Những điều cần làm trong lễ cúng ông Táo

20/01/2017 08:17

(Baonghean.vn) - Ông Công ông Táo là một vị thần đứng đầu quyết định chuyện họa phúc của mỗi gia đình nên việc thờ tự và tế tự rất được người xưa coi trọng.

1. Lau dọn ban thờ chuẩn bị cho cúng ông Táo

Lau dọn đồ thờ cúng chuẩn bị tiễn ông Táo về trời.
Lau dọn đồ thờ cúng chuẩn bị tiễn ông Táo về trời.

Trước khi dọn dẹp ban thờ, chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên, sau đó thắp một nén hương thông báo cho tổ tiên và thần linh biết ngày hôm nay sẽ thu dọn ban thờ, mời tổ tiên và thần linh tạm lánh sang một bên để con cháu thực hiện công việc.

Sau đó chuẩn bị một chiếc bàn bên trên trải vải hoặc giấy đỏ để đặt bài vị, nếu bàn thờ có đặt chung bài vị gia tiên với các thần thì phải để ra hai chỗ khác nhau, không được lẫn lộn. Đợi sau khi hương cháy hết rồi mới bắt đầu công việc.

Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh. Khi làm vệ sinh, nếu có bài vị của thần Phật thì lau trước, sau đó đổ nước mới để lau bài vị của tổ tiên, tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước.

Sau đó là dọn bát hương. Ngày nay đa phần mọi người đều rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài”. Vì vậy người ta dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên.

Khi bát hương khô ráo, nếu là bát hương thờ thần phật thì dùng bảy tờ tiền vàng, bát hương của tổ tiên thì dùng ba tờ tiền vàng đốt hơ quanh, cháy một nửa thì bỏ vào trong, đợi tiền vàng cháy hết thì đổ tro vào một lần, như vậy gọi là “ra nhỏ vào lớn”, ý là “tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như thác đổ”. Nếu lúc đầu đổ ra hết sau đó múc từng ít một vào thì gọi là “vào nhỏ ra lớn”, tức “tiền ra thì nhiều mà tiền vào thì ít”.

Đốt tiếp bảy tờ tiền vàng làm sạch vị trí muốn đặt tượng/bài vị thần Phật và bát hương sau đó mới đặt các đồ vật vào vị trí cố định. Sau khi đặt xong thì đốt 12 que hương cắm theo thứ tự hướng thời gian:

- Que thứ nhất cắm ở vị trí 1h, khi cắm thì đọc “niên niên thị hảo niên”, tức mỗi năm đều là năm tốt.

- Que thứ hai cắm ở vị trí 2h, khi cắm đọc “nguyệt nguyệt thị hảo nguyệt”, tức mỗi tháng đều là tháng tốt.

- Cây thứ ba cắm ở vị trí 3h, khi cắm đọc “nhật nhật thị hảo nhật”, tức mỗi ngày đều là ngày tốt.

- Cây thứ tư cắm ở vị trí 4h, khi cắm đọc “thời thời vị hảo thời”, tức mỗi giờ đều là giờ tốt.

Cứ tuần tự như vậy cho đến thời điểm vị trí 12h. Các vị trí bài vị, bát hương của tổ tiên và bà cô tổ cũng làm như vậy.

2. Bài trí bàn thờ cúng ông Táo

Trong phong thủy thì việc đặt một bàn thờ ông công ông táo không phải là làm tùy tiện được. Bởi nếu muốn gia đình trong năm mới có nhiều điều may mắn thì nên biết cách đặt một bàn thờ ông táo cho đúng chỗ để tránh vận đen đủi đi tới.
Trong phong thủy thì việc đặt một bàn thờ ông công ông táo không phải là làm tùy tiện được. Bởi nếu muốn gia đình trong năm mới có nhiều điều may mắn thì nên biết cách đặt một bàn thờ ông táo cho đúng chỗ để tránh vận đen đủi đi tới.

Bàn thờ Thổ công thường đặt ở các gian mé bên so với bàn thờ tổ tiên. Nếu nhà nào không phải lập bàn thờ tổ tiên thì có thể đặt bàn thờ Thổ công ở gian chính giữa nhà.

Bàn thờ Thổ công rất đơn giản, chỉ có một hương án (tức là cái bàn thờ) kê liền với tường sau. Trên hương án đặt một bàn hoặc cái kệ nhỏ để đặt 3 đài rượu. Đằng sau chiếc bàn thờ nhỏ này là bài vị Thổ công được kê cao, có khi gia chủ không đặt bài vị thì dùng 3 cỗ mũ. Các mũ này gồm 1 mũ đàn bà ở giữa và hai mũ đàn ông ở hai bên. Mũ đàn ông thì có cánh chuồn còn mũ đàn bà thì không có cánh chuồn. Cũng có khi vì bàn thờ hẹp thì gia chủ chỉ đặt một mũ.

Ở phía trước cái kệ nhỏ đặt bát hương hoặc đỉnh trầm. Hai bên bát hương là đôi nến hoặc cây đèn dầu. Cũng có thể đặt đôi ống hương.

Bàn thờ ông Công ông Táo không chỉ thờ một vị thần mà thờ ba vị thần với ba danh hiệu khác nhau. Trong bài vị người ta để cả danh hiệu của ba vị thần này. Mỗi vị thần trông coi một công việc riêng biệt. Thổ công trông coi việc bếp núc, Thổ địa trông coi việc trong nhà, Thổ kỳ trông nom việc chợ búa cho phụ nữ hoặc việc sinh sản các vật ở vườn đất.

Theo quan niệm từ xưa truyền lại, mỗi gia đình có riêng một Thổ công. Vị Thổ công này mỗi năm đều được thay thế vào ngày 23 tháng Chạp. Ngày này ở Việt Nam gọi là ngày ông Táo chầu trời hoặc là ngày Tết ông Công ông Táo. Trong ngày này, các gia đình làm cỗ cúng rồi đốt bài vị cũ thay bài vị mới.

3. Sửa lễ để cúng ông Táo

Mâm cỗ đầy đủ cúng Táo Quân.
Mâm cỗ đầy đủ cúng Táo Quân.

Lễ cúng ông Công, ông Táo quan trọng nhất là Tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp. Trong lễ này, sau khi cúng xong, ông Táo lên chầu Thượng đế để báo cáo những điều tai nghe mắt thấy ở trần thế mà mình đã ghi chép được.

Để chuẩn bị cho ông Táo lên trời, thời xưa các gia đình sẽ đốt vàng mã, mũ áo, hia của năm trước và phóng sinh một con cá chép để làm “ngựa” cho ông Táo cưỡi. Người ta tin rằng sau khi cúng, cá sống cùng tro của vàng mã mũ áo được đổ ra sông hay ao hồ thì ông Công sẽ nhận được. Con cá sau khi phóng sinh sẽ hóa rồng để đưa ông Công lên trời. Còn thời nay, nhiều gia đình thường không thờ mũ áo cả năm mà đến dịp Tết ông Táo mới mua và sau khi cúng xong cũng hóa ngay.

Do ý nghĩa của lễ là như vậy nên để sắm lễ cúng ông Táo, trước hết phải mua mũ, áo, hia. Mũ Thổ công phải có 3 chiếc gồm 1 chiếc đàn bà và 2 chiếc đàn ông. Mũ đàn ông có cánh chuồn còn mũ đàn bà không có. Màu sắc của mũ thì tùy theo nạp âm ngũ hành của năm mà chọn. Chẳng hạn năm mang hành mộc thì chọn màu xanh, hành kim màu trắng, hành hỏa màu đỏ, hành thổ màu vàng và hành thủy màu đen.

Ở một số nơi còn có tục đốt ngựa vàng mã biếu ông Táo thì cũng có thể chọn màu ngựa theo ngũ hành. Sau mũ áo, một vật phổ biến nữa phải có là con cá chép sống thả trong chậu nước để sau cuộc lễ sẽ phóng sinh ra ao hồ.

Về cỗ cúng ông Táo, gia chủ có thể lễ chay hay mặn đều được. Lễ chay thì gồm có giấy vàng, giấy bạc, tờ tiền, cau trầu, nước và hoa quả. Nếu gia chủ muốn cúng lễ mặn thì có thể cúng giò chả, chân giò, xôi và các món ăn cổ truyền khác. Tuy nhiên có một số loại thịt người ta kiêng không đem cúng. Chẳng hạn như các món làm từ Vịt, chim, ngỗng, trâu, bò, dê, chó. Nói chung cỗ đem cúng phổ biến là làm từ thịt lợn, thịt gà.

4. Cúng ông Công ông Táo vào giờ nào?

Ngày 23 tháng Chạp nên cúng ông Công ông Táo vào giờ nào ?
Ngày 23 tháng Chạp nên cúng ông Công ông Táo vào giờ nào?

Lễ cúng ông Công ông Táo thường được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp. Vậy thời gian nào đẹp nhất để cúng ông Công ông Táo?

Vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, các gia đình thường làm cơm cúng, tiễn ông Công ông Táo về trời. Theo quan niệm dân gian, ông Công là vị thần cai quản đất đai, Táo quân (gồm 2 ông, 1 bà) cai quản việc bếp núc trong gia đình. Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các vị thần này sẽ bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra tại gia đình trong năm vừa qua với Ngọc Hoàng.

Trong ngày 23 tháng Chạp, giờ Ngọ (tức từ 11h tới 13h) là giờ tối linh thiêng, thích hợp để đưa ông Công, ông Táo về chầu trời.

Tuy nhiên trên thực tế, nhiều người bận công việc nên không thể để cúng, thả cá vào giờ này thì không nhất thiết phải cúng ông Công ông Táo vào lúc giữa trưa. Một số ý kiến khác cho rằng lễ cúng tiễn đưa ông Táo về Trời nên được cúng vào tối ngày 22 hoặc sáng sớm ngày 23 tháng Chạp Âm lịch.

Nếu gia chủ vì vướng bận công việc quan trọng thì gia chủ dù bận công chuyện gì quan trọng cũng nên hoàn thành việc cúng ông Công ông Táo trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp vì nếu không, sẽ không kịp giờ để các thần lên thiên đình.

Thái Bình

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất
x
Những điều cần làm trong lễ cúng ông Táo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO