Những dấu ấn trong 10 năm nắm quyền của nhà lãnh đạo Kim Jong- un

Theo Hoài Linh (vietnamnet.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Thứ sáu (17/12), đánh dấu 10 năm ông Kim Jong -un lên nắm quyền lãnh đạo Triều Tiên. Dù ban đầu được coi là thiếu kinh nghiệm nhưng ông Kim hiện đã khẳng định được phong thái lãnh đạo của riêng mình.
Những dấu ấn trong 10 năm nắm quyền của nhà lãnh đạo Kim Jong- un ảnh 1
Ảnh: AP

Hãng tin AP đã điểm lại những sự kiện chủ chốt trong một thập niên nắm quyền lãnh đạo Triều Tiên của ông Kim Jong -un.

Trở thành người kế nhiệm

Ngày 8/1/1984: Kim Jong -un chào đời, là con trai thứ ba và cũng là con út của ông Kim Jong Il.

Tháng 9/2010: Truyền thông Triều Tiên đưa tin Kim Jong -un được phong tướng 4 sao.

Tháng 10/2010: Kim Jong- un lần đầu tiên ra mắt công chúng tại một lễ diễu binh khi đứng cạnh cha trên khán đài. Kim Jong-un mỉm cười, vỗ tay và vẫy tay khi những người lính, xe tăng và tên lửa đi qua.

Những dấu ấn trong 10 năm nắm quyền của nhà lãnh đạo Kim Jong- un ảnh 2
Ảnh: AP

Ngày 17/12/2011: Chủ tịch Kim Jong Il qua đời ở tuổi 69, nhưng sau đó 2 ngày thông báo chính thức mới được công bố.

Ngày 19/12/2011: Đài Truyền hình quốc gia Triều Tiên công bố thông tin về lễ tang của Chủ tịch Kim Jong Il. Tên của ông Kim Jong-un xuất hiện ở đầu danh sách Ủy ban Tang lễ quốc gia và ông được truyền thông nước này gọi là “người kế nhiệm vĩ đại”.

Những dấu ấn trong 10 năm nắm quyền của nhà lãnh đạo Kim Jong- un ảnh 3
Ảnh: AP

Ngày 30/12/2011: Kim Jong-un được chỉ định là Tư lệnh tối cao của quân đội Triều Tiên. Đây là công việc đầu tiên ông được giao sau khi cha qua đời. Các tháng tiếp theo, ông đảm nhiệm thêm nhiều vị trí lãnh đạo trong Đảng Lao động và Ủy ban Quốc phòng.

Các quyết định về vấn đề hạt nhân, tên lửa 

Tháng 12/2012: Triều Tiên tuyên bố đưa một vệ tinh vào quỹ đạo, song các nhà quan sát quốc tế cho rằng, Triều Tiên đã phóng thành công một tên lửa tầm xa. Liên hợp quốc coi đây là vụ thử công nghệ tên lửa bị cấm.

Tháng 2/2013: Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ 3. Đây là vụ thử bom nguyên tử đầu tiên dưới thời của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Năm 2016: Triều Tiên tiến hành thêm 2 vụ thử nghiệm hạt nhân và phóng vệ tinh lần 2 thành công. 

Ngày 4/7/2017: Triều Tiên phóng thử 1 tên lửa đạn đạo liên lục địa mà ông Kim Jong-un gọi là “gói quà” của Triều Tiên dành cho Mỹ nhân ngày Độc lập.

Ảnh: AP
Ảnh: AP

Tháng 9/2017: Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 6 của nước này và tuyên bố đó là một quả bom nhiệt hạch dùng để gắn lên tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Những dấu ấn ngoại giao quan trọng

Tháng 4/2018: Ông Kim Jong-un hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Ông Kim và ông Moon sau đó còn tiến hành 2 cuộc gặp thượng đỉnh nữa.

Tháng 6/2018: Ông Kim Jong -un và Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp nhau tại Singapore. Đây là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa 2 nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên kể từ khi chiến tranh liên Triều năm 1950-1953 kết thúc. Ông Kim cam kết sẽ nỗ lực hướng tới việc phi hạt nhân hoàn toàn ở Bán đảo Triều Tiên nhưng không đưa ra lộ trình giải trừ vũ khí chi tiết. 

Ảnh: AP
Ảnh: AP

Tháng 2/2019: Hội nghị thượng đỉnh lần hai giữa ông Kim và Tổng thống Mỹ diễn ra tại Hà Nội.

Tháng 6/2019: Nhà lãnh đạo Triều Tiên gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump lần ba tại biên giới liên Triều nhưng không tạo ra đột phá nào. 

Nỗ lực chưa thành công

Tháng 1/2021: Tại Đại hội Đảng Lao động lần thứ nhất được tổ chức lần đầu tiên trong 5 năm, Kim Jong-un thừa nhận kế hoạch phát triển kinh tế của ông đã thất bại.

Tháng 4/2021: Ông Kim Jong-un tuyên bố, Triều Tiên đang đối mặt với tình huống tệ nhất từ trước tới nay do đại dịch, những lệnh trừng phạt dai dẳng và thiên tai. 

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.