Nhiều bản làng biên giới Nghệ An khát khao ánh điện

Văn Trường - Thu Huyền

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Đến nay, Nghệ An vẫn còn 115 thôn, bản ở vùng rẻo cao chưa có điện lưới quốc gia. Bà con phải vận dụng dòng nước ở khe, suối để “sản xuất” điện thắp sáng, nhưng dòng điện “phập phù” không ổn định, nhiều hộ dân vẫn phải dùng ngọn đèn dầu leo lét.

Cuộc sống khó khăn vì không có điện lưới

Mai Sơn là một trong những xã vùng sâu, vùng xa của huyện Tương Dương, hiện toàn xã đang có 129 hộ dân chưa được sử dụng điện lưới Quốc gia. Do chưa có điện lưới nên cuộc sống của nhiều hộ dân nơi đây gặp rất nhiều khó khăn.

Không có điện lưới, các hộ dân không được tiếp cận thông tin liên lạc, không được xem ti vi, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn. Dân bản đã góp tiền chung nhau 2-3 hộ lắp đặt 1 máy phát điện mi ni đặt ở khe suối, nhưng không ổn định. Mùa nắng nóng dòng suối khô nước là không sử dụng được, vào mùa mưa lũ thì bị đứt dây, nhiều máy phát điện bị lũ cuốn trôi mất. Vì vậy, dân bản rất mong sớm có điện lưới quốc gia để thay đổi cuộc sống.

Ông Kha Văn Bay - Trưởng bản Na Kha, xã Môn Sơn

Bà Lô Thị Hương - Chủ tịch UBND xã Mai Sơn cho biết: Toàn xã hiện có 3 bản chưa có điện lưới bao gồm bản Na Kha 28 hộ, Phá Kháo 49 hộ, Piêng Cọc 52 hộ. Thiếu điện lưới đã tác động rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bà con, trong khi chính quyền xã cũng rất bất tiện khi cần thông tin các chủ trương chính sách mới đến người dân.
Toàn huyện Tương Dương hiện có 9 bản, thuộc 4 xã chưa có điện, bao gồm xã Nhôn Mai có 4 bản, xã Mai Sơn 3 bản, xã Hữu Khuông 1 bản, xã Lượng Minh 1 bản. 
Máy phát điện mi ni đặt ở khe, suối bản Na Kha, xã Mai Sơn (Tương Dương) vào mùa mưa lũ thường bị cuốn trôi. Ảnh: Văn Trường
Máy phát điện mi ni đặt ở khe, suối bản Na Kha, xã Mai Sơn (Tương Dương) vào mùa mưa lũ thường bị cuốn trôi. Ảnh: Văn Trường

Cũng nằm trong tình cảnh trên, một số xã tại huyện rẻo cao Kỳ Sơn đang chịu cảnh thiếu điện. Tại bản Phia Khăm 1, xã Bắc Lý có gần 105 hộ dân hầu hết dùng đèn dầu. Anh Lô Phò Lanh ở bản Phia Khăm 1 cho hay: Gia đình tôi đã mua máy phát điện mi ni nhưng dạo này nắng nóng, khe suối cạn nước, nên tối đến phải dùng đèn dầu để ăn cơm. Không có điện lưới sinh hoạt rất bất tiện, một số hộ mua máy nổ để xát gạo, số còn lại phải dùng cối đâm rất vất vả.

Toàn xã Bắc Lý hiện có 11/13 bản chưa có điện lưới với trên 700 hộ dân không được sử dụng điện, không có điện khiến cho cuộc sống của người dân bản đã khó lại càng khó thêm, tỷ lệ nghèo cả xã chiếm trên 50%.

Một số khe, suối ở Tương Dương khô cạn nên không thể dùng máy phát điện mi ni. Ảnh: Văn Trường
Một số khe, suối ở Tương Dương khô cạn nên không thể dùng máy phát điện mi ni. Ảnh: Văn Trường

Ông Nguyễn Anh Đoài - Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện cho biết: Kỳ Sơn hiện đang còn 78 thôn, bản chưa có điện lưới quốc gia. Theo kế hoạch, việc hoàn thành lưới điện ở Kỳ Sơn sẽ hoàn thành trong giai đoạn 2015-2021. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên mới đây ngành liên quan đã có điều chỉnh hoàn thành lưới điện cho Kỳ Sơn từ giai đoạn 2021-2025. Hiện nay, người dân Kỳ Sơn đang rất mong chờ ánh điện quốc gia.

Nhiều bà con do không có kiến thức sử dụng dụng cụ phát điện chạy bằng sức nước này, dây điện được đấu nối từ suối về nhà dẫn mắc một cách tạm bợ; có nhà dùng dây dẫn điện bằng thép không vỏ bọc. Nguy hiểm nhất là trẻ em thường ra suối đùa nghịch bên cạnh các tuốc bin đang phát điện.

Hộ gia đình anh Lô Phò Lanh ở bản Phia Khăm 1, xã Bắc Lý (Kỳ Sơn) ăn cơm bằng đèn dầu leo lét. Ảnh: Văn Trường
Hộ gia đình anh Lô Phò Lanh ở bản Phia Khăm 1, xã Bắc Lý (Kỳ Sơn) ăn cơm bằng đèn dầu leo lét. Ảnh: Văn Trường

Còn nhiều thôn, bản chưa có điện lưới

Trong 4 yếu tố hạ tầng cơ sở: điện, đường, trường, trạm thì điện vẫn là yếu tố được ưu tiên số 1, không chỉ phục vụ sinh hoạt cho người dân mà còn phục vụ nhu cầu thông tin, phát triển sản xuất, kinh doanh cho người dân.

Theo báo cáo của Sở Công Thương, thời điểm năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 282 thôn, bản chưa có điện thuộc 10 huyện, thị xã.

Triển khai thực hiện các quyết định của Trung ương và tỉnh liên quan đến đưa điện về địa bàn miền núi, biên giới, từ năm 2015 đến hết năm 2021, từ dự án đầu tư cấp điện nông thôn từ lưới điện Quốc gia tỉnh Nghệ An và các nguồn vốn khác đã cấp điện cho 167 thôn, bản trên địa bàn các huyện: Tương Dương, Kỳ Sơn, Quỳ Châu, Quế Phong, Quỳ Hợp, Thanh Chương, Anh Sơn với tổng mức đầu tư hơn 510 tỷ đồng. 

Hôm nào dòng nước suối ổn định thì bà con được dùng ánh điện chỉ đủ thắp sáng sinh hoạt. (Ảnh chụp tại bản Phia Khăm 1, xã Bắc Lý, Kỳ Sơn). Ảnh: Văn Trường
Hôm nào dòng nước suối ổn định thì bà con được dùng ánh  điện chỉ đủ thắp sáng sinh hoạt. (Ảnh chụp tại bản Phia Khăm 1, xã Bắc Lý, Kỳ Sơn). Ảnh: Văn Trường
Như vậy, đến nay còn 76 thôn, bản chưa có điện nằm trong giai đoạn 2 của dự án đầu tư cấp điện nông thôn từ lưới điện Quốc gia chưa được thực hiện. Ngoài ra, qua quá trình rà soát, có 15 thôn, bản có khả năng nối lưới chưa có trong danh mục của dự án và đã đề xuất với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc xem xét, bổ sung vào giai đoạn 2 của dự án.
Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì buổi làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên, trong đó đề xuất Bộ Công Thương bổ sung 15 thôn, bản chưa thuộc danh mục vào dự án; Hoàn thành 49 thôn, bản trong năm 2021; Quan tâm bố trí vốn năm 2022 cho 91 thôn bản còn lại (gồm 76 thôn bản chưa được bố trí vốn và 15 thôn bản đề xuất bổ sung).

Ngoài dự án điện lưới trên, còn 24 thôn, bản và Đảo Mắt được cấp điện bằng nguồn năng lượng tái tạo do Sở Công Thương làm chủ đầu tư, hiện dự án đang làm thủ tục đầu tư, lập dự án đầu tư.

Bà con ở bản Phia Khăm 1, xã Bắc Lý, Kỳ Sơn lắp đặt máy phát điện cù. Ảnh: Văn Trường
Bà con ở bản Phia Khăm 1, xã Bắc Lý, Kỳ Sơn lắp đặt máy phát điện cù. Ảnh: Văn Trường

Ông Phạm Văn Hóa - Giám đốc Sở Công Thương cho biết: Nghệ An hiện nay vẫn đang còn 115 thôn, bản chưa có điện chủ yếu tập trung ở các huyện rẻo cao các huyện Quỳ Châu, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong… Nguyên nhân là do các thôn bản ở vùng xa, địa hình sông núi hiểm trở, hạ tầng giao thông miền núi nhiều nơi đầu tư chưa đồng bộ, suất đầu tư lớn trong khi nguồn vốn lại khó khăn. Sở đang tiếp tục đôn đốc, làm việc với ngành Điện; tham mưu đề xuất các bộ liên quan để có kế hoạch bố trí vốn đầu tư thực hiện dự án đưa điện lưới quốc gia về các thôn, bản chưa có điện và kế hoạch bố trí nguồn vốn đối với dự án cấp điện cho các thôn, bản bằng dự án Năng lượng tái tạo.

Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng lưới điện, song song với việc đầu tư cấp điện bằng các dự án trên, chính quyền các cấp, các ngành cần tìm kiếm, lồng ghép các chương trình dự án, chủ động tìm kiếm nguồn vốn để đầu tư cấp điện về các thôn bản…

tin mới

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

(Baonghean.vn) -Ngày mai (22/4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC, nhằm góp phần hạ nhiệt giá vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Trước thông tin này, thị trường vàng Nghệ An trong những ngày qua khá trầm lắng, giao dịch giảm hẳn…

Dây điện chằng chịt

Dây điện chằng chịt tại vựa rau lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Huyện Quỳnh Lưu được xem là thủ phủ rau màu của tỉnh Nghệ An. Mặc dù vậy, hiện nay, việc canh tác rau nơi đây vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một trong số đó là hệ thống điện phục vụ sản xuất rau mất an toàn, đấu nối chằng chịt, tiềm ẩn nguy hiểm trong mùa nắng nóng, mưa bão.

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

(Baonghean.vn) - Trong khuôn khổ “Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam” (từ ngày 15-21/4/2024), Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 với chủ đề “Nâng tầm những giá trị cốt lõi”. 

Giá vàng

Vàng trong nước giảm nhẹ; Tỷ giá Yen Nhật bật tăng

(Baonghean.vn) - Giá vàng trong nước giảm nhẹ, vàng thế giới tăng dữ dội; Tỷ giá Yen Nhật bất ngờ bật tăng; Xăng dầu tiếp đà tăng giá; Cà phê giảm nhẹ, vẫn đang ở mức trên 122.000 đồng/kg, là những thông tin thị trường cập nhật trong sáng 20/4.

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

(Baonghean.vn)- Những ngày tháng 4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương vui mừng chào đón sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi dịp này, xã Thanh Tùng được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.