Những dòng tâm sự chiến trường

(Baonghean) - Chiến tranh Việt Nam (cách gọi về cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam) là một trong những cuộc chiến dài nhất và tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Chính trong sự tàn khốc và ác liệt ấy, tình yêu vẫn nảy mầm và hiện hữu, khói lửa chiến tranh đã không xóa nhòa được khoảng cách yêu thương.
Những địa danh như Thành cổ Quảng Trị, Đường 9 - Khe Sanh, Đắc Tô - Tân Cảnh, A Sầu - A Lưới... trở thành vùng “tử địa” vì đạn bom. Lằn ranh giữa sự sống và cái chết rất đỗi mong manh, có khi chỉ là một cái chớp mắt, nhưng người lính Cụ Hồ vẫn giữ trọn tình yêu với quê hương, gia đình, với những người vợ, người con gái đã trao gửi niềm yêu thương. Có lẽ, đây cũng là động lực để người lính Cụ Hồ không quản ngại hy sinh, gian khổ để chiến đấu và chiến thắng. 
Vợ chồng Thiếu tướng Cao Xuân Khuông xem lại những bức thư gửi cho nhau thời chiến
Vợ chồng Thiếu tướng Cao Xuân Khuông xem lại những bức thư gửi cho nhau thời chiến
Gần nửa thế kỷ trôi qua, vợ chồng Thiếu tướng Cao Xuân Khuông (nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 4) vẫn lưu giữ hàng trăm bức thư thời ông còn xông pha chiến trường, trận mạc, còn bà ở nhà lam lũ ruộng đồng và chăm sóc con nhỏ ở vùng quê Lĩnh Sơn (Anh Sơn)...
Lúc dừng chân trên chặng đường hành quân hay những giờ phút chiến trường tạm ngưng tiếng súng, ông đều tranh thủ biên thư về cho vợ để chia sẻ nỗi niềm, gửi gắm niềm tin yêu và hy vọng. Đây là những dòng thư ông viết trong 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị: “Em Đạm và 2 con nhớ, thương, yêu! Anh mới biên thư cho con và em cách đây nửa tháng, nhân lúc nhận được 2 thư của em gửi anh hồi tháng 5+6 của năm trước, để đáp lại mong muốn của em là viết thư nhiều và đều đặn cho em, hôm nay anh lại viết tiếp thư này. Không gì hơn là gửi tới em tất cả nỗi lòng nhớ thương và yêu quý của anh. Mong em luôn khỏe và vượt qua những giây phút nhớ thương... ”.
Còn đây là những lời tâm sự của bà Hoàng Thị Đạm - người bạn đời của Thiếu tướng Cao Xuân Khuông: “Anh Khuông thương nhớ! Em vừa mới gửi thư cho anh nhờ anh Hưởng chuyển giúp. Lâu không nhận được thư anh nên em viết tiếp những dòng này để báo rằng em và các con vẫn khỏe, anh cứ yên tâm công tác và chiến đấu...”. Suốt cuộc chiến, 2 người gửi cho nhau hàng trăm bức thư, mỗi bức thư là một lời tâm tình đầy yêu thương và xúc động. Những ngày tháng Tư lịch sử này, vợ chồng tướng Khuông cùng nhau đọc lại những lá thư năm xưa và lòng chợt bồi hồi, rạo rực cùng những ký ức về năm tháng tuổi trẻ. 
Bức thư gửi vợ được tìm thấy khi khai quật hài cốt liệt sỹ Đậu Sỹ Hùng  (quê Yên Thành, Nghệ An) được trưng bày tại Bảo tàng Quân khu 4.
Bức thư gửi vợ được tìm thấy khi khai quật hài cốt liệt sỹ Đậu Sỹ Hùng (quê Yên Thành, Nghệ An) được trưng bày tại Bảo tàng Quân khu 4.
Đại tá Hồ Hữu Lạn - nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 3 (Sư đoàn 324 – Quân khu 4) là người dạn dày chiến trận, ông đã cùng đơn vị lập không ít chiến công ở chiến trường Trị - Thiên, đặc biệt là ở thung lũng A Sầu - A Lưới (Thừa Thiên Huế). Trong cuốn hồi ký “Trung đoàn một thời chiến trận” của mình, ông viết rất nhiều về những trận đối đầu giữa ta và địch, về tinh thần và quyết tâm chiến đấu, về tình đồng đội.
Người chỉ huy giàu kinh nghiệm và tài năng ấy không quên nhắc đến người bạn đời với tất cả niềm yêu mến. Sau đợt huấn luyện, chuẩn bị vào chiến đấu ở chiến trường miền Nam, người vợ tìm đến tận đơn vị thăm chồng. Kỷ niệm ấy được ông viết lại: “Lúc chia tay nét mặt em tươi cười, má ửng hồng, mắt nhìn sâu thẳm, em nói: “Anh mạnh khỏe, cố gắng và giữ gìn, hẹn ngày gặp lại gia đình hạnh phúc, về nhà em động viên mẹ, đảm nhiệm công việc thay anh”. Chắc em còn muốn nói nhiều, nhưng không nói ra được. Chỉ câu nói ngắn gọn, mộc mạc, chân tình, ngập ngừng trìu mến, mà tôi cảm nhận là tiếng vọng sâu thẳm của trái tim, thật thiết tha lưu luyến, cả cuộc đời tôi không quên khoảnh khắc chia tay”. 
Kết thúc chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971), đơn vị của Hồ Hữu Lạn trở về vùng hậu phương Quảng Bình để củng cố và an dưỡng, một lần nữa vợ ông lại tìm đến thăm. Ông đã viết trong hồi ký: “Từ Quỳnh Lưu vào đơn vị ở miền Tây Lệ Thủy, chiến tranh phá hoại của Mỹ đường bị băm nát, giao thông trắc trở, em đi mất 3 ngày, 3 chặng ô tô (Quỳnh Lưu - thành phố Vinh - Đồng Hới và Lệ Thủy). Tôi xuống bến xe chợ Cưởi, huyện Lệ Thủy, trên đường số 1 đón em, gặp em miệng cười tươi, tôi bị bất ngờ cứ tưởng em sẽ khóc òa sau 7 năm xa cách, bao nhiêu lần tiễn đưa và gặp lại em đều như thế. Sau này mới biết em chỉ khóc một mình, giọt nước mắt thầm kín của em là sự kìm nén nhớ thương hy sinh thầm lặng của người vợ nơi hậu phương”.  
Cùng với bi đông đựng nước, nhiều ngôi mộ liệt sỹ còn có lược, kẹp tóc và bút (hiện vật được trung bày tai bảo tàng Quân khu 4)
Cùng với bi đông đựng nước, nhiều ngôi mộ liệt sỹ còn có lược, kẹp tóc và bút (hiện vật được trung bày tai bảo tàng Quân khu 4)
Đã 6 năm nay, kể từ khi người vợ qua đời, ông Trần Công Đôn ở xóm 4, xã Nghi Tiến (Nghi Lộc) sống lặng lẽ một mình trong căn nhà nhỏ, các con đã có gia đình riêng. Với ông, nỗi nhớ người bạn đời chắc hẳn không bao giờ nguôi ngoai, bởi tình yêu của họ đã đi qua những năm tháng chiến tranh với cung bậc của sự đợi chờ. Hồi cùng đơn vị huấn luyện ở Thanh Hóa, người chiến sỹ trẻ đem lòng yêu thương cô thôn nữ đẹp người, đẹp nết. Ngày chia tay, hai người đã nói lời ước hẹn, hết chiến tranh người lính sẽ trở lại tìm, và cô thôn nữ sẽ một lòng chờ đợi.
Người lính vào chiến trường, cô thôn nữ cũng xin gia nhập thanh niên xung phong phục vụ ở tuyến đường Trường Sơn, rồi trở thành chiến sỹ quân y của Binh trạm 12 (Đoàn 559). Suốt quãng thời gian ấy, hai người bặt tin nhau nhưng trong lòng vẫn khắc ghi lời hẹn ước. Đất nước đã thống nhất, họ tìm lại nhau và trở thành bạn đời. Những năm tháng tuổi trẻ ở núi rừng Trường Sơn, bà Phan Thị Vè - vợ ông Đôn nhiễm phải chất độc da cam nên sức khỏe yếu, 5 lần sinh nở chỉ nuôi được 2. Bà ra đi, nỗi trống trải trong lòng ông không dễ gì bù đắp nổi.
Chiến tranh đồng nghĩa với sự mất mát và hy sinh, nên không phải lời ước hẹn nào cũng thành hiện thực, bởi không ít người đã ngã xuống bởi đạn bom. Liệt sỹ Hồ Đức Tín, quê Nam Cát (Nam Đàn) được nhiều người biết đến bởi mối tình với cô giáo Hoàng Thị Trinh. Hai người ở cùng làng, mến thương nhau nhưng chiến tranh ngày càng ác liệt, người con trai phải cầm súng lên đường. Chia tay trong bịn rịn, cả hai đều e thẹn không dám nói lời hẹn ước nhưng ánh mắt họ đã nói lên tất cả. Ba năm sau, người con gái hay tin người yêu hy sinh, và từ đó trái tim hóa đá. Gần 50 năm trôi qua, người con gái năm xưa đã trở thành bà lão qua tuổi 70, trái tim không một lần xao động, một lòng thờ di ảnh của người yêu. 
Những câu chuyện về tình yêu người lính chiến, chúng tôi chợt “ngộ” ra, chiến tranh không chỉ là nơi thử thách bản lĩnh, ý chí của một dân tộc mà còn thử thách cả độ bền của tình yêu. Và ngược lại, tình yêu là một phần sức mạnh tinh thần của người lính, giúp họ vượt lên mọi thử thách khốc liệt của cuộc chiến, làm nên biết bao điều kỳ diệu. 
Công Kiên

tin mới

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.

Vui hội đền Chín Gian

Vui hội đền Chín Gian

(Baonghean.vn) - Đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh Pú Chò Nhàng thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

(Baonghean.vn) - Sáng 21/3, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã đến thăm, động viên cán bộ, nhân viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.