Những hòn đảo đáng sợ nhất thế giới

Hậu quả của thử nghiệm hạt nhân hay vũ khí sinh học, ngập khí lưu huỳnh, bộ tộc tấn công người lạ, hàng nghìn con rắn độc... khiến những hòn đảo này trở thành điểm đến tử thần.

Đảo North Sentinel, quần đảo Andaman, Ấn Độ: Bộ tộc sinh sống trên đảo sống biệt lập, không hề tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Bất kỳ ai tới gần bãi biển đều bị tấn công. Chính phủ Ấn Độ đã quyết định cấm các tàu thuyền tiếp xúc nơi này để đảm bảo an toàn cho cả hai phía. Ảnh: Daily Mail.
Đảo North Sentinel, quần đảo Andaman, Ấn Độ: Bộ tộc sinh sống trên đảo sống biệt lập, không hề tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Bất kỳ ai tới gần bãi biển đều bị tấn công. Chính phủ Ấn Độ đã quyết định cấm các tàu thuyền tiếp xúc nơi này để đảm bảo an toàn cho cả hai phía. Ảnh: Daily Mail.
Đảo Ramree, Myanmar: Trong Thế chiến II, quân Nhật bị dồn vào các đầm lầy trên đảo. Tương truyền, khoảng 400 người đã bị cá sấu nước mặn - động vật chiếm ưu thế trên đảo - tấn công và ăn thịt. Ảnh: Trip & Travel Blog.
Đảo Ramree, Myanmar: Trong Thế chiến II, quân Nhật bị dồn vào các đầm lầy trên đảo. Tương truyền, khoảng 400 người đã bị cá sấu nước mặn - động vật chiếm ưu thế trên đảo - tấn công và ăn thịt. Ảnh: Trip & Travel Blog.
Ilha da Queimada, Brazil: Còn được gọi là đảo Rắn, đây là nơi cư ngụ của hàng nghìn cá thể rắn vàng đầu giáo thuộc hàng độc nhất thế giới. Hải quân Brazil đã cấm dân thường lên đảo để tránh tai nạn chết người. Ảnh:Smithsonian Magazine.
Ilha da Queimada, Brazil: Còn được gọi là đảo Rắn, đây là nơi cư ngụ của hàng nghìn cá thể rắn vàng đầu giáo thuộc hàng độc nhất thế giới. Hải quân Brazil đã cấm dân thường lên đảo để tránh tai nạn chết người. Ảnh:Smithsonian Magazine.
Đảo Miyake-jima, Nhật Bản: Hòn đảo nhỏ này có núi lửa Oyama. Đợt phun trào gần nhất kéo dài từ năm 2000 đến năm 2004, khiến toàn bộ cư dân phải di tản. Họ bắt đầu trở về đảo từ 2005. Sau khi phun trào, núi lửa liên tục phun ra khí lưu huỳnh. Cư dân trên đảo luôn đem theo mặt nạ phòng độc và đeo vào khi có còi báo động mức lưu huỳnh trong không khí tăng cao. Ảnh:Akibat Jenuh.
Đảo Miyake-jima, Nhật Bản: Hòn đảo nhỏ này có núi lửa Oyama. Đợt phun trào gần nhất kéo dài từ năm 2000 đến năm 2004, khiến toàn bộ cư dân phải di tản. Họ bắt đầu trở về đảo từ 2005. Sau khi phun trào, núi lửa liên tục phun ra khí lưu huỳnh. Cư dân trên đảo luôn đem theo mặt nạ phòng độc và đeo vào khi có còi báo động mức lưu huỳnh trong không khí tăng cao. Ảnh:Akibat Jenuh.
Đảo Bikini, Marshall: Đây là nơi thử nghiệm vũ khí nguyên tử từ 1946-1958. Sau khi mức phóng xạ giảm xuống, nhiều cư dân đã trở về đây vào 1987. Tuy nhiên, một số loại cua, thực phẩm và cây cối đã nhiễm độc và đất đai ảnh hưởng tới tỷ lệ dị tật thai nhi. Không ít cư dân bản địa đã rời bỏ nơi này. Du khách được khuyến cáo không nên ăn thực phẩm được nuôi trồng ở địa phương. Ảnh: Happy Traveler.
Đảo Bikini, Marshall: Đây là nơi thử nghiệm vũ khí nguyên tử từ 1946-1958. Sau khi mức phóng xạ giảm xuống, nhiều cư dân đã trở về đây vào 1987. Tuy nhiên, một số loại cua, thực phẩm và cây cối đã nhiễm độc và đất đai ảnh hưởng tới tỷ lệ dị tật thai nhi. Không ít cư dân bản địa đã rời bỏ nơi này. Du khách được khuyến cáo không nên ăn thực phẩm được nuôi trồng ở địa phương. Ảnh: Happy Traveler.
Đảo Enewetak: Nằm ở phía tây đảo Bikini, Enewetak có một mái vòm bê tông đựng rác thải hạt nhân và đất nhiễm phóng xạ. Cư dân được di tản và nhiều cuộc thử nghiệm hạt nhân đã diễn ra ở đây. Phần lớn diện tích đảo đều có mức phóng xạ cao, khiến con người không thể sinh sống. Đảo đang được làm sạch và có thể sẽ đạt mức an toàn vào năm 2027. Ảnh: The New York Times.
Đảo Enewetak: Nằm ở phía tây đảo Bikini, Enewetak có một mái vòm bê tông đựng rác thải hạt nhân và đất nhiễm phóng xạ. Cư dân được di tản và nhiều cuộc thử nghiệm hạt nhân đã diễn ra ở đây. Phần lớn diện tích đảo đều có mức phóng xạ cao, khiến con người không thể sinh sống. Đảo đang được làm sạch và có thể sẽ đạt mức an toàn vào năm 2027. Ảnh: The New York Times.
Đảo Reunion, lãnh thổ thuộc Pháp: Nằm ở Ấn Độ Dương, hòn đảo này là một trong những nơi diễn ra nhiều vụ cá mập tấn công nhất thế giới. Chính phủ đã phải cấm bơi lội và lướt sóng để bảo vệ người đi biển. Ảnh: Wide Open Spaces.
Đảo Reunion, lãnh thổ thuộc Pháp: Nằm ở Ấn Độ Dương, hòn đảo này là một trong những nơi diễn ra nhiều vụ cá mập tấn công nhất thế giới. Chính phủ đã phải cấm bơi lội và lướt sóng để bảo vệ người đi biển. Ảnh: Wide Open Spaces.
Đảo Gruinard, Scotland: Chính phủ Anh dùng hòn đảo nhỏ không người sinh sống này làm nơi thử nghiệm vũ khí sinh học trong Thế chiến II. Trong quá trình thử nghiệm, virus bệnh than đã lây lan khắp đảo, khiến hơn 100 con cừu thiệt mạng và buộc chính phủ phải cách ly hòn đảo. Đến những năm 1980, hàng trăm tấn Formaldehyde được dùng để khử trùng và làm sạch Gruinard. Ảnh: Mirror.
Đảo Gruinard, Scotland: Chính phủ Anh dùng hòn đảo nhỏ không người sinh sống này làm nơi thử nghiệm vũ khí sinh học trong Thế chiến II. Trong quá trình thử nghiệm, virus bệnh than đã lây lan khắp đảo, khiến hơn 100 con cừu thiệt mạng và buộc chính phủ phải cách ly hòn đảo. Đến những năm 1980, hàng trăm tấn Formaldehyde được dùng để khử trùng và làm sạch Gruinard. Ảnh: Mirror.

Theo Zing

tin mới

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

(Baonghean.vn) - Chiều 20/4, tại TP Vinh, ca sỹ Đinh Hiền Anh tổ chức buổi họp báo ra mắt 2 CD phòng thu Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ. Bộ đôi CD ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước sau chiến tranh, hướng tới kỷ niệm 49 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4).

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

(Baonghean.vn) - Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cánh đồng Mường Thanh, quân và dân ta đã lập nên một trong những chiến công hiển hách, vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc - Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024), sáng 19/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã khai mạc triển lãm, chuyên đề “Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất”.