Những đứa trẻ người Mông ở Nghệ An rời bản, xuống núi đến trường

Thành Chung - Thành Cường

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Cuộc sống vất vả đã “cuốn” những đứa trẻ người Mông ở Tri Lễ (Quế Phong) sớm lên nương, vào rẫy... Tuy nhiên năm gần đây, nhận thức người dân được nâng lên, người Mông đã xem việc đưa trẻ xuống núi theo học là để tiếp thu kiến thức mới, góp phần nâng cao cuộc sống, xây dựng bản làng.

Bước vào năm học 2019-2020, những đứa trẻ Mông ở xã Tri Lễ (huyện Quế Phong) ríu rít rời núi, đến trường. Những bước chân xuống núi sẽ tạo đà để các em đi xa hơn và bước cao hơn.

Chiều 17/8/2019, cô bé Già Y Xia, 11 tuổi, ở bản Pà Khốm, xã Tri Lễ cùng mẹ kiểm tra lại lần cuối hành trang của mình. Hành trang của cô bé bao gồm sách vở, áo quần và nhiều kim, chỉ lặt vặt khác.
Già Y Xia, 11 tuổi, ở bản Pà Khốm, xã Tri Lễ (Quế Phong) cùng mẹ kiểm tra lại lần cuối hành trang của mình. Hành trang của cô bé bao gồm sách vở, áo quần và nhiều kim, chỉ lặt vặt khác.
Ngày mốt tựu trường, Y Xia háo hức mong chờ...Mẹ, cha Y Xia nhìn con âu yếm, yêu thương. Trong ánh mắt đó có nỗi lo lắng không biết con mình sẽ xuống học cái ăn cái ở nội trú thế nào, có nỗi lo lắng của công việc mùa rẫy đang bận rộn.
Mẹ của Y Xia nhìn con âu yếm những cũng có những lo lắng cho chuyến xa nhà của con khi xuống núi, ở nội trú để theo con chữ. Còn mẹ, lại bước vào vòng quay của mùa rẫy bận rộn.
Rời điểm trường ở bản, bước vào lớp 6, năm đầu tiên của cấp 2, Y Xia sẽ xuống trường xã cách 15 km để tiếp tục theo học. Ngày mốt tựu trường, Y Xia háo hức mong chờ...
Rời điểm trường ở bản, bước vào lớp 6, năm đầu tiên của cấp 2, Y Xia sẽ xuống trường xã cách bản 15 km đường rừng để tiếp tục theo học. Ngày tựu trường, Y Xia háo hức mong chờ...
Để các em xuống xã học là cả một sự cố gắng thay đổi nhận thức lớn của gia đình. Ảnh: Thành Cường
Để các em xuống xã học là cả một sự cố gắng thay đổi nhận thức lớn của gia đình. Ảnh: Thành Cường
Theo Trưởng bản Pà Khốm Và Bá Rê: Ở Pà Khốm, thu nhập chính của người dân phụ thuộc vào rừng và làm rẫy. Người lớn thường xuyên ở trên nương nên những đứa trẻ 11 12 tuổi như Y Xia trở thành trụ cột trong nhà… Việc để các em xuống xã học là cả một sự cố gắng, thay đổi nhận thức lớn của gia đình.
Theo Trưởng bản Pà Khốm Và Bá Rê: Ở Pà Khốm, thu nhập chính của người dân phụ thuộc vào rừng và làm rẫy. Người lớn thường xuyên ở trên nương nên những đứa trẻ 11, 12 tuổi như Y Xia trở thành trụ cột trong nhà… Việc để các em xuống xã học là cả một sự cố gắng, thay đổi nhận thức lớn của gia đình.
Sáng 18/8/ 2019, cô bé Y Xia rời bậc cửa nhà, xuống núi. Trong bước chân đi có sự bịn rịn, dùng dằng nửa không muốn đi, nửa muốn mạnh mẽ vươn bước rộng dài.
Những cô bé người Mông rời bậc cửa nhà, xuống núi. Trong bước chân đi có sự bịn rịn, nhưng bước chân em mạnh mẽ vươn tới để thu nhận kiến thức.
Chuyến rời nhà này, Y Xia không cô đơn. Cùng đi với cô bé còn có 8 bạn khác cùng bản Pà Khốm. Cả 9 đứa trẻ này đều sinh năm 2008, cùng vào lớp 6 đợt này.
Chuyến rời nhà này, Y Xia không cô đơn. Cùng đi với cô bé còn có 8 bạn khác cùng bản Pà Khốm. Cả 9 đứa trẻ này đều sinh năm 2008, cùng vào lớp 6 đợt này.
a
Chào đón năm học mới nay, Trường THCS Bán trú Tri Lễ tiếp nhận 220 học sinh vào lớp 6 ở 11 thôn bản, nâng tổng số học sinh của toàn trường từ 725 thành 772 em. “Dù còn nhiều khó khăn, nhưng nhà trường sẽ cố gắng hết mức để giúp đỡ, chăm sóc, dạy dỗ các em. Thầy cô nào cũng vậy, ai cũng yêu thương các em cho con cháu của mình, chăm lo chu đáo từ bữa ăn, giấc ngủ đến việc học tập” - Thầy Hồ Đức Huy, Hiệu phó Trường PTDTBT THCS Tri Lễ cho biết

tin mới

Đại diện các bên tiến hành ký Kế hoạch phối hợp xây dựng mô hình. Ảnh: An Quỳnh.

Nghệ An triển khai mô hình 'Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học'

(Baonghean.vn) - Sáng 12/3, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ ký kết kế hoạch phối hợp trong xây dựng, triển khai mô hình “Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học” trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Môn Toán

Kỳ tích của đội tuyển Toán ở ngôi trường mang tên Lý Nhật Quang

(Baonghean.vn) - Với 3 giải Nhất, 1 thủ khoa và 100% thành viên đều đạt giải, đội tuyển Toán của Trường Trung học cơ sở Lý Nhật Quang (Đô Lương) đã làm nên kỳ tích tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9. Thành tích có được không phải bằng sự may mắn mà từ sự kiên trì, vượt khó của cả thầy và trò.

Nhân viên

‘Đường dài’ như biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Tình trạng thiếu giáo viên, nhân viên trường học đã diễn ra tại Nghệ An nhiều năm qua, dẫn đến rất nhiều khó khăn cho các nhà trường. Trong khi đó, hàng nghìn giáo viên, nhân viên hợp đồng và sinh viên sư phạm mới tốt nghiệp lại khó xin việc dẫn đến nhiều nghịch lý.

 Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

(Baonghean.vn) - Mấy ngày nay, một số học sinh, phụ huynh và cả giáo viên thường nhắc đến việc Bộ giáo dục và Đào tạo có văn bản chính thức yêu cầu ngành Giáo dục các địa phương bỏ quy định đưa chứng chỉ IELTS vào danh mục điều kiện ưu tiên cộng điểm hoặc tuyển thẳng vào lớp 10.

Tiếng Anh

Không sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để tuyển sinh vào lớp 10: Cần có lộ trình phù hợp

(Baonghean.vn) - Chứng chỉ IELTS lâu nay được xem là giấy “thông hành” để tuyển sinh đầu vào, trong đó có tuyển sinh lớp 10. Chính vì thế, mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo ra văn bản về việc không tuyển thẳng hoặc ưu tiên đối với học sinh có chứng chỉ ngoại ngữ nhận được nhiều sự quan tâm.

Y tế học đường

Nhân viên Y tế học đường: Người 'nhiều vai'

(Baonghean.vn) - Y tế học đường đóng vai trò quan trọng trong các nhà trường. Nhưng, hiện nay, công tác này đang gặp nhiều khó khăn khi vừa thiếu về nhân lực, chưa được đầu tư và chế độ chính sách chưa đảm bảo để các nhân viên y tế yên tâm gắn bó với nghề.

Nhân viên

Chật vật như... nhân viên trường học

(Baonghean.vn) - Những người làm công tác y tế, thư viện, kế toán được gọi chung là nhân viên trường học. Họ được ví như những người thầm lặng gánh vác nhiều công việc khác nhau. Nhiều người trong số đó phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ nhưng chế độ chính sách, thu nhập còn chưa phù hợp.

Trường Đại học Vinh được phép tuyển sinh và đào tạo thêm 2 ngành sư phạm mới

Trường Đại học Vinh được phép tuyển sinh và đào tạo thêm 2 ngành sư phạm mới

(Baonghean.vn) - Ngày 19/2/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 566/QĐ-BGDĐT và Quyết định số 567/QĐ-BGDĐT về việc cho phép Trường Đại học Vinh đào tạo ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên (mã số 7140247) và ngành Sư phạm Lịch sử - Địa lý (mã số 7140249) trình độ đại học.

Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT 2025 hạn chế việc 'khoanh bừa' và 'đoán mò'

Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT 2025 hạn chế việc 'khoanh bừa' và 'đoán mò'

(Baonghean.vn) - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới có nhiều thay đổi về số môn thi, nội dung đề thi. Chính vì thế, việc Bộ Giáo dục-Đào tạo sớm công bố đề thi minh họa các môn thi sẽ là cơ sở quan trọng để các nhà trường tổ chức dạy học và ôn thi phù hợp.

Hành trình “Được học” của nữ sinh viên người Mông

Hành trình “Được học” của nữ sinh viên người Mông Nghệ An

(Baonghean.vn) - Năm 2023, dự án “Được học” được nhận Bằng khen của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Người quản lý dự án là em Lầu Nguyễn Hương Giang - nữ sinh người Mông đến từ huyện Kỳ Sơn và hiện đang là sinh viên năm thứ 2 khoa Quan hệ công chúng - Học viện Báo chí và tuyên truyền.

Lớp 12

Sớm điều chỉnh để thích ứng với các kỳ thi tuyển sinh vào đại học theo chương trình mới

(Baonghean.vn) - Sau 2 năm triển khai ở bậc trung học phổ thông, chương trình mới và việc thay đổi phương thức thi đã làm thay đổi khá nhiều về cách lựa chọn môn học, môn thi của học sinh ở các trường. Sự thay đổi này cũng buộc các trường phải thích ứng, dù còn rất nhiều khó khăn.