Nhật kết nối loạt tên lửa dọc 200 đảo đối phó Trung Quốc

Nhật được cho là đang củng cố quân sự chuỗi đảo ở biển Hoa Đông, trong chiến lược nhằm ngăn hải quân Trung Quốc chi phối Tây Thái Bình Dương. 

Đảo trên biển Hoa Đông. Ảnh: AP

Đảo trên biển Hoa Đông. Ảnh: AP

Theo Reuters, Mỹ đang hối thúc các đồng minh ở châu Á, đặc biệt là Nhật, đối đầu với sự cứng rắn của quân đội Trung Quốc trong khu vực. Tokyo đáp lại bằng việc xâu chuỗi một loạt hệ thống tên lửa phòng không và chống hạm dọc 200 đảo ở biển Hoa Đông, trải dài 1.400 km từ đảo chính của Nhật hướng về phía Đài Loan.

Mục tiêu lớn hơn của Thủ tướng Shinzo Abe về việc tăng cường quân sự bao gồm chiến lược chiếm ưu thế vùng biển và vùng trời xung quanh các đảo xa, hãng cho biết, dẫn phỏng vấn với "hàng chục nhà hoạch định quân sự và nhà lập pháp trong chính phủ". 

Trong 5 năm tới, Nhật sẽ tăng một phần năm lực lượng trên các đảo ở biển Hoa Đông lên gần 10.000 người. Kế hoạch dẫn tới phiên bản kiểu Nhật của học thuyết "chống tiếp cận/chống xâm nhập" (A2/AD) trong thuật ngữ quân sự Trung Quốc hiện sử dụng. 

Các tàu chiến Trung Quốc vẫn sẽ có thể di chuyển qua vùng biển theo luật quốc tế, nhưng chúng sẽ phải đi qua trong tầm ngắm của các tên lửa Nhật, các quan chức cho biết. 

"Trong 5 hoặc 6 năm tới, chuỗi đảo thứ nhất sẽ có ý nghĩa tối quan trọng trong việc cân bằng giữa Trung Quốc và Mỹ - Nhật", Satoshi Morimoto, giáo sư Đại học Takushoku, người từng là bộ trưởng quốc phòng Nhật năm 2012 và hiện cố vấn cho Bộ trưởng Quốc phòng Gen Nakatani cho biết. Chuỗi đảo thứ nhất kéo dài từ quần đảo Kuril qua Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, tới Đài Loan, đảo Borneo và Natuna Besar.

Vị trí biển Hoa Đông (East China Sea). Đồ họa:

Vị trí biển Hoa Đông (East China Sea). Đồ họa: Wikipedia

 Theo VNE

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.