Những ai không nên ăn rau sống?

Theo Cẩm Anh (vnexpress.net)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Phụ nữ mang thai, người bị rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, suy thận mạn, suy dinh dưỡng, thiếu máu, lạnh bụng, tiêu chảy... không nên ăn rau sống.

Theo dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên trường Đại học Y dược TP. HCM, rau sống là một từ chung để chỉ các loại rau có thể ăn trực tiếp, không qua chế biến. Những loại rau được ăn sống như diếp cá, kinh giới, rau răm, tía tô, húng quế, xà lách, kèo nèo, rau nhúc, dừa nước...

Những ai không nên ăn rau sống? ảnh 1

Ăn quá nhiều rau sống mà không bổ sung đạm, béo... có thể khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng. Ảnh: C.A

Rau sống giúp kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau co thắt, kích thích tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn. Trong thành phần của các loại rau sống, hoạt chất chiếm tỷ lệ nhiều nhất là tinh dầu tạo mùi đặc trưng, vitamin C, B, men tiêu hóa, chất xơ, đường, carbohydrat. Một số loại cải chứa thành phần sulfur (lưu huỳnh) có tác dụng chống oxy hóa.

Người không nên ăn rau sống

Người bị rối loạn tiêu hóa: Chất xơ trong rau có tác dụng phụ gây khó chịu đường tiêu hóa như đầy hơi, chuột rút, co thắt dạ dày, tiêu chảy, giảm hấp thụ một số chất dinh dưỡng quan trọng.

Người bị hội chứng ruột kích thích: Ăn nhiều rau sống có thể bị đầy hơi, đau dạ dày, có cảm giác muốn đi đại tiện ngay.

Người bị viêm đại tràng: Nhiều loại rau có chứa chất xơ dạng không tan như cellulose, người bệnh viêm đại tràng không nên ăn để tránh thành ruột tổn thương.

Bệnh nhân suy thận: Những người mắc bệnh thận nên tránh các loại rau chứa nhiều kali và photpho, vì thận không thể loại bỏ chúng theo đường tiểu.

Phụ nữ mang thai: Thực phẩm sống luôn chứa một lượng lớn vi khuẩn và ký sinh trùng, có thể gây nguy hiểm đối với mẹ và thai nhi.

Cơ thể có mùi khó chịu: Ăn loại rau chứa nhiều lưu huỳnh thường khiến mồ hôi có mùi khó chịu. Những loại rau màu sậm có thể làm cho nước tiểu có màu.

Dược sĩ Phụng cho biết có 3 cách tốt nhất để thưởng thức món rau sống an toàn và dinh dưỡng. Trong đó, ăn sống giữ cho các enzyme, vitamin, phytochemical và tinh dầu còn nguyên vẹn. Phương pháp hấp là cách tốt nhất để giữ lại nước trong rau. Xào rau nhanh cũng giữ lại được một số chất dinh dưỡng. Bạn cũng có thể sử dụng lò vi sóng để chế biến rau.

Rau sống thường được trồng ở đất, nếu rửa không sạch, cơ thể dễ nhiễm ký sinh trùng. Cần rửa rau dưới vòi nước, ngâm rau khoảng 15 phút trong dung dịch nước muối loãng 5%. 

"Chú ý rửa sạch trước khi cắt hoặc thái nhỏ, vì các vitamin tan trong nước như C và nhóm B có thể mất hơn 50% khi rửa quá kỹ hoặc luộc quá chín", dược sĩ Phụng khuyến cáo. 

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.