Những điều mẹ nên biết về tiêm phòng vắc-xin cho con

Dưới đây là những thông tin mà các mẹ cần phải biết về tiêm phòng vắc-xin cho con.Mục đích của việc tiêm phòng vắc-xin là để bảo vệ sức khỏe của trẻ, giúp trẻ chống lại nhiều loại bệnh nguy hiểm khác nhau như: bệnh bại liệt, uốn ván, sởi, quai bị… Các bác sĩ cho rằng tiêm vắc-xin là một phần quan trọng nhất trong việc bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

Dưới đây là những thông tin mà các mẹ cần phải biết về tiêm phòng vắc-xin cho con:

1. Bản chất của tiêm phòng vắc-xin là gì?

Vắc-xin có thể là các loại virus, vi khuẩn sống nhưng đã bị giảm độc lực hay cũng có thể là những vi sinh vật bị bất hoạt được đưa vào cơ thể trẻ.
 

Hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tạo ra một cuộc tấn công các loại virus này nhằm kích thích cơ thể sản sinh ra các loại kháng thể. Các kháng thể sẽ duy trì hoạt động trong cơ thể trẻ, sẵn sàng chống lại các loại virus, vi khuẩn được tiêm trong vắc xin.
 

Ví dụ, nếu dịch sởi bùng phát trong một khu vực, những đứa trẻ được tiêm chủng trong khu vực đó sẽ có ít khả năng nhiễm bệnh hơn những trẻ không được tiêm chủng.

Những điều mẹ nên biết về tiêm phòng vắc-xin cho con ảnh 1


2. Lịch tiêm phòng vắc-xin

Mỗi năm, Ủy ban tư vấn kiểm soát dịch bệnh về thực hành tiêm chủng của Mỹ đều đưa ra một lịch trình mới gồm các loại vắc-xin nên tiêm chủng và khi nào thì nên tiêm loại vắc-xin đó. Lịch trình này được xác nhận bởi Viện Hàn lâm nhi khoa Mỹ và Viện Hàn lâm bác sĩ gia đình Mỹ.

Nếu con chưa kịp tiêm chủng theo đúng lịch trình, các mẹ hãy hỏi bác sĩ về việc làm thế nào để bắt kịp với lịch trình chuẩn.

3. Các loại vắc-xin quan trọng cần tiêm: 

-
Vắc-xin DTaP: bảo vệ trẻ tránh bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván. Các mẹ nên đưa trẻ đi tiêm vắc-xin này khi trẻ được 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi, 15 - 18 tháng tuổi và 4 - 6 tuổi. Các mẹ cũng có thể đưa trẻ đi tiêm nhắc lại khi trẻ 11 - 12 tuổi.

-
Vắc-xin phòng ngừa viêm gan A: Ăn uống không vệ sinh là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm gan A ở trẻ nhỏ. Thông thường, các mẹ nên cho trẻ đi tiêm mũi đầu khi trẻ 12 tháng tuổi và nhắc lại một lần sau đó khi trẻ 23 tháng tuổi.

-
Vắc-xin phòng ngừa bệnh viêm gan B:Trẻ sơ sinh cần được tiêm phòng viêm gan B 24 giờ sau khi sinh. Trẻ nên được tiêm nhắc lại sau khoảng 1 - 2 tháng. Khi trẻ được 6 - 18 tháng, trẻ sẽ tiêm thêm 1/3 liều lượng vắc-xin lúc ban đầu.

Vắc-xin Haemophilus cúm B (Hib):Bảo vệ trẻ chống lại cúm Haemophilus loại B, có thể dẫn đến viêm màng não, viêm phổi, viêm nắp thanh quản. Các mẹ nên tiêm vắc-xin Hib cho trẻ khi trẻ ở trong các giai đoạn: 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi và 12 – 15 tháng tuổi.

-Vắc-xin Human papillomavirus (HPV):Vắc xin HPV giúp ngăn ngừa bệnh ung thư cổ tử cung và các bệnh lây qua đường tình dục. Vắc-xin HPV được chia thành 3 lần, tiêm cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Ở độ tuổi 9 – 26, vắc-xin sẽ có tác dụng tốt nhất.

-
Vắc-xin phòng bệnh cúm:Bảo vệ trẻ chống lại bệnh cúm theo mùa và bệnh cúm H1N1. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên nên được tiêm vắc-xin mỗi năm một lần vào đầu mùa thu. Lưu ý với các mẹ là nếu trẻ bị dị ứng với trứng thì các mẹ không nên tiêm phòng vắc-xin này cho trẻ vì như vậy trẻ cũng rất dễ bị dị ứng với vắc-xin.

-
Vắc-xin phòng ngừa viêm màng não:Viêm màng não là bệnh chứng do viêm lớp màng mỏng bao bọc não và hệ thần kinh cột sống. Trước khi có vắc-xin chống viêm màng não, bệnh này thường thấy ở trẻ dưới 5 tuổi. Vắc-xin phòng bệnh viêm màng não sẽ có tác dung tốt nhất khi trẻ 11 – 12 tuổi.

-
Vắc-xin MMR:Bảo vệ trẻ chống lại bệnh sởi, quai bị và rubella (bệnh sởi Đức). Các mẹ nên đưa trẻ đi tiêm mũi đầu tiên khi trẻ từ 12 – 15 tháng tuổi và lần thứ hai khi trẻ 4 – 6 tuổi.

-
Vắc-xin PCV hay còn gọi là vắc-xin phế cầu khuẩn liên hợp:Bảo vệ trẻ chống lại bệnh phế cầu khuẩn mà biến chứng có thể dẫn tới viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng tai…. và gây tử vong cho trẻ. Vắc-xin này có 4 mũi tiêm vào các giai đoạn khi trẻ 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi và 12 - 15 tháng tuổi.

-Vắc-xin phòng bệnh bại liệt (IPV):Bệnh viêm tủy xám còn gọi là bệnh bại liệt của trẻ em là một chứng bệnh nhiễm trùng do siêu vi trùng poliovirus gây ra. Khi cơ thể trẻ bị nhiễm vi trùng này, nó sẽ lan vào hệ thần kinh trung ương, làm yếu các cơ dẫn đến bại liệt.

Đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm với trẻ. Trẻ nên được tiêm vắc xin khi 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 – 18 tháng tuổi và khi trẻ 4 – 6 tuổi.

-
Vắc-xin phòng virus Rota (RV):Virus Rota có thể khiến trẻ bị tiêu chảy nặng, nôn, sốt và mất nước… Vắc-xin này sẽ được tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi và 6 tháng tuổi.

-
Vắc-xin phòng bệnh thủy đậu:Bệnh thủy đậu thường xuất hiện 10 - 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, triệu chứng của bệnh là nổi mụn nước, mụn nước xuất hiện rất nhanh trong khoảng 12 - 24 giờ có thể nổi ở toàn thân.

Bên cạnh mụn nước trẻ thường sốt nhẹ, biếng ăn… Khi trẻ được 12 – 15 tháng tuổi, các mẹ nên cho trẻ đi tiêm mũi đầu tiên. Sau đó khi trẻ 4 – 6 tuổi sẽ tiêm mũi thứ hai.


Theo Tri thức trẻ - PC

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.