Những cách làm hay tăng thu nhập cho người dân ở huyện Anh Sơn

Bài: Thanh Phúc - KT: Lâm Tùng

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean) - Những cánh đồng một giống lúa, liên kết từ đầu vào đến khâu bao tiêu sản phẩm; những vườn bưởi hàng hóa hay những đàn bò giống lai sind đang phát triển hiệu quả… là những cách làm hay, mô hình tốt góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng NTM ở Anh Sơn.
Cánh đồng một giống lúa
Vụ hè thu năm 2019 được sự hỗ trợ kinh phí và chỉ đạo của UBND huyện Anh Sơn, Trạm Khuyến nông Anh Sơn đã triển khai xây dựng và thực hiện 4 mô hình sản xuất lúa thuần cánh đồng lớn với quy mô 152 ha, tại các xã: Khai Sơn (30 ha), Hoa Sơn (30 ha), Hội Sơn (30 ha) và Đức Sơn (62 ha).
Tham gia mô hình, 1.715 hộ dân được hỗ trợ 70% giống lúa và phân bón. Đặc biệt, từ khi làm đất, gieo mạ, chăm sóc đến khi thu hoạch đều được thực hiện dưới sự hướng dẫn, giám sát của cán bộ Trạm Khuyến nông nên cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt. 
Mô hình cánh đồng 1 giống lúa thuần ở Anh Sơn. Ảnh: Thanh Phúc
Mô hình cánh đồng một giống lúa thuần ở Anh Sơn. Ảnh: Thanh Phúc

Mặc dù trong điều kiện khó khăn: Hạn hán kéo dài, sâu bệnh gây hại và do tâm lý của người dân vụ hè thu không ăn chắc nên ít đầu tư, chăm sóc song trên diện tích 152 ha triển khai mô hình, năng suất đạt 4,8 - 5,2 tấn/ha.

Bà Đặng Thị Ngọc, một hộ dân tham gia mô hình cho biết: “Trong khi các nơi khác mất trắng vụ hè thu thì cả mẫu ruộng của gia đình vẫn đạt năng suất cao. Sau khi thu hoạch, lúa được các công ty bao tiêu với mức giá cao nên rất phấn khởi”.

“Với việc áp dụng đúng mô hình cánh đồng lúa một giống, theo quy trình sản xuất “3 giảm, 3 tăng” (giảm về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; tăng về năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế của cây trồng) đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ nét. Bên cạnh đó, thay đổi thói quen sản xuất manh mún, tùy tiện sang ứng dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất quy mô lớn theo hướng hàng hóa cho bà con”. 

Ông Trịnh Xuân Quý - Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Anh Sơn

Những dấu hiệu tích cực mà mô hình cánh đồng lúa một giống mang lại từ đợt trồng thí điểm lần này, Anh Sơn sẽ tiến tới nhân rộng đại trà ra các địa phương khác nhằm giúp nông dân nâng cao về năng suất, chất lượng, tăng thu nhập và thuận tiện trong sản xuất. Đồng thời, thu hút các doanh nghiệp liên kết để đầu tư về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân và bao tiêu sản phẩm để sản xuất ổn định, bền vững.
Xây dựng vùng chuyên canh bưởi
Hộ chị Lương Thị Sửu ở bản Kim Tiến, xã Phúc Sơn được lựa chọn thí điểm mô hình trồng bưởi hồng Quang Tiến hàng hóa. Trên diện tích 0,6 ha trước đây trồng nghệ, gừng kém hiệu quả nay được thay thế bằng 200 gốc bưởi. Sau gần 2 tháng xuống giống, hiện vườn bưởi của gia đình chị Sửu đang bén rễ, xanh cây, tỷ lệ sống đạt 100%.
Chọn giống bưởi cấp cho người dân tham gia mô hình. Ảnh: Thanh Phúc
Chọn giống bưởi cấp cho người dân tham gia mô hình. Ảnh: Thanh Phúc

Chị Sửu cho biết: “Được hỗ trợ 100% cây giống, vật tư, phân bón; được hướng dẫn cách chăm sóc, thường xuyên được tập huấn nên rất tự tin khi tham gia mô hình. 3 năm nữa, vườn bưởi này hứa hẹn đem lại nguồn thu nhập không nhỏ. Trong quá trình chờ bưởi khép tán, tôi trồng xen cây nghệ, gừng, bí đỏ lấy ngọn theo hình thức “lấy ngắn nuôi dài”.

Bắt đầu tháng 8/2019, Trạm Khuyến nông Anh Sơn triển khai mô hình trồng bưởi hồng Quang Tiến trên diện tích 3ha tại 2 xã Phúc Sơn và Hội Sơn. Các hộ tham gia mô hình là những gia đình khó khăn, có điều kiện về đất đai phát triển kinh tế vườn, có ý chí thoát nghèo từ kinh tế vườn.
Cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật trồng bưởi hồng Quang Tiến. Những vườn bưởi đang bén rễ, xanh cây và cho kết quả tốt trên đất Anh Sơn. Ảnh: T.P
Cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật trồng bưởi hồng Quang Tiến. Những vườn bưởi đang bén rễ, xanh cây và cho kết quả tốt trên đất Anh Sơn. Ảnh: T.P

Các hộ sau khi được lựa chọn tham gia mô hình được tham gia lớp tập huấn trồng cây ăn quả có múi, được đi tham quan tại phường Quang Tiến (TX. Thái Hòa); được cấp cây giống, hỗ trợ phân bón và cán bộ trạm giám sát quy trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. 

“Giống bưởi phù hợp với chất đất, khí hậu của vùng đất Anh Sơn và là loại cây có giá trị kinh tế cao. Sau khi mô hình triển khai có hiệu quả sẽ tổ chức nhân rộng, xây dựng vùng chuyên canh trồng bưởi hàng hóa, là cây trồng chủ lực, đem lại nguồn thu cho người dân các xã miền núi Anh Sơn”, chị Thủy Triều, cán bộ Trạm Khuyến nông được phân công phụ trách mô hình cho biết.
Trao “cần câu” cho hộ nghèo vùng khó
 Hộ chị Lô Thị Hương ở thôn 9 là một trong các hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn được nhận bò sinh sản miễn phí để chăn nuôi theo mô hình do Trạm Khuyến nông huyện Anh Sơn triển khai từ năm 2018.
Chị Hương chia sẻ, chồng chị mất sớm, 2 con chị bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, một mình chị là lao động chính với nghề nông nên cái nghèo đeo bám. Sau khi nhận được con bò giống của mô hình về chăm sóc, hiện 2 con bò đang phát triển tốt, sắp tới sẽ sinh bê con. Nếu chăm sóc tốt, khi bán 2 bê con sẽ được 20-25 triệu đồng, có tiền để trả nợ, sửa lại nhà cửa... 
Thăm mô hình nuôi bò sinh sản ở Thọ Sơn (Anh Sơn). Ảnh: T.P
Thăm mô hình nuôi bò sinh sản ở Thọ Sơn (Anh Sơn). Ảnh: T.P

Nhằm hỗ trợ các hộ dân tộc thiểu số miền núi và hộ nghèo trên địa bàn xã phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống, Trạm Khuyến nông Anh Sơn đã triển khai thực hiện mô hình chăn nuôi bò sinh sản ở Thọ Sơn, xã vùng sâu, vùng xa của huyện.

Theo đó, có 5 hộ nghèo của xã Thọ Sơn được cấp 10 con bò sinh sản, 1 sào giống cỏ voi và 150 kg cám. Qua 1 năm triển khai, đã có 5/10 con bò sinh sản, số bê con sinh ra sinh trưởng, phát triển tốt, cho thu nhập từ 10 đến 12 triệu đồng/con. Sau lứa sinh sản đầu tiên, bê con được các hộ bán lại cho các hộ nghèo khác trong xã với giá gốc để các hộ có điều kiện phát triển kinh tế, hỗ trợ nhau xóa đói, giảm nghèo.
Những mô hình mà Trạm Khuyến nông Anh Sơn đã triển khai có sức lan tỏa lớn, không chỉ giúp các hộ nghèo phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập mà còn góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo của huyện, hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới của các địa phương. 

tin mới

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.