Nhộn nhịp mùa trồng mía thuê ở miền Tây xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Sau khi thu hoạch xong mía vụ cuối, bà con nông dân tại nhiều địa phương tiếp tục trồng mía mới. Vì diện tích rộng, lại chưa thể áp dụng máy móc một cách triệt để nên dịch vụ trồng mía thuê vẫn đang được sử dụng rộng rãi.
Những ngày này, trên khắp cánh đồng mía các huyện Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu, người dân đang tấp nập bước vào vụ thu hoạch mía và cả trồng mía mới. Vì diện tích rộng, chưa thể áp dụng máy móc, kỹ thuật một cách triệt để vào các khâu từ làm đất, trồng, thu hoạch, nên người dân đang phải sử dụng một lực lượng lớn lao động phổ thông để canh tác. 
Gia đình bà Vinh ở bản Định Tiến, xã Châu Hạnh, Quỳ Châu làm 3ha mía, do ít người nên bà phải thuê người đến trồng mía. Ảnh: Tiến Đông
Gia đình bà Vinh ở bản Định Tiến, xã Châu Hạnh (Quỳ Châu) làm 3 ha mía, do ít người nên bà phải thuê người đến trồng mía. Ảnh: Tiến Đông

Gia đình bà Lương Thị Vinh, trú tại bản Định Tiến, xã Châu Hạnh (Quỳ Châu), đang bước mùa trồng mía. Gia đình bà Vinh trồng 3 ha mía, sau khi thu hoạch xong vụ cuối, tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà Vinh đã phải thuê người về làm đất và trồng mới ngay để kịp thời vụ. Sau khi thuê máy cày để xới đất, mỗi héc ta bà Vinh đã phải thuê tới 15 người, chưa kể cả người nhà cùng tham gia thì mới có thể hoàn thành việc trồng mía. 

Người dân nhộn nhịp trồng mía thuê cho các chủ ruộng. Ảnh: Tiến Đông
Người dân nhộn nhịp trồng mía thuê cho các chủ ruộng. Ảnh: Tiến Đông

Bà Hoàng Thị Kiều, trú tại bản Kẻ Nính, xã Châu Hạnh, 1 trong 15 người của đội trồng mía thuê, cho biết: Do gia đình bà có ít ruộng, nên vào những dịp rảnh rỗi, bà lại cùng chị em trong bản đi trồng mía thuê cho người dân xung quanh. Cả nhóm 15 người chia nhau các công việc cụ thể, người gánh phân, người đặt phôi mía, người lấp đất, mỗi ngày tiền công được 160.000 đồng/người. 

Bà Kiều cũng cho biết, do thời điểm thu hoạch mía không tiến hành ồ ạt một lúc, nên thời gian trồng mía của những hộ đã thu hoạch xong 3 vụ cũng giãn cách nhau, tùy thuộc vào lệnh chặt mía từ phía nhà máy đường. Chính vì thế mà việc trồng mía thuê cũng rải đều hơn. Từ tháng 11 năm ngoái trở lại đây, chị em trong bản đã bắt đầu rục rịch đi chặt và trồng mía thuê. 
Bà Hoàng Thị Kiều, một trong số những người chuyên đi trồng mía thuê cho biết, tùy vào từng cánh đồng mà giá công mỗi ngày giao động từ 160.000 đồng đến 180.000 đồng. Ảnh: Tiến Đông
Bà Hoàng Thị Kiều, một trong số những người chuyên đi trồng mía thuê cho biết, tùy vào từng cánh đồng mà giá công mỗi ngày giao động từ 160.000 đồng đến 180.000 đồng. Ảnh: Tiến Đông
Theo nhiều người, việc trồng mía thuê tốn rất nhiều thời gian và công sức. Vì những cánh đồng mía trải dài trên một diện tích rộng, cách xa đường lớn, trên sườn đồi, lại phải tiến hành nhiều công đoạn nên rất vất vả. "Biệt đội" trồng mía thuê đa phần là chị em nên càng nặng nhọc hơn, nhất là phải di chuyển nhiều lần để rải phân, bỏ phôi giống và lấp đất. 
Việc trồng mía thuê tốn rất nhiều công sức. Ảnh: Tiến Đông
Việc trồng mía thuê tốn rất nhiều công sức. Ảnh: Tiến Đông

Chị Tâm, trú tại bản Hạnh Tiến, xã Châu Hạnh thì cả hai vợ chồng cùng đi trồng mía thuê. Chị Tâm cho biết, khác với cấy lúa hay trỉa ngô, trỉa lạc, trồng mía phải làm lần lượt từng khâu. Ban đầu là gánh phân đi rải lớp lót, sau đó vác từng bó mía giống đi rải xuống luống, rồi tiếp tục quay lại chặt nhỏ mía giống ra từng đoạn, kế đến là bón phân tổng hợp, cuối cùng là lấp đất lại. Vì quá trình trồng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây mía sau này nên nhiều chủ nhà yêu cầu phải làm từng bước kỹ càng, nếu không cẩn thận thì mía tốt lên sẽ bị gãy đổ. Chính vì thế mà mặc dù có thể dùng máy để lấp đất nhưng nhiều hộ không muốn, vì máy lấp sẽ khiến cho gốc mía giống không được ép chặt. 

Cả đội trồng mía thuê 15 người, cùng với người nhà của chủ ruộng phải mất đến 4 ngày mới có thể làm xong 1ha. Ảnh: Tiến Đông
Đội trồng mía thuê gồm 15 người, cùng với người nhà của chủ ruộng phải mất đến 4 ngày mới có thể làm xong 1 ha. Ảnh: Tiến Đông

Theo khảo sát, công trồng mía tùy vào từng lô, khoảnh có giá giao động từ 160.000 đồng đến 180.000 đồng/ngày công. Ở những khu vực đi lại thuận lợi, bằng phẳng thì có giá thấp hơn, ngược lại ở những khu vực có địa hình chia cắt thì chi phí cao hơn, có khi lên đến 250.000 đồng/người/ngày. Dù trả công cao nhưng vẫn không tìm ra người trồng mía thuê, nhất là vào thời điểm thu hoạch vụ cuối một cách đại trà. Bởi vì diện tích thì rộng mà đội ngũ trồng mía thuê thì cũng có hạn, chưa kể chỉ có những người ở gần thì mới nhận đến làm thuê, còn ở xa dù trả công cao họ cũng ngại đi lại. 

Cả đội trồng mía thuê thường phân chia công việc cụ thể để hoàn thành sớm còn kịp đi làm cho gia đình khác. Ảnh: Tiến Đông
Cả đội trồng mía thuê thường phân chia công việc cụ thể để hoàn thành sớm còn kịp đi làm cho gia đình khác. Ảnh: Tiến Đông
Tại các huyện Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu... dịch vụ trồng mía thuê đã tồn tại từ rất lâu rồi. Mặc dù vất vả nhưng nếu gia đình nào chăm chỉ, chịu khó 2 vợ chồng cùng đi làm thì mỗi ngày cũng có thể kiếm được 500.000 đồng, đây là số tiền không nhỏ đối với bà con nông dân khu vực miền núi. Chưa kể, sau khi trồng, họ còn được thuê làm cỏ, bỏ phân, tuốt lá, và cả khi chặt mía. Chính vì thế, dù không có đất sản xuất nhưng tại các địa phương có nhiều diện tích mía, lực lượng làm thuê trên các ruộng mía cũng dần trở nên chuyên nghiệp và đông đảo, nhộn nhịp. 

tin mới

Nghệ An kiểm tra thực tế công tác chỉ đạo chống khai thác hải sản trái phép tại Quỳnh Lưu và Hoàng Mai

Nghệ An kiểm tra thực tế công tác chỉ đạo chống khai thác hải sản trái phép tại Quỳnh Lưu và Hoàng Mai

(Baonghean.vn) -Thực hiện Kế hoạch mở đợt kiểm tra cao điểm về hoạt động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là IUU), chiều 28/3, đoàn công tác Ban chỉ đạo IUU của tỉnh tiến hành kiểm tra tại địa bàn Quỳnh Lưu và TX. Hoàng Mai.

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.