Nhiều tín hiệu tích cực sau 2 tháng triển khai Chương trình Sữa học đường Hà Nội

(Baonghean) - Sau hơn 2 tháng Chương trình Sữa học đường được triển khai tại các trường mầm non và tiểu học, Sở GD&ĐT thành phố Hà Nội cho biết số học sinh đăng ký tham gia ngày một tăng. Chất lượng sữa cùng với cách vận hành chuyên nghiệp đã nhân lên niềm tin của phụ huynh và xã hội về chương trình này.
Hơn 87% học sinh tham gia
Tại buổi tọa đàm “Hành trình sữa học đường an toàn, hiệu quả” do Báo Phụ nữ Việt Nam tổ chức, ông Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Tính đến hết tháng 2/2019, sau 2 tháng Chương trình Sữa học đường của Hà Nội chính thức triển khai tại các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn thành phố đã có trên 87% học sinh đăng ký. Con số này tăng theo từng tháng và đến tháng 3 này dù chưa thống kê nhưng cũng tăng đáng kể, những nghi ngại về chất lượng sữa đã giảm hẳn sau khi phụ huynh biết thương hiệu sữa trúng thầu là Vinamilk. “Tôi nhận được tin nhắn hàng ngày từ phía các nhà trường về hiệu quả của chương trình. Nhiều hiệu trưởng nói với tôi, triển khai chương trình tuy mệt hơn một chút nhưng rất vui vì thấy học sinh của mình được hưởng lợi”, ông Tiến chia sẻ. 
Các cô giáo đang chuẩn bị sữa cho các bé tham gia Chương trình Sữa học đường uống tại một điểm trường ở Hà Nội. Ảnh: P.V
Các cô giáo đang chuẩn bị sữa cho các bé tham gia Chương trình Sữa học đường uống tại một điểm trường ở Hà Nội. Ảnh: P.V
Sức hút lớn nhất từ chương trình này không chỉ là sản phẩm được hỗ trợ hơn 50% về giá, mà theo PGS.TS Bùi Thị Nhung - Trưởng phòng Dinh dưỡng và Ngành nghề, Viện Dinh dưỡng quốc gia, chính là chất lượng sữa học đường. Ngoài các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về các thành phần dinh dưỡng giống như các loại sữa bán ngoài thị trường, sữa học đường được bổ sung 3 vi chất vitamin D, canxi, sắt với sự nghiên cứu kỹ lưỡng về liều lượng để bổ sung thích hợp với lứa tuổi trẻ mầm non và tiểu học.
Bà Đào Thị Thanh Thảo - Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội tâm sự: “Do đóng ở địa bàn ngoại thành Hà Nội nên trường có rất nhiều điểm lẻ, không ít phụ huynh vẫn chưa coi sữa là thành phần dinh dưỡng thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày của con. Một số phụ huynh khác thì băn khoăn liệu trẻ 3 tuổi có uống hết hộp sữa 180ml hay không... Tuy nhiên, khi Chương trình Sữa học đường được triển khai trên thực tế, phụ huynh đến giám sát, trực tiếp nhiều lần xem con mình uống sữa ở trường và thấy các cháu hào hứng uống hết, phụ huynh cũng rất phấn khởi”. Chính vì vậy, theo bà Thảo, chỉ sau 2 tháng đã có hơn 95% trẻ từ mầm non đến mẫu giáo của trường tự nguyện đăng ký để được uống sữa học đường. Chia sẻ của nhiều phụ huynh tại buổi tọa đàm và trên nhiều diễn đàn dành cho phụ huynh học sinh có con học mầm non và tiểu học trên địa bàn Hà Nội cũng đều có một tâm trạng chung là “thở phào nhẹ nhõm” khi biết Công ty cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk là đơn vị trúng thầu cung ứng sản phẩm sữa học đường. Chị Lê Thị Nhung, một người mẹ có con học tại Trường Tiểu học Trưng Vương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, cho hay chị đã hoàn toàn yên tâm về chất lượng sữa, chỉ có thắc mắc nhỏ là tại sao các con không được mang sữa học đường về nhà uống.  Trả lời băn khoăn này, ông Phạm Xuân Tiến lý giải việc yêu cầu học sinh phải uống sữa ở trường là để đảm bảo các con uống đủ số sữa được phát theo ngày dưới sự chứng kiến của giáo viên, tránh tình trạng các con cất sữa mang về nhà rồi không uống hoặc đưa cho bạn bè, làm mất ý nghĩa của chương trình.
Phụ huynh có quyền “kiện” nếu không được đăng ký sữa học đường cho con
Ông Phạm Xuân Tiến cho hay: “Thời gian đầu triển khai Chương trình Sữa học đường, Sở GD&ĐT đã nhận thấy một số trường ngoài công lập trên địa bàn, dù có quy mô rất lớn nhưng không triển khai cho phụ huynh đăng ký sử dụng sữa học đường. Lý do mà các trường này đưa ra là vì trong suất ăn bán trú mà nhà trường cung cấp cho phụ huynh lâu nay đã có sữa nên nhà trường thấy không cần thiết phải thông báo cho phụ huynh về Chương trình Sữa học đường”.
Tuy nhiên, theo ông Tiến điều này là hoàn toàn sai. Việc nhà trường không thông báo cho phụ huynh đã làm mất đi của học sinh cơ hội được hưởng những ưu đãi rất nhân văn từ chương trình. Cụ thể, mỗi hộp sữa học đường được ngân sách thành phố hỗ trợ 30%, doanh nghiệp hỗ trợ 23% và phụ huynh chỉ phải trả 47% giá thành của hộp sữa so với giá thị trường. Hơn nữa, sữa học đường còn được bổ sung 3 loại vi chất thiết yếu với sự phát triển của trẻ. 
Sau 2 tháng Chương trình Sữa học đường của Hà Nội chính thức triển khai tại các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn thành phố đã có trên 87% học sinh đăng ký tham gia chương trình. Ảnh: P.V
Sau 2 tháng Chương trình Sữa học đường của Hà Nội chính thức triển khai tại các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn thành phố đã có trên 87% học sinh đăng ký tham gia chương trình. Ảnh: P.V
“Do vậy, chúng tôi khẳng định phụ huynh hoàn toàn có thể khiếu kiện nếu trường của con em họ không phổ biến và cho phụ huynh đăng ký tham gia Chương trình Sữa học đường cho con. Việc các trường tiến hành cho phụ huynh đăng ký là trách nhiệm để đảm bảo quyền lợi của học sinh chứ không phải quyền của nhà trường.” - ông Tiến nhấn mạnh. Ông Lê Văn Đức - Trưởng bộ phận truyền thông cộng đồng Công ty cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk thay mặt Công ty Vinamilk cảm ơn sự hợp tác chặt chẽ của các đơn vị trường học trong thời gian qua và sự tin tưởng của phụ huynh học sinh dành cho Vinamilk, đó là động lực to lớn để Vinamilk nỗ lực hơn nữa trong việc triển khai tốt Chương trình Sữa học đường tại thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Đặc biệt, ông Đức khẳng định Vinamilk sẽ tiếp tục triển khai chương trình với tinh thần trách nhiệm cao nhất nhằm mang lại Chương trình Sữa học đường an toàn, hiệu quả cho trẻ em Thủ đô. “Chúng tôi đã cam kết với chủ đầu tư là Sở GD&ĐT Hà Nội rằng, khi nhận được bất cứ phản ánh nào liên quan sữa học đường, sau khi nhận được thông báo, chúng tôi sẽ có nhân sự đến xem xét, xử lý kịp thời”, ông Đức cho hay. 

Đối tượng thụ hưởng Chương trình Sữa học đường của UBND TP. Hà Nội là trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học đang theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tự nguyện tham gia.

Mức đóng góp cho Chương trình Sữa học đường theo kế hoạch trước là ngân sách 30%, doanh nghiệp hỗ trợ 23% và phụ huynh góp 47%. 
Trước khi Chương trình Sữa học đường chính thức thực hiện ở các nhà trường (từ ngày 2/1/2019), Vinamilk và Sở GD&ĐT Hà Nội, các phòng GD&ĐT các quận, huyện đã tiến hành tập huấn liên tục trong 10 ngày trên khắp 30 quận, huyện trong địa bàn TP. Hà Nội cho gần 10.000 đại biểu bao gồm: Ban giám hiệu, các giáo viên, đại diện hội phụ huynh học sinh từ 1.847 trường công lập và 2.509 nhóm trẻ nhằm cung cấp những kiến thức chuyên môn cần thiết liên quan đến việc triển khai Chương trình Sữa học đường.

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.