Những ngày tri ân trên mảnh đất lịch sử Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong những ngày tháng 7 thiêng liêng này, nhiều đoàn hành hương đã về với Điện Biên Phủ để tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ - những người đã làm nên chiến thắng "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Nhiều đoàn hành hương từ mọi miền Tổ Quốc về với Hầm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Mường Phăng, địa chỉ đỏ trên mảnh đất lịch sử Điện Biên. Ảnh: Thanh Nga
Những người dân từ mọi miền Tổ quốc về với hầm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Mường Phăng, địa chỉ đỏ trên mảnh đất lịch sử Điện Biên. Ảnh: Thanh Nga
Tại đây, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp cùng với Bộ Chỉ huy Chiến dịch đã đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh tấn công có tính chất quyết định làm nên Chiến thắng Điện Biên "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". Ảnh: Thanh Nga
Tại đây, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp cùng với Bộ Chỉ huy Chiến dịch đã đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh tấn công có tính chất quyết định làm nên Chiến thắng Điện Biên "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". Ảnh: Thanh Nga

Những ngày tri ân trên mảnh đất lịch sử Điện Biên Phủ  ảnh 3
  Hầm Đại tướng ở Mường Phăng là nơi đặt Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ  trong 105 ngày (từ 31/1/1954 - 15/5/1954). Ảnh: Thanh Nga
Bà con nơi đây thường gọi một cách trìu mến khu rừng này là “hầm Đại tướng” hay “rừng Đại tướng”. Ảnh: Thanh Nga
Bà con nơi đây thường gọi một cách trìu mến khu rừng này là “hầm Đại tướng” hay “rừng Đại tướng”. Ảnh: Thanh Nga
Đồi A1 nằm ở phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Đồi A1 là cứ điểm quan trọng bậc nhất trong tập đoàn cứ điểm của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ. Ảnh: Thanh Nga
 Đến Điện Biên Phủ trong những ngày tháng 7 tri ân, bất cứ người con nào trên mảnh đất hình chữ S cũng mong muốn được ghé thăm Di tích lịch sử Đồi A1. Đồi A1 nằm ở phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Đây là cứ điểm quan trọng bậc nhất trong tập đoàn cứ điểm của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ. Ảnh: Thanh Nga
Đồi A1 nằm dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, bao gồm 2 đỉnh: Tây Bắc cao hơn 490m, Đông Nam cao hơn 493m. A1 là ký hiệu mà quân đội Việt Nam đặt cho quả đồi. Sau nhiều trận chiến vô cùng ác liệt đã diễn ra ở đây thì đến 4h sáng ngày 7/5/1954 quân đội Việt Nam đã chiếm được đồi A1. Ảnh: THanh Nga
Đồi A1 nằm dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, bao gồm 2 đỉnh: Tây Bắc cao hơn 490m, Đông Nam cao hơn 493m. A1 là ký hiệu mà quân đội Việt Nam đặt cho quả đồi. Sau nhiều trận chiến vô cùng ác liệt đã diễn ra ở đây thì đến 4h sáng 7/5/1954, quân đội Việt Nam đã chiếm được đồi A1. Ảnh: Thanh Nga
Ngày nay, đến với Điện Biên Phủ, du khách sẽ thấy trên đỉnh Tây Bắc của đồi A1 có đài kỷ niệm được xây theo kiểu “Tam sơn”, ở giữa cao, hai bên thấp và đều có hình mái đầu đạo. Phía trước là lư hương, ở giữa là tấm bia, phù hiệu Quốc kỳ, sao vàng nền tròn đỏ , xung quanh là vòng tương hoa. Ảnh: Thanh Nga
Ngày nay, đến với Điện Biên Phủ, du khách sẽ thấy trên đỉnh Tây Bắc của đồi A1 có đài kỷ niệm được xây theo kiểu “Tam sơn”. Phía trước là lư hương, ở giữa là tấm bia, phù hiệu Quốc kỳ, sao vàng nền tròn đỏ, xung quanh là tường hoa. Ảnh: Thanh Nga
Cũng trong chuyến hành hương về với mảnh đất Điện Biên Phủ lịch sử Báo Nghệ An đã tới thăm hầm Tướng Đocat. Đứng trên một ngọn đồi cao bạn có thể nhìn thấy nóc hầm Đờ Cát, phía trên miệng hầm dựng một bức hình bằng xi măng rộng khoảng 6 mét vuông, khác họa hình ảnh tướng Đờ Cát cầm ba tong cùng đoàn tùy tùng lầm lũi đầu hàng quân đội Việt Nam. Mái vòm sắt và các bao cát trên nóc hầm, đây là con đường hào có mái che nối liền hầm tướng Đờ Cát với lô cốt trên đồi A1, mà thời đó quân Pháp đã dựng lên. Ảnh: Thanh Nga
Một trong những điểm đến của hành trình về với mảnh đất Điện Biên Phủ lịch sử, đoàn cán bộ, phóng viên Báo Nghệ An đã tới thăm hầm Tướng Đờ Cát. Ảnh: Thanh Nga
Đoàn Báo Nghệ An thăm tặng quà bác Dương Văn Lâm SN 1930 - Hưng Châu - Hưng Nguyên là CCB Điện Biên. Sau khi chiến thắng Điện Biên Phủ bác chọn mảnh đất này là quê hương thứ hai và sinh sống cho đến nay. Ảnh: Thanh Nga
Trong chuyến hành hương về với vùng đất lịch sử Điện Biên, đoàn cán bộ, phóng viên Báo Nghệ An đã đến thăm, tặng quà ông Dương Văn Lâm (SN 1930) quê ở  xã Hưng Châu (Hưng Nguyên) là CCB Điện Biên Phủ. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ông đã chọn mảnh đất này làm quê hương thứ 2 của mình. Ảnh: Thanh Nga
Bác Dương Văn Lâm là chủ tịch Hội CCB Nghệ An tại Điện Biên Phủ, bác cho biết đã tham gia chiến dịch từ năm 20 tuổi và tham gia kháng chiến 23 năm cho đến lúc phục viên về tại mảnh đất anh hùng này.
Ông Dương Văn Lâm hiện là Chủ tịch Hội CCB Nghệ An tại Điện Biên Phủ. Ông đã từng tham gia chiến dịch từ năm 20 tuổi và tham gia 2 cuộc kháng chiến suốt 23 năm. Dịp này, đoàn cũng đã tới thăm và tặng quà CCB Trần Đình Đường (SN 1935), quê ở Thanh Chương, hiện đang sống tại Điện Biên. Trong ảnh: Đồng chí Phạm Thị Hồng Toan - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Tổng biên tập Báo Nghệ An tặng quà cho CCB Dương Văn Lâm. Ảnh: Thanh Nga

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.