Những ngôi nhà sàn cổ, mái gỗ thơm nức mùi pơ mu

Theo Quốc Định (danviet.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Những ngôi nhà sàn cổ chất liệu 100% bằng gỗ pơ mu, có tuổi đời gần 100 năm thậm chí hơn thế, bất chấp mưa nắng, gió bão vẫn đứng vững trước thời gian trên cao nguyên Ngọc Chiến (huyện Mường La, tỉnh Sơn La). Ngày nay, chúng không có chỉ có giá trị về tinh thần, vật chất của bà con dân tộc Thái ở Ngọc Chiến mà còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách thăm quan, trải nghiệm và khám phá…

Nhà sàn gỗ pơ mu, mái lợp pơ mu là một trong nhưng nét nổi bật trong văn hóa nhà sàn của đồng bào dân tộc Thái ở xã Ngọc Chiến không nơi nào có được. Nét đặc trưng này vẫn được lưu giữ, bảo tồn đến ngày nay, là điểm nhấn trong phát triển du lịch (ngành công nghiệp không khói) của Ngọc Chiến.

Những ngôi nhà sản ở Ngọc Chiến làm bằng gỗ pơ mu, kể cả mái.

Pơ mu là loại gỗ rất bền và chắc có khả năng chống mối mọt và các loại ruồi nhặng, trong thân gỗ có dầu và gỗ rất thơm, nhất là khi đem gỗ đốt lửa, tỏa ra mùi hương thơm bay rất xa quyện vào sương khói núi rừng. Loại gỗ này có thể ngâm trong nước hoặc chôn sâu dưới đất vài chục năm mà không bị mục.

Theo bà con dân bản Ngọc Chiến kể lại, nhà sàn mái lợp gỗ pơ mu của họ được làm từ rất lâu, từ đời ông, đời bố đến bây giờ.

Những ngôi sàn này được làm 100% bằng gỗ pơ mu, hầu như không pha trộn với các loại gỗ khác. Điều khác biệt là phần mái của những ngôi nhà sàn ở đây được lợp hoàn toàn bằng những tấm ván gỗ pơ mu, mà không nơi nào có. Chúng có độ bền, chắc chắn hơn cả ngói và tấm lợp proximăng…

Nhà lợp ván gỗ pơ mu trông mái nhà gồ gề, không phẳng phiu như nhà lợp bằng ngói nhưng chúng rất kín gió, dù có mưa bão nhà vẫn không bị dột.

Không chỉ kín khi mưa gió, vào mùa hè, nhà lợp bằng pơ mu làm không khí trong nhà luôn mát mẻ, dễ chịu, không cần dung đến máy điều hòa khi trời nắng nóng.

Ngôi nhà của ông Quàng Văn Sớm, bản Pom Mèn (Ngọc Chiến) đã dựng hơn 60 năm nay, ngôi nhà vẫn vững trãi, chắc chắn, phần mái vẫn còn nguyên, gỗ không hề bị mục, hư hỏng.

Ông Sớm kể rằng, ngôi nhà sàn pơ mu này là do bố ông để lại, ngôi nhà bố ông đã từng bỏ nhiều công sức mới làm được, đến nay đã ngót hơn 60 năm. "Cũng giống nhà tôi hầu hết bà con ở trong bản, xã Ngọc chiến này hầu như đều làm nhà sàn mái lợp hoàn toàn bằng pơ mu. Loại gỗ này rất bền và chắc, trông bề ngoài chúng mà đen nhưng không hề bị mục", ông Sớm nói.

Ông Lò Văn Pháng, Chủ tịch UBND xã Ngọc Chiến, cho biết: Ở Ngọc Chiến có rất nhiều ngôi nhà sàn làm bằng gỗ, trong đó cả còn đến 50% ngôi nhà sàn làm bằng gỗ pơ mu và mái lợp bằng ván gỗ pơ mu.

Được biết, trước đây Ngọc Chiến nổi tiếng là vùng đất của những cánh rừng pơ mu xanh bạt ngàn đi vài ngày đường không hết được rừng, những cây pơ mu cổ thụ to đến vài người ôm.

Vì pơ mu là thứ gỗ tốt nên người Thái ở Ngọc Chiến sử dụng làm nhà và nó đã khiến nhiều cánh rừng pơ mu bị chặt phá gần đến cạn kiệt. Vì để làm được ngôi nhà sàn phải mất hàng chục m3 khối gỗ pơ mu.

Ngày ngay, người dân Ngọc Chiến không phá rừng lấy gỗ làm nhà nữa, ngược lại cùng nhau bảo vệ, giữ rừng để rừng pơ mu tái sinh trở lại. Những ngôi nhà pơ mu được bà con lưu giữ để làm nơi cho du khách đến thăm quan, trãi nghiệm, góp phần đưa ngành du lịch ở địa phương phát triển.

Những ngôi nhà gỗ pơ mu nằm lấp ló sau những vườn cây trái

Mặc dù mưa nắng, gió bão nhưng những ngôi nhà sàn gỗ mái pơ mu vẫn chắc chắn không hề bị hư hỏng

Với những ngôi nhà cổ làm bằng gỗ pơ mu, ngày nay Ngọc Chiến mang trong mình một thế mạnh, sự cuốn hút đối với khách du lịch.

tin mới

Trần Thị Trâm.

Người mẹ được cụ Phan gọi là Quốc mẫu và chuyện chiếc khăn tay tiễn con xuất dương

(Baonghean.vn) - Một người phụ nữ nhỏ bé, được giáo dục dưới sở học và lễ nghĩa phong kiến, nhưng bằng tài hoa, khí phách và lòng yêu nước vô bờ, đã vượt qua bao gian truân để 3 lần sang Xiêm mua vũ khí cho nghĩa quân. Đó là bà Trần Thị Trâm - người được cụ Phan Bội Châu khâm phục gọi là Quốc mẫu, "Tiểu Trưng", là nữ kiệt đất Hồng Lam.
Ném pao

Bản làng người Mông nô nức vào hội ném pao

(Baonghean.vn) - Dịp đầu năm mới, khắp các bản làng người Mông ở vùng cao Nghệ An lại nô nức bước vào hội ném pao. Đây là nét đẹp trong văn hóa của cộng đồng người Mông mỗi dịp Tết đến Xuân về, đồng thời cũng là thời điểm các nam thanh nữ tú tìm hiểu nhau để nên duyên vợ chồng.
Người Mông Nghệ An

Lợn trong đời sống người Mông Nghệ An

(Baonghean.vn) - Nếu như các dân tộc khác coi việc chăn nuôi lợn là để phục vụ đời sống đồng thời mang lại nguồn thu nhập cho gia đình, thì một số người Mông ở Nghệ An cho rằng lợn chỉ được dùng để giết thịt phục vụ cho các ngày lễ, Tết.
Bà Sầm Thị Vinh (áo trắng, ngoài cùng bên trái) dạy các thành viên trong CLB các làn điệu dân ca Thái. Ảnh: Chu Thanh

Người lưu giữ làn điệu dân ca Thái

(Baonghean.vn) - Đến với bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, già trẻ, trai gái trong bản không ai không biết đến bà Sầm Thị Vinh (1950), một trong số ít người “lưu giữ” được nhiều làn điệu dân ca của đồng bào dân tộc Thái.