Những lãnh đạo cấp cao nào sẽ được bảo vệ tại nhà riêng?

Sáng 15/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp phiên thứ hai cho ý kiến về dự thảo Luật Cảnh vệ. Đây là dự thảo luật được xây dựng để thay thế cho Pháp lệnh Cảnh vệ hiện hành.

Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an (cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật cảnh vệ) cho biết, dự thảo Luật quy định các đối tượng được cảnh vệ bao gồm: Tổng Bí thư; Chủ tịch nước; Thủ tướng; Chủ tịch Quốc hội; nguyên Tổng Bí thư, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Chủ tịch Quốc hội; các ủy viên Bộ Chính trị; Bí thư Trung ương Đảng; Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao. So với Pháp lệnh cảnh vệ hiện hành, dự thảo đưa thêm đối tượng được cảnh vệ là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao.

Lực lượng cảnh sát bảo vệ mục tiêu.
Lực lượng cảnh sát bảo vệ mục tiêu.

Cũng theo dự thảo luật, đối với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội áp dụng các biện pháp, chế độ cảnh vệ sau đây:

Một là bảo vệ tiếp cận.

Hai là bố trí lực lượng cảnh vệ vũ trang tuần tra, canh gác tại nơi ở và nơi làm việc.

Ba là kiểm tra an ninh, an toàn đồ dùng, vật phẩm, phương tiện đi lại, các tác nhân khác, kiểm nghiệm thức ăn, nước uống trước khi sử dụng.

Bốn là tăng cường lực lượng và phương tiện bảo vệ khi cần thiết.

Năm là khi sử dụng phương tiện đi lại bằng ô tô được bố trí xe cảnh sát dẫn đường. Khi đi công tác trong nước, ngoài nước bằng tàu hỏa được bố trí toa riêng, đi bằng tàu bay được sử dụng chuyên khoang hoặc chuyên cơ. Khi đi bằng tàu thủy được sử dụng tàu, thuyền riêng có phương tiện dẫn đường hộ tống bảo vệ.

Sáu là khi đi công tác tại các địa phương trong nước hoặc đi công tác nước ngoài được bố trí lực lượng đi trước để nắm tình hình, khảo sát xây dựng, triển khai phương án bảo vệ.

Bảy là các biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật Công an nhân dân và Luật An ninh quốc gia.

Thượng tướng Tô Lâm cho biết thêm: Pháp luật hiện hành quy định đối với các đồng chí là nguyên Tổng Bí thư, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Chủ tịch Quốc hội được áp dụng biện pháp bảo vệ tiếp cận, bố trí lực lượng cảnh vệ vũ trang tuần tra canh gác tại nơi ở và các biện pháp khác trong trường hợp cần thiết.

"Tuy nhiên, thực tế cho thấy, khi không còn đương chức, nơi ở của các đồng chí nêu trên thường không cố định, có đồng chí ở cùng con cháu hoặc về quê sinh sống nên rất khó áp dụng biện pháp vũ trang tuần tra canh gác tại nơi ở. Mặt khác, qua tham khảo pháp luật cảnh vệ của một số nước trên thế giới như Nga, Hàn Quốc thì cũng không áp dụng biện pháp vũ trang tuần tra canh gác tại nơi ở trong trường hợp nêu trên. Vì vậy, dự thảo luật chỉ quy định các đồng chí này được áp dụng biện pháp bảo vệ tiếp cận và các biện pháp khác trong trường hợp cần thiết mà không quy định việc áp dụng biện pháp vũ trang tuần tra canh gác tại nơi ở đối với những đồng chí này", Thượng tướng Tô Lâm cho hay.

Liên quan đến việc mở rộng đối tượng cảnh vệ, theo Thượng tướng Võ Trọng Việt - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội (cơ quan thẩm tra dự án Luật Cảnh vệ): Đa số ý kiến Thường trực Uỷ ban Quốc phòng - An ninh nhất trí giữ nguyên đối tượng cảnh vệ như quy định tại pháp lệnh hiện hành. Vì khi bổ sung các đối tượng Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao thì một số chức danh Bộ trưởng khác như Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an cũng có vị trí, tầm ảnh hưởng quan trọng phải được bổ sung, như vậy sẽ tăng biên chế, cơ cấu, tổ chức của lực lượng cảnh vệ và làm cho dư luận quốc tế hiểu lầm vì an ninh, trật tự ở Việt Nam phức tạp nên phải mở rộng đối tượng cảnh vệ.

Cho ý kiến về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng không nên mở rộng đối tượng cảnh vệ, vì trong thực tế những đối tượng đề nghị mở rộng đều thuộc cơ cấu Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tức là đã thuộc đối tượng được cảnh vệ.

Theo Dân Việt

Tin mới

Cái kết đau xót của mối tình muộn

Cái kết đau xót của mối tình muộn

(Baonghean) - Đã 5 năm xảy ra vụ án nhưng những người dân sống tại xã Nghĩa Hợp, huyện Tân Kỳ (Nghệ An) vẫn chưa hết bàng hoàng trước cái chết của chị Dương Thị C. Xót xa bởi chị C. là cô giáo mầm non, sống hòa nhã, hiền lành và được bà con lối xóm hết mực yêu quý.
Bảo đảm sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với công tác chính trị, tư tưởng trong Công an nhân dân

Bảo đảm sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với công tác chính trị, tư tưởng trong Công an nhân dân

(Baonghean.vn) - Ngày 20/3, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương phối hợp Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt Quyết định số 90-QĐ/TW ngày 6/12/2022 của Ban Bí thư; Đánh giá kết quả 1 năm thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16/3/2022 của Bộ Chính trị.
Các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô xin giảm 50% lệ phí trước bạ

Các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô xin giảm 50% lệ phí trước bạ

Trước tình hình doanh số nhiều hãng xe sụt giảm mạnh, Hiệp hội các nhà nhập khẩu ô tô Việt Nam (VIVA) gồm 12 doanh nghiệp thành viên cũng vừa gửi kiến nghị đến Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, giảm 50% lệ phí trước bạ cho các dòng xe nhập khẩu.
Sông Giang - Đập Phà Lài ở xã Môn Sơn. Ảnh Thành Cường

Hấp dẫn du lịch miền Trà Lân

(Baonghean.vn) - Du lịch Con Cuông hấp dẫn du khách bởi thiên nhiên kỳ thú và bí ẩn; bởi chiều sâu văn hóa và lịch sử... Một lần đến nơi đây, chắc hẳn trong tâm trí du khách mãi luyến lưu về miền đất mang vẻ đẹp núi non hữu tình, những nếp nhà sàn bình dị.
Lắng nghe anh Rê tham luận

Lắng nghe anh Rê tham luận

(Baonghean.vn) - Nghe anh tham luận về “Các tác động của Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư đối với đời sống, kinh tế, xã hội của người dân địa phương”, qua chất giọng riêng có không lẫn vào đâu được của người đồng bào Mông, ai cũng đánh giá là chân thật, chất lượng...
Những căn nhà ấm áp nghĩa tình

Những căn nhà ấm áp nghĩa tình

(Baonghean.vn) - Những căn nhà đầu tiên hỗ trợ hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở đã được bàn giao tại huyện Kỳ Sơn chỉ sau một thời gian ngắn được Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An phát động. Ở đó, tỏa sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào, trở thành một ngày hội hướng đến người nghèo.
Phòng khám tim Bệnh viện ĐKTP Vinh

Phòng khám do Bệnh viện Tim Hà Nội đảm nhiệm tại Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phát hiện sớm nhiều ca bệnh ‘khó’

(Baonghean.vn) - Được các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành của Bệnh viện Tim Hà Nội trực tiếp đảm nhiệm, thời gian qua, phòng khám chuyên khoa Tim mạch tại Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh đã phát huy hiệu quả tích cực; tạo thuận tiện cho người dân trong và ngoài tỉnh, hạn chế tối đa chuyển tuyến.
Chỉ điểm nhà đầu tư 'đón sóng' vùng đất tiềm năng

Chỉ điểm nhà đầu tư 'đón sóng' vùng đất tiềm năng

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang có dấu hiệu phục hồi cũng là lúc nhà đầu tư tìm kiếm vùng đất tiềm năng cho chu kỳ đầu tư mới. Nghệ An đang được đánh giá là khu vực “chiếm sóng” sự quan tâm của giới đầu tư bất động sản.