Nhìn lại tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ

(Baonghean.vn) - Từ những năm 60 của thế kỷ XIX, khi triều đình nhà Nguyễn suy yếu, đất nước Việt Nam dần rơi vào tay thực dân xâm lược, thì Nguyễn Trường Tộ - một người con quê hương Nghệ An đã đau đáu với nỗi niềm yêu nước, với vận mệnh dân tộc và đưa ra những yêu cầu canh tân để sớm đưa đất nước hùng cường.

Nguyễn Trường Tộ (1828 - 1871) sinh tại làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An trong một gia đình theo đạo Thiên Chúa.  Là một người thông minh, Nguyễn Trường Tộ lại nhận được nền giáo dục tiên tiến rất sớm. Ông có điều kiện mà ít ai có được trong thời bấy giờ (giữa thế kỷ XIX) là đi đến nhiều nơi trong và ngoài nước, tiếp xúc với nhiều người.

Bức tượng danh nhân Nguyễn Trường Tộ. Ảnh: Tư liệu
Bức tượng danh nhân Nguyễn Trường Tộ. Ảnh: Tư liệu

Nguyễn Trường Tộ học thông Tứ thư Ngũ kinh của Nho giáo. Năm 27 tuổi, ông được giám mục Gauthier đưa vào Chủng viện Tân Ấp thuộc xứ đạo Xã Đoài để dạy chữ Hán cho giám mục và được giám mục dạy lại cho chữ Pháp cũng như tri thức khoa học châu Âu. Năm 1858, giám mục Gauthier đưa Nguyễn Trường Tộ sang Pháp học tập, nâng cao kiến thức nhiều mặt. Hơn hai năm ở Paris, chẳng những ông hiểu biết nhiều về khoa học, kỹ thuật, nhất là về kiến trúc, khai mỏ, mà còn đọc rộng về các mặt chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, pháp luật… và tìm hiểu một số thành tựu công nghệ của phương Tây nhất là Pháp. Trên đường đi sang Pháp và trở về nước, Nguyễn Trường Tộ có dịp ghé qua Rome, dừng chân ở Singapore và Hongkong.

Năm 1861, Nguyễn Trường Tộ trở về nước, khi Sài Gòn – Gia Định đã bị quân viễn chinh Pháp và Tây Ban Nha chiếm đóng. Nguyễn Trường Tộ phiên dịch các công hàm trao đổi giữa triều đình Huế với Soái phủ Pháp ở Gia Định. Không ít lần ông sửa bớt chữ nghĩa trong công hàm của đôi bên nhằm tránh những lời lẽ quá khích, xúc phạm tới triều đình hoặc phương hại cho việc “tạm hòa”. Ông còn tìm cách thông báo một số ý đồ của phía Pháp cho các sứ thần của Triều đình như Nguyễn Bá Nghi, Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ.

Năm 1863, sau gần 3 năm phải làm việc với quân Pháp một cách bất đắc dĩ, Nguyễn Trường Tộ tìm cách thoát ra khỏi vùng quân Pháp, liên hệ được với Triều đình Huế. Từ đây cho đến lúc qua đời vào năm 1871, ông viết và gửi lên Triều đình Huế hàng chục bản điều trần, luận văn, tờ bẩm, trình nhiều kiến nghị có tầm chiến lược nhằm canh tân đất nước mạnh giàu, chấn hưng dân trí, coi trọng khoa học, giáo dục, tạo thế vươn lên cho dân tộc để giữ nền độc lập, bảo vệ đất nước vừa bằng cả sức mạnh quân sự và chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo mà vững chắc.

Về mặt kinh tế, Nguyễn Trường Tộ quan tâm đến công, nông, thương nghiệp. Ông khuyên Triều đình ra sức mở mang nghề nghiệp, mở mang buôn bán trong nước và giao thương với nước ngoài, tránh bế quan tỏa cảng, mời các công ty nước ngoài đến giúp ta khai thác tài lợi, để có thêm của cải và học cho được kỹ thuật cũng như cách làm ăn tiên tiến của họ; sửa đổi thuế khóa, đánh thuế nhà giàu nặng hơn nhà nghèo, đánh mạnh vào xa xỉ phẩm, làm sao cho “nước giàu dân cũng giàu”... Có như vậy mới giữ được độc lập trong tư thế làm chủ đón khách…

Tu viện Thánh Phaolo, số 4 Tôn Đức Thắng, Quân 1, Sài Gòn do Nguyễn Trường Tộ thiết kế. Ảnh: Tư liệu
Tu viện Thánh Phaolo, số 4 Tôn Đức Thắng, Quân 1, Sài Gòn do Nguyễn Trường Tộ thiết kế. Ảnh: Tư liệu

Về mặt văn hóa, xã hội và giáo dục, Nguyễn Trường Tộ đề xuất cải cách phong tục, chủ trương coi trọng dân, sửa đổi chế độ thi cử mở mang việc học hành, thay đổi nội dung giáo dục. Ông khuyên Triều đình tìm mọi cách nâng cao văn hóa đất nước theo hướng coi trọng khoa học, kỹ thuật, nhằm sớm nâng cao đời sống của nhân dân. Nguyễn Trường Tộ phê phán tình trạng Kinh đô Huế luộm thuộm, mất vệ sinh, công thự dột nát, lương bổng quan lại quá ít ỏi,… Ông nêu hàng loạt vấn đề quan trọng như: nên sáp nhập các tỉnh để giảm bớt số quan lại, có điều kiện tăng lương cho quan lại nhằm giảm tệ tham nhũng, khuyến khích tính liêm khiết. Mặt khác, không nên cấm dân dùng đồ đẹp, đồ sang khiến cho văn vật ngày càng kém, áo xiêm ngày càng tồi; đề nghị sửa đổi chế độ thi cử, chú trọng bồi dưỡng nhân tài, thành lập các môn học thực dụng, dùng Quốc văn thay cho chữ Hán trong công văn, lập địa đồ quốc gia và các tỉnh, kiểm kê dân số, lập trại tế bần, viện dục anh (nhà trẻ),…

Về mặt ngoại giao, Nguyễn Trường Tộ phân tích cho Triều đình Huế thấy rõ cục diện chính trị trên toàn thế giới lúc bấy giờ, những mâu thuẫn về quyền lợi giữa Pháp với Anh và Tây Ban Nha, khuyên Triều đình nên có quan hệ ngoại giao trực tiếp với Chính phủ Pháp tìm cách ngăn chặn âm mưu xâm lược của bộ phận cai trị của Pháp bên này, khéo léo chọn thời cơ lấy lại 6 tỉnh Nam Kỳ, xác lập “tư thế làm chủ đón khách”...

Về mặt quân sự, Nguyễn Trường Tộ, tuy có tư tưởng “chủ hòa” nhưng không “chủ hàng”. Ông khuyên Triều đình cải tu võ bị, trọng cả võ lẫn văn, ưu ái người lính, biên soạn binh pháp, đào tạo sĩ quan, mua sắm tàu thuyền, vũ khí, xây dựng phòng tuyến cả ở thành thị lẫn nông thôn, đề phòng quân Pháp xâm lược lan ra cả nước...

Vua Tự Đức đã nhiều lần tiếp nhận các điều trần của Nguyễn Trường Tộ và mời chấp nhận thực hiện một số việc như chuẩn bị mở trường kỹ thuật ở Huế, việc hòa đàm với Pháp… Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà những việc làm này đều không thành, các bản điều trần cũng dần bị Triều đình Huế bỏ qua và đi vào quên lãng...

Kênh sắt đoạn qua xã Nghi Yên nằm giữa Quốc lộ 1A cũ và mới. Ảnh tư liệu: T.H
Kênh sắt đoạn qua xã Nghi Yên nằm giữa Quốc lộ 1A cũ và mới. Ảnh tư liệu: T.H

Với quê hương Nghệ An, Nguyễn Trường Tộ cũng đã bắt tay thực hiện một số công trình mang tính tầm cỡ. Trong đó nổi bật là việc ông giúp Tổng đốc An Tĩnh Hoàng Tá Viêm đào kênh Sắt - một đoạn trong kênh nhà Lê đi qua chân núi Sắt. Đoạn kênh này từng được nhiều đời vua tập trung đào nhưng không thể thông vì có nhiều quặng sắt ở dưới. Thời Vua Tự Đức, khi Hoàng Tá Viêm được cử làm Tổng đốc An Tĩnh, đã nhờ đến kiến thức uyên bác của Nguyễn Trường Tộ, trực tiếp mời ông đến đoạn kênh Sắt dù lúc này Nguyễn Trường Tộ đang điều trị bệnh ở Xã Đoài. Với kiến thức địa chất học được từ Pháp, Nguyễn Trường Tộ đã chỉ cách đào kênh Sắt. Sau khoảng 1 tháng thì đoạn kênh này được khơi thông, chấm dứt quãng thời gian nghìn năm nỗ lực đào kênh với bao nhiêu xương máu của nhân dân.

Cùng thời gian này, Nguyễn Trường Tộ cũng đã thiết kế, xây dựng 4 ngôi nhà trong khu vực giáo đường Xã Đoài (1864 - 1866), đây được xem là một trong những công trình kiến trúc kiểu châu Âu đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam...

Nghệ An tự hào là quê hương của nhà cải cách lớn Nguyễn Trường Tộ. Dù khát vọng canh tân đất nước không thành nhưng những tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ đã thể hiện tầm nhìn vượt thời đại của một người con xứ Nghệ. Đến nay, tư tưởng canh tân ông vẫn còn nguyên giá trị và để lại nhiều bài học quý giá cho hậu thế.

tin mới

Phấn đấu thông tuyến cao tốc Bắc - Nam từ nút giao Diễn Cát đến nút giao Quốc lộ 46B vào dịp 30/4

Phấn đấu thông tuyến cao tốc Bắc - Nam từ nút giao Diễn Cát đến nút giao Quốc lộ 46B vào dịp 30/4

(Baonghean.vn) - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đề nghị Ban QLDA 6, doanh nghiệp đầu tư cùng các nhà thầu tập trung cao độ để thông xe đoạn tuyến 30km từ nút giao QL7 tại xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu đến nút giao QL46B tại xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên vào dịp 30/4.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 16/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 16/4

(Baonghean.vn) - Lễ tiếp nhận và khánh thành tượng V.I.Lê-nin tại thành phố Vinh; Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam và lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; Lãnh đạo tỉnh Nghệ An tiếp và làm việc với lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk (Liên bang Nga)...

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 15/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 15/4

(Baonghean.vn) - Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh làm việc với lãnh đạo các huyện, thành, thị xã; Giá chè búp tươi Nghệ An tăng cao nhất nhiều năm; Chính thức chặn dòng, tích nước hồ chứa nước Khe Lại - Vực Mấu… là những thông tin nổi bật ngày 15/4.

Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An làm việc với lãnh đạo các huyện, thành, thị

Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An làm việc với lãnh đạo các huyện, thành, thị

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An tổ chức làm việc với các đồng chí bí thư huyện, thành, thị ủy và chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã về công tác sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025.

Dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An sẽ được trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An sẽ được trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

(Baonghean.vn) - Tại phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đưa nội dung dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 14/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 14/4

(Baonghean.vn) - Nghệ An dự kiến sẽ thu hồi vốn chưa giải ngân của 10 công trình, dự án; Phát động tập luyện môn bơi, phòng, chống đuối nước ở khu vực miền núi; Thị trường vàng Nghệ An chững lại sau chỉ đạo của Thủ tướng… là những nội dung đăng tải trên baonghean.vn trong ngày.

Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: 'Triệu tấm lòng yêu thương-Nghìn mái nhà hạnh phúc'

Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: 'Triệu tấm lòng yêu thương-Nghìn mái nhà hạnh phúc'

Tại Lễ phát động phong trào thi đua cả nước chung tay "xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên phạm vi cả nước diễn ra sáng 13/4, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã kêu gọi sự góp sức của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, tập thể, cá nhân trong nước và ở nước ngoài.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 13/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 13/4

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác tỉnh Nghệ An dâng hương tưởng niệm tại các di tích lịch sử ở Bình Phước; Trình HĐND tỉnh bổ sung 4 dự án đầu tư khu đô thị và dân cư mới tại thành phố Vinh; Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024...

Chân dung những anh hùng người Nghệ qua lời kể của cựu phóng viên chiến trường

Chân dung những anh hùng người Nghệ qua lời kể của cựu phóng viên chiến trường

(Baonghean.vn) - Là ''thư ký của thời đại’’, nhà báo Nguyễn Thế Viên từng có mặt trong nhiều trận đánh lịch sử. Nhớ về Điện Biên, nhớ về 56 ngày đêm không ngủ, những cái tên như Trần Can, Phan Tư hay Phan Đình Giót vẫn mãi là huyền thoại trong ký ức của cựu phóng viên chiến trường.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An làm việc tại Bình Phước bàn hợp tác phát triển giữa hai tỉnh

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An làm việc tại Bình Phước bàn hợp tác phát triển giữa hai tỉnh

(Baonghean.vn) - Chiều 12/4, tại thành phố Đồng Xoài, Đoàn công tác tỉnh Nghệ An do đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Phước nhằm bàn hợp tác phát triển giữa hai tỉnh.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 12/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 12/4

(Baonghean.vn) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương giao ban với 22 địa phương, đơn vị tại Nghệ An; HĐND tỉnh cho ý kiến về phương án phân bổ nguồn vốn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu giải thích việc đặt tên xã sau sáp nhập...

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 11/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 11/4

(Baonghean.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024; HĐND tỉnh tổ chức các cuộc họp thẩm tra dự thảo nghị quyết; Nghệ An tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam VITM tại Hà Nội… là những nội dung đăng tải trên baonghean.vn hôm nay.