Những hoạt động nổi bật tại Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019

Thanh Hiền (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean) - Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019 diễn ra tại Khu Du lịch tâm linh chùa Tam Chúc, thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam với nhiều hoạt động quan trọng.
Chùa Tam Chúc (Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam) nơi diễn ra các hoạt động của Đại lễ.
Chùa Tam Chúc (Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam) nơi diễn ra các hoạt động của Đại lễ  từ ngày 11 - 13/5.
1. Phát hành bộ tem đặc biệt, công bố mạng xã hội Phật giáo chào mừng Đại lễ 
Blốc tem sử dụng hình ảnh Tháp Ngọc thuộc quần thể chùa Tam Chúc. Tháp Ngọc tọa lạc trên đỉnh núi Thất tinh nằm ở độ cao 200m so với mực nước biển với chiều cao 13m, nặng tới 2.000 tấn, được xây dựng hoàn toàn bằng các phiến đá granit do các nghệ nhân Ấn Độ chế tác tại Ấn Độ và vận chuyển sang lắp đặt theo phong cách kiến trúc cổ Việt Nam. Bộ tem sẽ là thông điệp đa chiều góp phần tôn vinh giá trị truyền thống Phật giáo Việt Nam. Bộ tem có thời hạn cung ứng trên mạng bưu chính công cộng từ ngày 11/5/2019 đến 31/12/2020.
Để chào mừng Đại lễ Vesak 2019, Ban tổ chức đại lễ Phật đản Liên hợp Quốc - Vesak 2019 đã phối hợp với Bộ TT&TT, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, Công ty TNHH MTV Tem Bưu chính công bố phát hành đặc biệt bộ tem “Chào mừng Đại lễ Phật đản Liên hợp Quốc – Vesak 2019”.
Để chào mừng Đại lễ Vesak 2019, Ban tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2019 đã phối hợp với Bộ TT&TT, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, Công ty TNHH MTV Tem Bưu chính công bố phát hành đặc biệt bộ tem “Chào mừng Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc – Vesak 2019”.
Ngay sau Lễ phát hành đặc biệt bộ tem bưu chính, Giáo  hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) cũng cho ra mắt mạng xã hội Phật giáo với tên truy cập butta.vn để chào mừng Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019. Mạng xã hội Phật giáo butta.vn do Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, Tổng Thư ký, Trưởng ban Phật giáo quốc tế Trung ương GHPGVN trực tiếp quản lý và điều hành.
2. Tiếp các đoàn quốc tế tham dự Đại lễ 
Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức quốc gia Đại lễ Vesak 2019 đọc Tuyên bố chung Vesak 2019-Tuyên bố Hà Nam. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Phật đản hay còn gọi là Vesak, là ngày kỷ niệm Phật Tất-đạt-đa Cồ-đàm sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni, năm 624 trước Công nguyên, diễn ra vào 15 tháng 4 âm lịch hàng năm.

Tại Trung tâm hội nghị Phật giáo quốc tế Tam Chúc, ông Vũ Chiến Thắng - Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam cùng đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam có buổi tiếp trang trọng các đoàn: Đoàn Phật giáo và Ban Dân vận Đảng Cộng sản Trung Quốc; Đoàn Phật giáo Lào và Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước; Đoàn Phật giáo Campuchia và Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Campuchia;  Đoàn Phật giáo Thái Lan và hệ phái Phật giáo An Nam tông; đoàn chức sắc Phật giáo Hàn Quốc và Hội Phật tử Việt Nam tại Hàn Quốc trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019.  
3. Hội thảo “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững” Hội thảo Phật giáo quốc tế trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019 có sự tham dự của các vị Tăng vương, Tăng thống, Pháp chủ, lãnh đạo các Giáo hội, lãnh đạo các tổ chức Phật giáo, các thành viên Tăng đoàn và các học giả đến từ 110 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tăng ni và phật tử tham dự Đại Lễ Phật đản.
Các tăng ni  tham dự Đại lễ Phật đản.
Các hội thảo nhóm được tổ chức bao gồm: Sự lãnh đạo bằng chánh niệm vì hòa bình bền vững; Cách tiếp cận của Phật giáo về gia đình hòa hợp, chăm sóc sức khỏe và xã hội bền vững; Cách tiếp cận của Phật giáo về giáo dục đạo đức toàn cầu; Phật giáo và Cách mạng công nghiệp 4.0; Cách tiếp cận của Phật giáo về tiêu thụ có trách nhiệm và phát triển bền vững.
Hội thảo thể hiện tính thích ứng của Phật giáo với các vấn đề chung của nhân loại, nhằm mục đích khuyến khích sự hợp tác giữa các cộng đồng và các tổ chức Phật giáo nhằm ứng dụng các giải pháp Phật giáo vào giải quyết các vấn nạn toàn cầu, đẩy mạnh sự tương tác và giao lưu các giá trị văn hóa và tri thức giữa các quốc gia và các tổ chức Phật giáo trên toàn thế giới.

tin mới

Về lại ngôi làng giả sư ở Nghệ An

Về lại ngôi làng giả sư ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Gần 20 năm trước, một ngôi làng ở xã Nghĩa Đồng (Tân Kỳ) được gọi với cái tên chẳng mấy tự hào là “làng giả sư”, bởi người dân học theo nhau đóng giả nhà sư, đi rong ruổi xin tiền, khất thực. 

Tế tổ

Ấm áp ngày Rằm tháng Giêng ở các vùng quê Nghệ An

(Baonghean.vn) - Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn, khắp các vùng quê Nghệ An rộn ràng tiếng trống tế và niềm vui hội ngộ của con cháu các dòng họ. Đây là dịp để người dân hướng về gia đình, tổ tiên, thể hiện tấm lòng hiếu kính với những thế hệ đã khuất.

Toà Giám mục Giáo phận Vinh chúc Tết nguyên đán Giáp Thìn huyện Yên Thành

Toà Giám mục Giáo phận Vinh chúc Tết huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Nhân dịp Tết cổ truyền Giáp Thìn 2024, ngày 1/2, Toà Giám mục Giáo phận Vinh do Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các phòng, ban huyện Yên Thành.

Thanh niên công giáo góp sức trẻ xây dựng quê hương

Thanh niên công giáo góp sức trẻ xây dựng quê hương

(Baonghean.vn) - Hiện Nghệ An có hơn 30 nghìn thanh niên công giáo. Thời gian qua, lực lượng này đóng vai trò quan trọng trong tiên phong phát triển kinh tế, tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.