Nhộn nhịp mùa lùng trên lòng hồ Thủy điện Hủa Na

(Baonghean.vn) - Quế Phong được coi là thủ phủ của cây lùng. Hiện đang là thời gian cao điểm của mùa khai thác lùng. Người dân dựng lán ven quốc lộ 16 để khai thác. Bến đò Thủy điện Hủa Na tấp nập kẻ bán người mua lùng.
Huyện miền núi Quế Phong được biết đến là vương quốc của lùng, một loại cây đặc hữu có giá trị cao trong sản xuất các sản phẩm liên quan đến mây tre đan. Sau nhiều năm bảo vệ hiệu quả, đến nay, rừng lùng ở Quế Phong bắt đầu được phép khai thác trở lại. Ảnh: Nhật Lân.
Huyện miền núi Quế Phong được biết đến là vương quốc của lùng, một loại cây đặc hữu có giá trị cao trong sản xuất các sản phẩm liên quan đến mây tre đan. Sau nhiều năm bảo vệ hiệu quả, đến nay, rừng lùng ở Quế Phong bắt đầu được phép khai thác trở lại. Ảnh: Nhật Lân.
 
Trước khi phân vùng thu hoạch lùng, các lực lượng chức năng trực tiếp vào rừng, hướng dẫn người dân cách khai thác để vừa đảm bảo hiệu quả, năng suất khai thác vừa đảm bảo việc phát triển bền vững các rừng lùng.
Trước khi phân vùng thu hoạch lùng, các lực lượng chức năng trực tiếp vào rừng, hướng dẫn người dân cách khai thác để vừa đảm bảo hiệu quả, năng suất khai thác vừa đảm bảo việc phát triển bền vững các rừng lùng.
Những dãy lán dài nằm san sát nhau bên QL 16. Ảnh: Cường Phương
Sau đợt mưa kéo dài, dọc QL16, người dân huyện Quế Phong dựng nhiều lán trại làm nơi tập kết thực phẩm và nghỉ ngơi để bước vào mùa khai thác lùng. Ảnh: Cường Phương
Sau khi chặt từ gốc, lùng được chuyển xuống một địa điểm tập kết. Ảnh: Phương Cường
Cây lùng được xem là "cây xóa nghèo" ở Đồng Văn, mang lại nguồn thu nhập khá cho bà con nơi đây. Ảnh: Phương Cường
Cây lùng dùng để sản xuất ra các mặt hàng: tăm, đũa, chân hương… phục vụ nghề mây tre đan xuất khẩu, nên lùng tiêu thụ mạnh. Không những các đơn vị sản xuất trong huyện mà các huyện lân cận, thành phố Vinh, Hà Nội cũng đến thu mua lùng ở đây. Ảnh: Phương Cường
Cây lùng dùng để sản xuất ra các mặt hàng: tăm, đũa, chân hương… phục vụ nghề mây tre đan xuất khẩu, nên lùng tiêu thụ mạnh. Không những các đơn vị sản xuất trong huyện mà các huyện lân cận, thành phố Vinh, Hà Nội cũng đến thu mua lùng ở đây. Ảnh: Phương Cường
Một chiếc thuyền chở đầy nứa lùng trên lòng hồ thủy điện Hủa Na, mang đến bến tập kết chờ thương lái đến thu mua. Ảnh: Phương Cường
Một chiếc thuyền chở đầy nứa lùng trên lòng hồ thủy điện Hủa Na, mang đến bến tập kết chờ thương lái đến thu mua. Ảnh: Phương Cường
Mùa khai thác lùng tạo việc làm cho cả nghìn người từ khâu khai thác đến thu mua, bốc vác... Trung bình mỗi ngày, 1 người vận chuyển được khoảng 1 tấn lùng, cho thu nhập 200.000-400.000 đồng. Trong ảnh: Chuyển nứa lùng sang xe trọng tải lớn. Ảnh: Phương Cường
Mùa khai thác lùng tạo việc làm cho cả nghìn người từ khâu khai thác đến thu mua, bốc vác... Trung bình mỗi ngày, 1 người vận chuyển được khoảng 1 tấn lùng, cho thu nhập 200.000-400.000 đồng. Trong ảnh: Chuyển nứa lùng sang xe trọng tải lớn. Ảnh: Phương Cường
Hiện nay, trên lòng hồ thủy điện Hủa Na có hàng chục chiếc thuyền sắt chuyên thu mua, vận chuyển lùng. Ảnh Phương Cường
Hiện nay, trên lòng hồ thủy điện Hủa Na có hàng chục chiếc thuyền sắt chuyên thu mua, vận chuyển lùng. Ảnh Phương Cường 
Trước đây, để bảo tồn cây lùng, chính quyền có lệnh cấm khai thác loại cây thuộc nhóm tre nứa này. Đến tháng 6/2018, cây lùng ở Đồng Văn đã được cho phép khai thác trở lại… Hiện tại, mỗi tạ nứa lùng có giá từ 120-140 ngàn đồng tùy loại. Ảnh: Phương Cường

Trước đây, để bảo tồn cây lùng, chính quyền có lệnh cấm khai thác loại cây thuộc nhóm tre nứa này. Đến tháng 6/2018, cây lùng ở Đồng Văn đã được cho phép khai thác trở lại… Hiện tại, mỗi tạ nứa lùng có giá từ 120-140 ngàn đồng tùy loại. Ảnh: Phương Cường

Lùng
Thời điểm này, tại Đồng Văn (Quế Phong), cảnh mua bán lùng diễn ra tấp nập. Ảnh: Phương Cường

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.