Nhiều quốc gia phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp để đối phó với dịch Covid-19

Theo Phạm Hà (vov.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Hiện đã có nhiều ổ dịch Covid-19 bên cạnh ổ chính ở Trung Quốc. Nhiều quốc gia đã phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp để đối phó với dịch.

Các tia sáng hy vọng mới ở Trung Quốc trong nỗ lực kiểm soát dịch Covid-19 đang bị ảnh hưởng khi một loạt các ổ dịch mới bùng phát ở những nơi khác trên thế giới, đáng chú ý nhất là ở Hàn Quốc, Italy, Nhật Bản và Iran, có nguy cơ biến dịch bệnh thành các cuộc khủng hoảng như ở Vũ Hán, Trung Quốc. Nhiều nước đang đưa ra biện pháp mạnh tay khẩn cấp để kiểm soát dịch.

Nhiều quốc gia phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp để đối phó với dịch Covid-19 ảnh 1
Chăm sóc bệnh nhân Covid-19 ở Trung Quốc. Ảnh: NYT.

Trung Quốc hôm nay tiếp tục thông báo các trường hợp nhiễm mới giảm bên ngoài tâm chấn Hồ Bắc. Tuy vậy, các trường hợp nhiễm mới bên ngoài Trung Quốc đang thực sự làm giới chức y tế toàn cầu lo ngại, với việc Hàn Quốc hôm nay thông báo trường hợp tử vong thứ 4 do virus SARS-CoV-2 và 123 trường hợp nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 556 ca. Trước đó, trong ngày hôm qua, số ca nhiễm SARS-CoV-2 tại Hàn Quốc đã tăng gấp hơn 2 lần, với hầu hết các trường hợp liên quan đến một tổ chức tôn giáo ở thành phố lớn thứ 4 của Hàn Quốc là Daegu và một bệnh viện lân cận.

Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hàn Quốc cho biết, tính đến sáng nay đã có 18 bệnh nhân hồi phục. Chính quyền hiện vẫn giữ mức cảnh báo về virus là “vàng” cao thứ 3 trong nấc thang cảnh báo, nhưng biện pháp ứng phó sẽ được thực hiện ở mức “đỏ” cao nhất, Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye Kyun tối qua kêu gọi người dân không quá hoang mang, với cam kết virus có thể được kiểm soát nếu người dân hợp tác với chính phủ.

“Thay vì lo sợ quá mức, xin người dân hãy làm theo hướng dẫn của chính phủ. Đó là đảm bảo các quy tắc vệ sinh bao gồm rửa tay và phòng dịch. Tôi chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua tình hình hiện nay với sự đồng lòng của tất cả mọi người”.

Italy - quốc gia châu Âu bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch, với số trường hợp nhiễm mới tăng gấp 4 lần trong ngày hôm qua, lên 79 người với 2 người tử vong.

Giới chức Italy ngày 22/2 đã thông qua sắc lệnh "mạnh tay" nhằm ngăn chặn sự lây lan gia tăng của dịch. Sắc lệnh của chính phủ quy định cấm người dân ra vào các khu vực bùng phát dịch bệnh, hoạt động đặt dưới sự giám sát của cảnh sát. Trong trường hợp cần thiết sẽ huy động lực lượng quân đội và sẽ áp dụng các biện pháp hình sự đối với trường hợp vi phạm; Ngừng các hoạt động giáo dục (di chuyển của học sinh) tại Italy và ra nước ngoài, đình chỉ tất cả các hoạt động công cộng tại Lombardia và Veneto. Sắc lệnh cũng nêu rõ đóng cửa các trường học, cửa hàng và bảo tàng, ngừng làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước không ảnh hưởng đến các dịch vụ thiết yếu, tạm dừng các cuộc thi và hạn chế di chuyển.

Mặc dù các biện pháp này ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người dân, nhưng được nhiều người dân đồng tình ủng hộ: “Virus SARS-CoV-2 thật sự nghiêm trọng nên chúng ta cần phải đưa ra biện pháp để bảo vệ chính mình. Tôi cần phải bảo vệ sức khỏe của tôi và gia đình”.

“Việc đóng cửa những hoạt động công cộng là hiệu quả để kiểm soát virus. Tôi rất ủng hộ”.

Iran hôm qua cũng thông báo thêm 10 trường hợp nhiễm mới nâng tổng số người nhiễm lên 29 người và 6 người tử vong, làm gia tăng lo ngại về dịch bệnh bùng phát tại quốc gia này cũng như các nước láng giềng Vùng Vịnh. Sáng nay Nhật Bản ghi nhận thêm 1 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, nâng tổng số người nhiễm ở nước này lên 775 người.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 gây ra đang lây lan mạnh tại nhiều nước khác trên thế giới, Mỹ hôm qua nâng mức cảnh báo đi lại đối với Nhật Bản và Hàn Quốc. Tổ chức Y tế thế giới cho biết, đang đưa ra các kế hoạch hỗ trợ cho các nước dễ bị ảnh hưởng bởi dịch nhưng có hệ thống y tế yếu hơn, bao gồm 13 quốc gia tại châu Phi./.

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.