Nhiều kỷ lục của Sông Lam Nghệ An đã bị CLB Hà Nội xô đổ
Tại lễ vinh danh các cá nhân xuất sắc của bóng đá Việt Nam năm 2020, Quả bóng Vàng Việt Nam 2020 đã chính thức thuộc về tiền đạo Nguyễn Văn Quyết của CLB Hà Nội. Hai cầu thủ của Viettel là hậu vệ Bùi Tiến Dũng và Quế Ngọc Hải lần lượt đoạt Quả bóng Bạc và Quả bóng Đồng. Chiến thắng của Văn Quyết là tuyệt đối với 526 điểm, Bùi Tiến Dũng 162 điểm và Quế Ngọc Hải 124 điểm.
Thực tế cho thấy rằng, rất hiếm khi các cầu thủ thi đấu ở hàng phòng ngự là chủ nhân của Quả bóng Vàng Việt Nam. Trong quá khứ, chỉ có 2 thủ môn có được vinh dự này là Võ Văn Hạnh (2001) và Dương Hồng Sơn (2008). Hậu vệ duy nhất đoạt danh hiệu Quả bóng Vàng Việt Nam là Trần Công Minh năm 1999. Tuy nhiên, năm 2020 là lần đầu tiên cả 3 cầu thủ của ĐTQG đều nằm trong tốp 3 được vinh danh.

Như vậy, trong 3 năm liên tiếp, CLB Hà Nội đều có cầu thủ đoạt danh hiệu Quả bóng Vàng. Còn với lò SLNA, trong 3 năm liên tiếp, những cầu thủ như Phan Văn Đức, Nguyễn Trọng Hoàng và mới đây nhất là Quế Ngọc Hải là chủ nhân quả danh hiệu Quả bóng Đồng.
Với những thành tích nói trên, CLB Hà Nội đã cân bằng hoặc phá bỏ những kỷ lục được tạo nên bởi những đội bóng giàu truyền thống của Việt Nam trước kia. Hiện tại, CLB Hà Nội đã có 5 chức VĐQG – xếp ngang thành tích với huyền thoại Thể Công trong quá khứ. Đội bóng này với lực lượng mạnh từ ngoại binh đến nội binh cũng đang kỳ vọng có lần thứ 6 đoạt chức vô địch, qua đó sớm trở thành CLB có nhiều danh hiệu vô địch quốc nội nhất tại Việt Nam.
Chỉ trong vòng 1 thập kỷ, đội bóng của bầu Hiển đã vượt SLNA với những thành tích tưởng chừng như không thể xô đổ vào dĩ vãng. Tại Siêu Cúp Quốc gia, CLB Hà Nội thiết lập "trật tự" mới khi vượt qua đội bóng xứ Nghệ để trở thành CLB tham dự Siêu Cúp Quốc gia nhiều nhất (7 lần), cũng như cân bằng với SLNA cùng B. Bình Dương về số lần đoạt Siêu Cúp (4 lần).

Sau Gala trao giải Quả bóng Vàng Việt Nam, CLB Hà Nội cũng vượt mặt SLNA để trở thành CLB sở hữu các cầu thủ có số lần giành Quả bóng Vàng Việt Nam nhiều nhất với 6 lần (Dương Hồng Sơn, Phạm Thành Lương (4), Nguyễn Quang Hải, Đỗ Hùng Dũng, Nguyễn Văn Quyết). Đội bóng này cũng có lần thứ 7 sở hữu cầu thủ trẻ nhận giải Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất trong khi SLNA có 6 lần, gần nhất là Trần Phi Sơn năm 2012.
Rõ ràng SLNA đã không còn thống trị những danh hiệu như thế hệ của Phạm Văn Quyến, Lê Công Vinh. Không thể phủ nhận bản lĩnh và sự kiên cường mà SLNA đã trải qua trong suốt 2 thập kỷ của giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, nhưng quả thực đây là thời của Hà Nội, kỷ nguyên của bóng đá “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”.

Sông Lam Nghệ An: Từ lối chơi ‘chém đinh chặt sắt’ đến đội đạt giải phong cách
Từ khóa:
Tin liên quan

Cựu tiền đạo SLNA chia tay đội bóng hạng Nhất

Ba khó khăn của Bình Định - đối thủ của SLNA trên sân Vinh

Điểm danh những tân binh SLNA dự V.League 2021

U19 SLNA và sứ mệnh 'giải cơn khát'

'Thời cơ vàng' của Hồ Phúc Tịnh ở SLNA ?
Các tin khác
-
Điều SLNA cần cải thiện sau trận mở màn V.League 2021
-
Điểm danh các nhà cầm quân V.League 2021
-
Bất phân thắng bại, HLV Bình Định và SLNA nói gì?
-
HLV Trương Việt Hoàng cho rằng Viettel thua do vắng thủ lĩnh; Thêm một HLV chê mặt sân ở V.League tệ
-
Phan Văn Đức giúp SLNA thoát thua ngày ra quân V.League 2021
-
CĐV chen chân mua vé trận Sài Gòn - HAGL
-
Lần đầu của cựu thủ môn SLNA Hồ Văn Tú
-
HLV Hà Nội tố Nam Định cố tình làm xấu mặt sân; Wayne Rooney giã từ sự nghiệp cầu thủ
-
Sông Lam Nghệ An - Bình Định: Khách 'đòi nợ' chủ?
-
Cựu tiền đạo U17 SLNA đầu quân cho CLB Phú Thọ
-
Sông Lam Nghệ An tiếp tục cho Đắk Lắk mượn cầu thủ
-
Tuyển Việt Nam nhận tin vui tại vòng loại World Cup; Bùi Tiến Dũng đặt mục tiêu giữ vững ngôi vương