Nhiều mục tiêu của đề án bảo tồn tộc người ngủ ngồi ở Nghệ An bị thất bại

Đào Tuấn - Diệp Phương

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Theo đề án, chỉ giữ lại 30 hộ dân của bản Búng và Cò Phạt ở lại vùng lõi rừng quốc gia Pù Mát nhưng đến nay vẫn còn 224 hộ dân với gần 1.000 người đang sinh sống tại đây.

Chiều 21/3, tại thị trấn Con Cuông, UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Đề án Bảo tồn và phát triển bền vững tộc người thiểu số Đan Lai hiện đang sinh sống tại vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát.

Đồng chí Lê Minh Thông - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. 

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đ.T
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đ.T

Cộng đồng người Đan Lai sinh sống ở huyện Con Cuông (Nghệ An) với khoảng 3.000 nhân khẩu. Trước đây người Đan Lai sinh sống ở vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát, trong đó tập trung nhiều nhất ở thượng nguồn sông Giăng - khe Khặng. Trải qua một thời gian dài sống cách biệt với thế giới bên ngoài, phương thức sinh sống chủ yếu của người Đan Lai là săn bắt, hái lượm, dựa vào tự nhiên. Chính vì vậy họ đối diện với các nguy cơ về kinh tế, xã hội, suy thoái giống nòi do quan hệ cận huyết

Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Đ.T
Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Diệp Phương
Người dân Đan Lai lâu nay sinh sống bằng những phương thức thô sơ, giản đơn. Ảnh: T.L
Người dân Đan Lai lâu nay sinh sống bằng những phương thức thô sơ, giản đơn. Ảnh: T.L

Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cộng đồng Đan Lai hòa nhập và phát triển bền vững.

Ngày 16/12/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 280/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát triển bền vững tộc người thiểu số Đan Lai hiện đang sinh sống tại vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông.

Mục tiêu của đề án là nâng cao điều kiện sống, phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo tồn và phát triển bền vững tộc người này, đồng thời đảm bảo khu vực an ninh biên giới, bảo vệ hệ sinh thái Vườn quốc gia Pù Mát.

Tổng vốn đầu tư ban đầu theo Đề án là 93,244 tỷ đồng, sau nhiều lần điều chỉnh đã nâng lên hơn 278,311 tỷ đồng.

Ông Lương Thanh Hải - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: D.P
Ông Lương Thanh Hải - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Diệp Phương

Sau 10 năm thực hiện đề án, đã có 78 hộ dân với 531 nhân khẩu chuyển đến các khu tái định cư tại các bản Tân Sơn, Cửa Rào, (xã Môn Sơn), bản Thạch Sơn, (xã Thạch Ngàn - Con Cuông). Theo đánh giá, các hộ di chuyển đến khu tái định cư cơ bản ổn định về kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông đảm bảo, hệ thống điện, nước sinh hoạt, tưới tiêu… đã đáp ứng nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó, thông qua công tác tuyên truyền của các ban, ngành nhận thức của cộng đồng Đan Lai đã có nhiều chuyển biến, các tập tục lạc hậu dần được xóa bỏ. 

Ông Vi Văn Sơn - Chủ tịch UBND huyện Con Cuông phát biểu tại hội nghị. Ảnh Đ.T
Ông Vi Văn Sơn - Chủ tịch UBND huyện Con Cuông phát biểu tại hội nghị. Ảnh Đ.T

Tuy nhiên thực tế cũng cho thấy, hiện nay vẫn còn 224 hộ dân đang sinh sống tại nơi ở cũ, trong đó có 30 hộ được ở lại theo quy hoạch Đề án, 40 hộ được quy hoạch tái định cư tại 2 bản: Kẻ Tắt và Bá Hạ thuộc xã Thạch Ngàn nhưng chưa đủ điều kiện di chuyển tái định cư và do thiếu quỹ đất. Một dự án tái định cư cho 64 hộ không khả thi do không đủ quỹ đất và thiếu nguồn nước sinh hoạt…

Do thiếu vốn nên nhiều công trình giao thông, hạ tầng phục vụ đời sống sinh hoạt không thể thực hiện được. Ngay với các hộ đã di chuyển đến nơi ở mới song gặp nhiều vấn đề về an sinh xã hội và phát triển thiếu bền vững.

Tại hội nghị, nhiều đại biểu đã nêu lên một số vấn đề liên quan đến việc bảo tồn cộng đồng người Đan Lai. Trong đó có ý kiến cho rằng, đề án đã thực hiện hơn 10 năm nhưng nhiều mục tiêu không đạt được; Việc dự toán nguồn vốn thiếu chính xác nên xảy ra chênh lệch lớn giữa đề án và thực tế; Nguồn vốn không đáp ứng được nên đề án kéo dài; Công tác quy hoạch khu vực tái định cư, đánh giá về điều kiện tự nhiên cũng bất cập nên nhiều dự án không khả thi. Theo đề án chỉ giữ lại 30 hộ dân của bản Búng và Cò Phạt ở lại vùng lõi nhưng đến nay vẫn còn 224 hộ dân với gần 1.000 người đang sinh sống tại đây.

Đồng chí Lê Minh Thông phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Diệp Phương
Đồng chí Lê Minh Thông phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Diệp Phương 

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Lê Minh Thông - Ủy viên BTV Tỉnh ủy Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đời sống người Đan Lai đã có những chuyển biến tích cực, các chủ trương, chính sách đã góp phần thay đổi đời sống người dân. Tuy nhiên thực tế cũng cho thấy hiệu quả mang lại của đề án chưa đạt yêu cầu. Thời hạn của đề án bảo tồn tộc người Đan Lai là 3 năm, từ 2007-2009 thế nhưng cho đến thời điểm này vẫn chưa hoàn thành. "Mục tiêu di dời 146 hộ dân nhưng chỉ có 78 hộ chuyển đến nơi ở mới sau hơn 10 năm là một sự thất bại" - đồng chí Lê Minh Thông khẳng định.

Để khắc phục những hạn chế của đề án đồng thời hỗ trợ người Đan Lai phát triển bền vững, đồng chí Lê Minh Thông yêu cầu huyện Con Cuông, các cơ quan, ban ngành liên quan cần rà soát, đánh giá lại đề án, đảm bảo sát đúng thực tiễn. Bên cạnh đó, tại các khu tái định cư người dân đã sinh sống ổn định cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao đời sống cho người dân, quan tâm các vấn đề về nhà ở, đất sản xuất, y tế, giáo dục... Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu kỹ địa bàn mà các cụm dân cư đang sinh sống tại vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát để có giải pháp phù hợp.

tin mới

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

(Baonghean.vn) - Lễ hội Đền Cờn năm 2024 có nhiều hoạt động, trò chơi dân gian, nhưng đặc sắc nhất là tục chạy ói với màn rước kiệu, tung kiệu bay trên biển. Tục chạy ói thường được tổ chức vào sáng ngày 21 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, là nghi lễ quan trọng với ngư dân vùng biển.

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

(Baonghean.vn) - Nằm ở ngã ba sông, nơi hợp lưu của dòng Nậm Nơn và Nậm Mộ để hình thành nên dòng sông Cả kỳ vĩ bồi đắp cho vùng hạ du, đền Vạn - Cửa Rào được xem là ngôi đền linh thiêng nhất miền Tây xứ Nghệ. Sáng 1/3 (20 tháng Giêng), người dân muôn phương đã nô nức dự Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào.

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

(Baonghean.vn) - Hang Bua là thắng cảnh tự nhiên nằm trong dãy núi đá vôi “Phà Én” thuộc xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, cách thành phố Vinh 170km về phía Tây Bắc. Lễ hội Hang Bua là một trong những lễ hội lớn nhất của đồng bào các dân tộc của huyện nói riêng và vùng Tây Bắc Nghệ An nói chung.

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

(Baonghean.vn) - Gìn giữ và nuôi dưỡng tình yêu văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ là việc được các cấp ngành cùng đồng bào vùng Tây Bắc Nghệ An chú trọng. Ở làng Mo Mới, xã Nghĩa Xuân (Quỳ Hợp), bà con dân tộc Thổ tích cực sưu tầm, trao truyền những làn điệu dân ca, dân vũ cho thế hệ trẻ.

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

(Baonghean.vn) - Là thế hệ thứ 3 trong gia đình người Mông gắn bó với nghề rèn truyền thống, ông Và Tông Dê (Tương Dương) ngày ngày thổi lửa làm ra không biết bao nhiêu dụng cụ lao động cho bà con. Lò rèn không chỉ nuôi sống gia đình ông mà còn là nơi lưu giữ nghề truyền thống của đồng bào Mông.

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

(Baonghean.vn) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, lên các bản làng vùng cao, đặc biệt là đến các bản có đồng bào Mông sinh sống, nhiều khách du lịch rất ấn tượng bởi sắc màu trên những bộ trang phục của người phụ nữ, dường như thấy được sắc Xuân trong đó...

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu), người dân nơi đây vẫn lưu giữ một bộ trang phục của người Thái cổ. Với những họa tiết, hoa văn được thêu một cách tỉ mỉ, kỳ công, bộ trang phục sau hơn 100 năm vẫn giữ được vẹn nguyên giá trị vốn có.

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

(Baonghean.vn) - Qua một thời gian dài khai thác tận diệt, nguồn cá mát dần cạn kiệt. Trước thực trạng đó, năm 2023, chính quyền xã Diên Lãm (Quỳ Châu) đã ban hành đề án “Bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá mát Nặm Cướm”…

Ngõ phố thắm tình dân

Ngõ phố thắm tình dân

(Baonghean.vn) - Các ngõ phố được trang hoàng sạch, đẹp để đón Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024. Rất nhiều công trình, phần việc in dấu tình đoàn kết của các hộ dân. Điều đó càng tô thắm thêm tình dân trên mỗi ngõ phố ở thành Vinh. 

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

(Baonghean.vn) - Mắc chứng teo cơ tủy sống từ nhỏ, chị Nguyễn Thị Vân (SN 1986), quê Nghi Lộc, được biết đến là một nhân vật có tầm ảnh hưởng tới xã hội, nhất là trong cộng đồng người khuyết tật. Trò chuyện với phóng viên Báo Nghệ An, chị tự hào nhận mình có những “cá tính” đặc trưng rất Nghệ.

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - "Tớ dày" là cách gọi của đồng bào Mông về loài hoa anh đào. Những ngày này các bản làng ở xã Mường Típ, huyện rẻo cao Kỳ Sơn rực sắc "tớ dày". Bất cứ ai cũng trở nên bồi hồi xao xuyến trước loài hoa tuyệt đẹp này.

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

(Baonghean.vn) - Gắn bó với nghề đan lưới lồng bè, những người làm nghề ở Trung Sơn (xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc) luôn trăn trở nâng cao tay nghề. Mỗi đường đan, nút thắt là cả sự tỉ mẩn gửi vào đó sự bền chắc của sản phẩm, giúp người nuôi trồng thuỷ sản thêm bội thu…

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu có một phòng trưng bày rất đặc biệt mang tên Pỉ Noọng. Đây là không gian trưng bày vật dụng truyền thống của các dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Dao, Tày… do bà Sầm Thị Bích dày công sưu tầm từ những năm 1990 cho đến nay.

Du lịch

Khát vọng phát triển du lịch miền Tây

(Baonghean.vn) - Miền Tây Nghệ An tiếp tục được quan tâm định hướng phát triển du lịch với các chương trình, dự án nhằm mang lại thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân theo tinh thần Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Xem người Mông Nghệ An làm bánh đặc sản 'lua dúa'

Xem người Mông Nghệ An làm bánh đặc sản 'lua dúa'

(Baonghean.vn) - Ngày Tết càng đến gần cũng là dịp người Mông ở Nghệ An bắt đầu vào mùa làm bánh "lua dúa". Những chiếc bánh dẻo của cộng đồng này chủ yếu dùng để ăn trong gia đình và cũng là vật phẩm không thể thiếu trong lễ cúng của một số dòng họ.