Những hồ nước kỳ lạ trên thế giới

29/05/2017 18:54

Hồ nước có màu đỏ như máu ở Bolivia hay nước sôi sùng sục ở Dominica là những địa điểm kỳ lạ, độc đáo trên thế giới.

Superior nằm trên biên giới giữa Mỹ và Canada, là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất trên thế giới, diện tịch 82.100 km2. Điểm độc đáo của hồ chính những con sóng đủ cao để có thể lướt trên đó. Tuy nhiên những con sóng này chỉ xuất hiện vào mùa đông, khi nhiệt độ từ 0-5 độ C. Nước lạnh đến nỗi người ta phải bôi vaseline lên mặt để bảo vệ da trước khi lướt ván. Nhưng điều đó không ngăn được những người yêu thích lướt sóng quyết tâm chinh phục nó. Ảnh: EagleHarboCam.com.
Superior nằm trên biên giới giữa Mỹ và Canada, là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất trên thế giới, diện tịch 82.100 km2. Điểm độc đáo của hồ chính những con sóng đủ cao để có thể lướt trên đó. Tuy nhiên những con sóng này chỉ xuất hiện vào mùa đông, khi nhiệt độ từ 0-5 độ C. Nước lạnh đến nỗi người ta phải bôi vaseline lên mặt để bảo vệ da trước khi lướt ván. Nhưng điều đó không ngăn được những người yêu thích lướt sóng quyết tâm chinh phục nó. Ảnh: EagleHarboCam.com.
Resia là hồ nhân tạo được xây dựng từ những năm 1950, nằm ở Nam Tyrol, một tỉnh miền bắc Italy. Điểm đáng chú ý ở hồ Resia là có một tháp chuông cổ được xây dựng từ thế kỷ 14 đứng sừng sững giữa lòng hồ. Tháp chuông này là một phần còn lại của khu đô thị bị nhấn chìm khi chính phủ tiến hành xây dựng một con đập vào giữa thế kỷ trước. Vào mùa đông khi hồ đóng băng, du khách có thể đi bộ ra tháp chuông. Ảnh: Jonson9000/Imgur.
Resia là hồ nhân tạo được xây dựng từ những năm 1950, nằm ở Nam Tyrol, một tỉnh miền bắc Italy. Điểm đáng chú ý ở hồ Resia là có một tháp chuông cổ được xây dựng từ thế kỷ 14 đứng sừng sững giữa lòng hồ. Tháp chuông này là một phần còn lại của khu đô thị bị nhấn chìm khi chính phủ tiến hành xây dựng một con đập vào giữa thế kỷ trước. Vào mùa đông khi hồ đóng băng, du khách có thể đi bộ ra tháp chuông. Ảnh: Jonson9000/Imgur.
Cung điện giữa hồ ở Ấn Độ: Jal Mahal là một cung điện được xây dựng cho nhà vua Maharaja Sawai Jai Singh II vào thế kỷ 18. Trong quá khứ, nơi đây từng xảy ra một trận hạn hán nghiêm trọng ở khu vực vương quốc, vì vậy nhà vua đã có ý tưởng xây dựng một con đập để tích nước chống hạn hán. Thật tình cờ, cung điện của ông lại nằm trong khu vực bị nước bao phủ. Cho đến nay, cung điện vẫn tồn tại nguyên vẹn, dù phần dưới bị chìm hoàn toàn. Ảnh: Priyanka/Pinterest.
Cung điện giữa hồ ở Ấn Độ: Jal Mahal là một cung điện được xây dựng cho nhà vua Maharaja Sawai Jai Singh II vào thế kỷ 18. Trong quá khứ, nơi đây từng xảy ra một trận hạn hán nghiêm trọng ở khu vực vương quốc, vì vậy nhà vua đã có ý tưởng xây dựng một con đập để tích nước chống hạn hán. Thật tình cờ, cung điện của ông lại nằm trong khu vực bị nước bao phủ. Cho đến nay, cung điện vẫn tồn tại nguyên vẹn, dù phần dưới bị chìm hoàn toàn. Ảnh: Priyanka/Pinterest
Hồ sứa (Jellyfish lake) là một hồ nước mặn khá lớn ở quốc đảo Palau thông với Thái Bình Dương qua các hang động ngầm trong núi đá. Cư dân chủ yếu tại đây chính là loài sứa vàng và sứa mặt trăng, xâm nhập vào hồ cách đây hàng nghìn năm và bị mắc kẹt ở lại. Trải qua nhiều năm, số lượng loài sứa này đã đạt đến hàng triệu con. Hồ là điểm thu hút đông đảo du khách yêu thích bộ môn lặn biển. Ảnh: Benjamin Lowy/Contrtibutor/Getty Images.
Hồ sứa (Jellyfish lake) là một hồ nước mặn khá lớn ở quốc đảo Palau thông với Thái Bình Dương qua các hang động ngầm trong núi đá. Cư dân chủ yếu tại đây chính là loài sứa vàng và sứa mặt trăng, xâm nhập vào hồ cách đây hàng nghìn năm và bị mắc kẹt ở lại. Trải qua nhiều năm, số lượng loài sứa này đã đạt đến hàng triệu con. Hồ là điểm thu hút đông đảo du khách yêu thích bộ môn lặn biển. Ảnh: Benjamin Lowy/Contrtibutor/Getty Images.
Hồ “nước sôi” (Boiling Lake) nằm trên miệng một ngọn núi lửa ở vườn quốc gia Morne Trois Pitons, Dominica. Vì thế, nước của hồ luôn trong tình trạng “sôi sùng sục” với nhiệt độ dao động từ 70-90 độ C. Ảnh: Antoine Hubert.
Hồ “nước sôi” (Boiling Lake) nằm trên miệng một ngọn núi lửa ở vườn quốc gia Morne Trois Pitons, Dominica. Vì thế, nước của hồ luôn trong tình trạng “sôi sùng sục” với nhiệt độ dao động từ 70-90 độ C. Ảnh: Antoine Hubert.
Hồ Baikal nằm ở Đông Siberia (Nga), là hồ nước ngọt lâu đời nhất thế giới, độ sâu đạt tới 1.642 m, diện tích 31.722 km2. Khung cảnh xung quanh hồ thay đổi theo mùa, tạo nên những cảnh sắc tuyệt mỹ. Đặc biệt trong mùa đông, mặt hồ bị đóng băng. Hàng triệu quả bóng khí mắc kẹt trong băng khiến hồ Baikal mang một vẻ đẹp cuốn hút. Ảnh: Kristina Makeeva.
Hồ Baikal nằm ở Đông Siberia (Nga), là hồ nước ngọt lâu đời nhất thế giới, độ sâu đạt tới 1.642 m, diện tích 31.722 km2. Khung cảnh xung quanh hồ thay đổi theo mùa, tạo nên những cảnh sắc tuyệt mỹ. Đặc biệt trong mùa đông, mặt hồ bị đóng băng. Hàng triệu quả bóng khí mắc kẹt trong băng khiến hồ Baikal mang một vẻ đẹp cuốn hút. Ảnh: Kristina Makeeva.
“Hồ trong hồ” là cách gọi một hồ nước trên đỉnh núi lửa Taal Volcano, nằm giữa hồ Taal, ở đảo Luzon, Philippines. Đây là một trong những địa điểm du lịch đẹp và hấp dẫn nhất ở Philippines. Ảnh: George Tapan.
Hồ trong hồ” là cách gọi một hồ nước trên đỉnh núi lửa Taal Volcano, nằm giữa hồ Taal, ở đảo Luzon, Philippines. Đây là một trong những địa điểm du lịch đẹp và hấp dẫn nhất ở Philippines. Ảnh: George Tapan.
Hồ Lago Colorada ở Bolivia là hồ chứa nước màu đỏ, khiến nhiều người liên tưởng như một khu vực trên sao Hỏa. Nguyên nhân tạo nên màu đỏ của hồ là lớp trầm tích lắng đọng và một loại tảo. Hồ có những đảo muối borax trắng xóa. Đây cũng là nơi tập trung rất nhiều giống chim hồng hạc quý hiếm. Ảnh: Wordpress.
Hồ Lago Colorada ở Bolivia là hồ chứa nước màu đỏ, khiến nhiều người liên tưởng như một khu vực trên sao Hỏa. Nguyên nhân tạo nên màu đỏ của hồ là lớp trầm tích lắng đọng và một loại tảo. Hồ có những đảo muối borax trắng xóa. Đây cũng là nơi tập trung rất nhiều giống chim hồng hạc quý hiếm. Ảnh: Wordpress.
Hồ Pitch nằm ở đảo quốc Trinidad, là mỏ khoáng chất tự nhiên lớn nhất thế giới. Toàn bộ hồ chứa nhựa đường lỏng. Hồ được phát hiện vào năm 1595 và được khai thác nhựa đường từ năm 1867. Từ đó đến nay, hàng chục triệu tấn nhựa đường đã được lấy đi, nhưng số lượng dường như không hề vơi giảm. Đây cũng là một điểm du lịch hấp dẫn của quốc đảo này. Ảnh: Richard-seaman.com
Hồ Pitch nằm ở đảo quốc Trinidad, là mỏ khoáng chất tự nhiên lớn nhất thế giới. Toàn bộ hồ chứa nhựa đường lỏng. Hồ được phát hiện vào năm 1595 và được khai thác nhựa đường từ năm 1867. Từ đó đến nay, hàng chục triệu tấn nhựa đường đã được lấy đi, nhưng số lượng dường như không hề vơi giảm. Đây cũng là một điểm du lịch hấp dẫn của quốc đảo này. Ảnh: Richard-seaman.com

Theo Zing

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất
x
Những hồ nước kỳ lạ trên thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO