Những bức hình 'biết nói' 30 năm sau thảm họa hạt nhân Chernobyl

26/04/2016 06:38

(Baonghean.vn) - Ngày 26/4/1986 đã đi vào lịch sử nhân loại khi một sự cố đã xảy ra ở nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở thành phố Pripyat (Ukraine) gây ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử, gấp 400 lần lượng phóng xạ từ quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima năm 1945.

Sai lầm trong thiết kế và điều khiển tạo thành vụ nổ mạnh đến mức thổi bay cả phần nóc nặng nghìn tấn của lò phản ứng số 4, phát tán vô số chất phóng xạ vào môi trường sống.

Trong một nghiên cứu mới đây, Tổ chức Hòa bình Xanh đưa ra kết luận, thảm họa Chernobyl đã gây ra những thiệt hại về môi trường khó có thể phục hồi và phải mất hàng nghìn năm nữa thành phố Pripyat mới có thể tái định cư.

Các chuyên gia ước tính, các khu vực gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl sẽ tiếp tục bị bỏ hoang ít nhất 3.000 năm nữa bởi mức độ ô nhiễm độc hại và nguy hiểm ở đây.

30 năm sau thảm họa, ít ai ngờ rằng, hình ảnh về ngôi nhà hoang tàn, phòng học la liệt mặt nạ độc... vẫn hiện hữu.

Những bức ảnh “biết nói” dưới đây sẽ giúp chúng ta ngược dòng thời gian và hiểu hơn về sự hoang tàn của "thị trấn ma" này.

1

Vào lúc 1h23 sáng 26/4/1986, lò phản ứng số 4 thuộc nhà máy điện hạt nhân Chernobyl bỗng nhiên phát nổ. Ngay sau đó, một loạt các vụ nổ liên tiếp xảy ra, gây ra hiện tượng tan chảy lõi lò phản ứng hạt nhân. Ảnh: Telegraph.

 Sức công phá của vụ nổ gây ra nhiều thiệt hại nặng nề. Hai ngày sau vụ nổ, bụi phóng xạ được phát hiện tận Thụy Điển, Na Uy và Phần Lan - cách đó khoảng 1.600km. Ảnh: Dailystar.
Sức công phá của vụ nổ gây ra nhiều thiệt hại nặng nề. Hai ngày sau vụ nổ, bụi phóng xạ được phát hiện tận Thụy Điển, Na Uy và Phần Lan - cách đó khoảng 1.600km. Ảnh: Dailystar.
 Những bức hình còn vương lại trên sàn nhà… Ảnh: Mirror.
Những bức hình còn vương lại trên sàn nhà… Ảnh: Mirror.
… hay con búp bê sót nằm chơ vơ trên chiếc giường cũ kỹ cho thấy nỗi ám ảnh tại Chernobyl vẫn hiện hữu. Ảnh: Mirror
… búp bê sót nằm chơ vơ trên chiếc giường cũ kỹ cho thấy nỗi ám ảnh tại Chernobyl vẫn hiện hữu. Ảnh: Mirror
Những chiếc mặt nạ phòng độc là vật dụng không thể thiếu của người tham gia giải quyết hậu quả thảm họa. Đây là công việc vô cùng nguy hiểm bởi họ phải làm việc trong môi trường nhiễm bức xạ cao. Ảnh: Telegraph
Những chiếc mặt nạ phòng độc là vật dụng không thể thiếu của người tham gia giải quyết hậu quả thảm họa. Đây là công việc vô cùng nguy hiểm bởi họ phải làm việc trong môi trường nhiễm bức xạ cao. Ảnh: Telegraph.
La liệt mặt nạ phòng độc giống như đạo cụ trong những bộ phim kinh dị. Ảnh: Mirror
La liệt mặt nạ phòng độc giống như đạo cụ trong những bộ phim kinh dị. Ảnh: Mirror.
Đã 3 thập kỷ nhưng dấu tích của vụ nổ còn quá rõ ràng. Ảnh: Dailymail.
Đã 3 thập kỷ nhưng dấu tích của vụ nổ còn quá rõ ràng. Ảnh: Dailymail.
Dấu tích nhà trẻ, trường học, khu vui chơi, đường phố ở Chernobyl nằm im lìm, trở nên hoang tàn qua thời gian. Ảnh: Mirror
Dấu tích nhà trẻ, trường học, khu vui chơi, đường phố ở Chernobyl nằm im lìm, trở nên hoang tàn qua thời gian. Ảnh: Mirror.
 Nhóm các nhà nghiên cứu vẫn ghé thăm vùng đất này và đo đạc lượng phóng xạ còn tồn tại trong khu vực. Ảnh: Telegraph
Nhóm các nhà nghiên cứu vẫn ghé thăm vùng đất này và đo đạc lượng phóng xạ còn tồn tại trong khu vực. Ảnh: Telegraph.
Bên cạnh các nhà khoa học tới nghiên cứu, có khá nhiều du khách muốn đến đây để trải nghiệm vẻ hoang tàn và hồi sinh của thành phố Pripyat. Tuy nhiên, các nhà chức trách địa phương khuyến cáo người dân nên bảo vệ mình tránh để lại hậu quả đáng tiếc. Ảnh: BBC
Bên cạnh các nhà khoa học tới nghiên cứu, có khá nhiều du khách muốn đến đây để trải nghiệm vẻ hoang tàn và hồi sinh của thành phố Pripyat. Tuy nhiên, các nhà chức trách địa phương khuyến cáo người dân nên bảo vệ mình tránh để lại hậu quả đáng tiếc. Ảnh: BBC.

Lan Hạ

(Theo Mirror, Telegraph)

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
Những bức hình 'biết nói' 30 năm sau thảm họa hạt nhân Chernobyl
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO