Những cái tát của sự thất bại

(Baonghean.vn) - Dư luận vô cùng bất bình, phẫn nộ và đau xót trước vụ việc một học sinh lớp 6 ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình phải nhập viện vì bị cô giáo phạt, phải nhận 230 cái tát của bạn và 1 cái tát của chính cô.

Vụ bạo hành học đường này thêm một lần nữa cho thấy những người làm giáo dục đã thất bại cả cái tâm và cái tình đối với học sinh - đối tượng cần được giáo dục và yêu thương để hoàn thiện nhân cách làm người.

Vì một chút tinh nghịch, cậu học sinh lớp 6 đã nhấn mạnh chữ Thanh trong từ Thanh Hóa để trêu bạn, vì tên của mẹ bạn là Thanh. Một trò đùa thường xảy ra ở trẻ mới lớn( trẻ con nông thôn như chúng tôi, ngày xưa cũng thế, hay kêu tên cả mẹ bạn ra để trêu đùa) đã bị thổi phồng thành “chửi mẹ của bạn”, thành lỗi “ nói tục” (mà thực ra chưa đến mức “tục tĩu” như lời cô giáo nói).

Cô Nguyễn Thị Phương Thủy trong giờ dạy. Ảnh: Internet
Cô Nguyễn Thị Phương Thủy trong giờ dạy. Ảnh: Internet
Thế nhưng, cô giáo chủ nhiệm chưa rõ đầu đuôi câu chuyện đã vội áp dụng hình phạt mà cô đã đặt ra trước đó, bắt các bạn cùng lớp tát mỗi người 10 cái vào mặt cậu học sinh được cho là “vi phạm”.

Hậu quả là em đã nhận 230 cái tát của bạn và thêm một cái tát nảy lửa của chính cô giáo chủ nhiệm. Đau nhất và cũng đáng suy nghĩ nhất là 10 cái tát đẫm nước mắt của một người em họ dành cho em. Cũng như các bạn, cậu em họ này vừa tát anh, vừa khóc, nhưng vẫn phải tát. Vì “nếu không tát đủ, hoặc tát không đủ mạnh thì sẽ bị cô cho tát ngược trở lại”.

Sau “đòn tra tấn” này, cậu học sinh lớp 6 bé bỏng phải nhập viện trong tình trạng 2 má thâm đen, sưng tấy, khó nhai nuốt. 

Hcoj sinh lớp 6 phải nhập viện sau khi nhận đủ 230 cái tát. Ảnh: Internet
Học sinh lớp 6 phải nhập viện sau khi nhận đủ 230 cái tát. Ảnh: Internet
Đây thực sự là một câu chuyện vô cùng xót xa với những người yêu trẻ!  

Đã từng có quá nhiều vụ giáo viên xử phạt học sinh theo kiểu hành hạ cho bõ ghét này phải nhận kỷ luật, có người phải bị đuổi ra khỏi ngành. Gần đây nhất là vụ cô giáo bắt học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng. Bộ GD-ĐT cũng đã ban hành Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT về việc tăng cường quản lý, nâng cao đạo đức nhà giáo, trong đó để chấn chỉnh tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo.

Bộ GD-ĐT cũng nhiều lần khẳng định kiên quyết đưa ra khỏi ngành những giáo viên vi phạm nghiêm trọng đạo đức nhà giáo… Những quy định như vậy, lẽ nào cô giáo này không biết. Là cô giáo, cô cũng là mẹ của những đứa con, sao cô vẫn bất chấp cả lý lẽ lẫn tình người để đưa ra kiểu trừng phạt học sinh dã man như vậy?

Điều đáng nói là cách phạt gián tiếp này của cô, vô hình trung cô đã biến những đứa trẻ non nớt vốn là bè bạn thân tình hằng ngày trở thành người xa lạ, vô cảm, nhẫn tâm với bạn học. Có lẽ không đâu trên thế gian này lại có cảnh 23 học sinh sắp hàng, lần lượt bước tới, mỗi em tát vào mặt bạn mình 10 cái, mà phải tát đủ, tát mạnh mới đúng ý cô.

Hình ảnh này thực sự là nỗi ám ảnh không chỉ cho cậu học trò đáng thương kia mà còn là nỗi ám ảnh cho môi trường giáo dục.

Ám ảnh vì không hề có lấy một học sinh nào dám có ý kiến với cô giáo để không phải tát bạn. Thậm chí có cả trường hợp học sinh tát bạn là họ hàng với nhau, vừa tát người anh của mình vừa khóc. Rõ ràng ở đây, nỗi sợ hãi cô giáo đã lớn hơn tình bạn, tình người. Dù có được biện hộ bằng cách nào thì phương pháp giáo dục bằng tình thương đã thất bại, thay vào đó là cách giáo dục bằng bạo lực.

Có thể nói 231 cái tát vào mặt cậu học trò bé nhỏ ấy đã làm em đau đớn, ám ảnh. Nhưng càng đau hơn vì đó là minh chứng cho sự thất bại của giáo dục. Xin đừng dùng những lời đao to búa lớn để nói về một hành động không đáng có của một người làm nghề dạy học - nghề lấy tình thương, sự cảm hóa làm đầu.

Cũng xin đừng dùng những lời lẽ quá hàn lâm - vốn chỉ dành cho các nhà khoa học để chất vấn các em rằng: “Tinh thần phản biện của các em ở đâu”? Chỉ cần đơn giản là các em biết cái gì đúng - cái gì sai, biết cái gì nên làm là đủ. Dư luận phẫn nộ vì cách hành xử của cô giáo và cũng rất xót lòng khi 23 học sinh không em nào dám phản ứng lại, mà cứ răm rắp tuân lệnh cô, dù có em cũng nhận ra kiểu trừng phạt ấy là vô lý và nhẫn tâm.

Phải chăng, cách dạy học hiện nay biến học sinh thành những cái máy chỉ biết răm rắp cúi đầu nghe lời cô mà không dám nói lên chính kiến của mình. Học sinh không dám trái lệnh thầy cô dù cảm thấy vô lý, còn thầy cô thì không dám trái lệnh nhà trường vì thành tích; phụ huynh không dám phản ứng với giáo viên vì sợ con mình bị trù dập?...

Giáo dục kiểu rập khuôn, “đồng phục” như vậy sẽ gây hậu quả vô cùng lớn, tiêu diệt tư duy, tính độc lập suy nghĩ, tinh thần phản kháng và đấu tranh, "mũ ni che tai" trước mọi sự việc. Đó mới chính là những "cái tát" đau đớn cho mọi người và ngành giáo dục.

Lời giải thích của cô giáo cho thấy áp lực thành tích là nguyên nhân chính dẫn đến vụ việc phản giáo dục, đầy tính bạo lực, thậm chí là chà đạp lên những chuẩn mực đạo đức tối thiểu của xã hội (bắt em con cậu ruột phải tát anh họ). Lớn lên trong cách dạy dỗ quái gở như thế, bảo sao những hành vi bạo lực không lan tràn trong học đường.

Nực cười hơn, khi sự việc đau lòng xảy ra, thay vì nghiêm khắc kỷ luật cô giáo này, cả ban giám hiệu và chính quyền địa phương lại chỉ lo nài nỉ gia đình “bỏ qua, không làm lớn chuyện vì sợ ảnh hưởng đến thành tích của địa phương, vì trường đang phấn đấu đạt chuẩn quốc gia cấp độ 2”!

Bộ GD-ĐT đã yêu cầu Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Bình xử lý nghiêm minh vụ việc. Ngày 26/11, Cơ quan điều tra cũng đã khởi tố vụ án, chắc chắn pháp luật sẽ dành cho cô giáo này một bản án xứng đáng với hành vi phản giáo dục do mình gây ra.

Nhưng nỗi ám ảnh trong cuộc đời cậu học trò bị cô giáo và bạn bè trừng phạt liệu có dễ phôi phai. Liệu những vụ việc tương tự có còn xảy ra, một khi áp lực của căn bệnh thành tích trong ngành giáo dục dù nói đã nhiều, hô hào chấn chỉnh cũng nhiều nhưng xem ra, vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện được bao nhiêu./.                                                              

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.