính “sống còn” và phải tiếp tục.

“Các cuộc tập trận và quân đội Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc đóng một vai trò sống còn với an ninh Đông Á”, Onodera nói. “Chúng tôi muốn tìm kiếm sự thấu hiểu về vấn đề này giữa Nhật, Mỹ và Hàn Quốc”.

Trong các phát biểu ngày 12/6, Trump đã gọi các cuộc tập trận thường niên vừa tốn kém với Mỹ và “gây khiêu khích” với Triều Tiên. Nhưng ông không tuyên bố quyết định cuối cùng về vấn đề này.

“Chúng tôi hiện có 32.000 binh lính tại Hàn Quốc, và tôi muốn có khả năng đưa họ trở về nhà”, Trump nói. “Nhưng đó không phải một phần của chương trình hiện nay. Tôi hy vọng điều đó rốt cuộc sẽ diễn ra”.

Các lực lượng quân sự Mỹ đã đồn trú tại Hàn Quốc kể từ khi đình chiến Chiến tranh Triều Tiên năm 1953.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.