Nhiều sinh viên sắp tốt nghiệp vẫn mông lung về hướng đi trong tương lai
(Baonghean.vn) - Sinh viên học năm 2, thậm chí là sắp tốt nghiệp nhưng vẫn mông lung về hướng đi cho bản thân là điều phổ biến trong giới trẻ hiện nay - bà Phạm Chi Lan - chuyên gia kinh tế, nguyên Tổng thư ký và Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định.
Diễn đàn nhận được sự quan tâm của đông đảo sinh viên, học sinh. Ảnh: Chu Thanh |
Tham dự đối thoại có các vị diễn giả: Bà Phạm Chi Lan - chuyên gia kinh tế, nguyên Tổng thư ký và Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga - Cố vấn cao cấp Bộ Ngoại giao; Bà Lê Lan Anh - Giám đốc IDP Việt Nam; Ông Lê Đình Hiếu - Đồng sáng lập và CEO G.A.P cùng đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Ngoại Vụ, các cấp, sở, ban, ngành.
Chiều 15/4, chương trình “Đối thoại với sinh viên nữ về theo đuổi khát vọng tuổi trẻ” đã diễn ra sôi nổi, thẳng thắn giữa các diễn giả nổi tiếng và các em sinh viên, học sinh nữ đến từ các trường Đại học, THPT trên địa bàn thành phố Vinh.Trong xã hội hiện nay, nữ giới ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Do đó, buổi đối thoại được tổ chức nhằm giúp các em nữ sinh xác định được rõ định hướng cho bản thân, từ đây tự tin bước vào đời, thực hiện ước mơ, hoài bão.
Các diễn giả tham gia diễn đàn. Ảnh: Chu Thanh |
Buổi đối thoại diễn ra với sự trao đổi cởi mở giữa các diễn giả và các em nữ sinh xung quanh 5 câu hỏi chính: Đâu là những rào cản lớn đối với sinh viên nữ Việt Nam hiện nay? Làm sao để các sinh viên nữ vượt qua những rào cản đó? Công nghệ số và hội nhập quốc tế mang lại những thuận lợi gì cho phụ nữ và sinh viên nữ? Phụ nữ Việt Nam hiện nay cần có những phẩm chất gì và khác gì so với các giai đoạn trước? Phải chăng thiên chức vốn có của phụ nữ Việt Nam là thế mạnh? Làm thế nào để hình thành và nuôi dưỡng khát vọng của sinh viên nữ?
Thẳng thắn trao đổi liên quan đến những câu hỏi về hiện tượng sinh viên năm 2, thậm chí là sắp tốt nghiệp nhưng vẫn mông lung về hướng đi cho bản thân, về công việc phải làm, bà Phạm Chi Lan - chuyên gia kinh tế, nguyên Tổng thư ký và Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định, đây là điều phổ biến trong giới trẻ hiện nay.
Bà Phạm Chi Lan - chuyên gia kinh tế, nguyên Tổng thư ký và Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chia sẻ kinh nghiệm với các nữ sinh. Ảnh: Chu Thanh |
Bà Chi Lan chia sẻ, bà đã quan sát nhiều bạn trẻ không biết mình thích gì, nay thích cái này, mai thích cái khác. Đáng nói, nhiều bạn không có chính kiến của bản thân mà bị ảnh hưởng từ đám đông, cụ thể là từ chính những người bạn cùng lớp.
Vì vậy, lời khuyên của bà Chi Lan là mỗi bạn phải tự dành ra cho mình một khoảng thời gian tự vấn bản thân xem điều đó bản thân có thật sự thích và phù hợp với khả năng để theo đuổi dài lâu.
Cũng theo bà Chi Lan, các nữ sinh hiện tại phải biết rằng các bạn rất hạnh phúc, may mắn khi được sống trong một thời đại xã hội mở hơn rất nhiều. Người con gái có rất nhiều sự lựa chọn về ngành nghề và những định kiến về nghề nghiệp của phụ nữ cũng giảm đi rất nhiều so với trước đây. "Thế nên, sinh viên nữ sẽ có rất nhiều cơ hội và đừng ngại nắm lấy nó" - chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan tâm sự tại diễn đàn.
Từng nhiều lần "đi sứ" tại những nước phát triển như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc… tiếp xúc với nhiều tầng lớp phụ nữ, từ những kinh nghiệm của bản thân, Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga - Cố vấn cao cấp Bộ Ngoại giao chia sẻ thêm, người phụ nữ thời đại mới nói chung và các em nữ sinh nói riêng muốn thành công trước hết phải có ý chí; phải biết sắp xếp, cân bằng thời gian và nhất là phải có tự tin, biết giá trị bản thân mình.
(Baonghean.vn) - Đó là điều mà bà Phạm Chi Lan - chuyên gia kinh tế, nguyên Tổng thư ký và Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các diễn giả khẳng định với gần 700 học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Vinh khi tham gia tọa đàm “Kỷ nguyên số: Thời cơ và thách thức với thanh niên trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng”.Bà Phạm Chi Lan: Cốt lõi của kỷ nguyên số vẫn là con người