Những người gặp nguy hiểm khi ăn... ngô

Ngô là loại ngũ cốc rất giàu chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng không phải ai ăn ngô cũng tốt. Những người thuộc nhóm sau đây hoặc mắc các bệnh này nên 'tránh xa' món ngô kẻo rước họa vào người.
Ngô là loại ngũ cốc rất giàu chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng không phải ai ăn ngô cũng tốt. Những người thuộc nhóm sau đây hoặc mắc các bệnh này nên 'tránh xa' món ngô kẻo rước họa vào người.
Ảnh minh họa: Internet
 
Ngô là loại ngũ cốc được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn loại thực phẩm này một cách thoải mái.
Ngô rất giàu dinh dưỡng, bao gồm protein, vitamin B, vitamin C, và carbohydrate... Trong ngô chứa lượng lớn chất xơ, kali và các chất oxy hóa. 100 g ngô hạt cung cấp 342 calo cho cơ thể, do đó ngô được coi là một nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời cho cơ thể bạn.
Mặc dù nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, với những người mắc bệnh xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản hay loét dạ dày, bệnh viêm đại tràng... nếu nạp lượng lớn lương thực thô sẽ là gánh nặng cho dạ dày và dễ gây giãn nứt tĩnh mạch.
Ngô có nhiều chất xơ, với người có khả năng miễn dịch kém, ăn nhiều ngô sẽ làm cản trở việc bổ sung protein, tỷ lệ sử dụng chất béo giảm, gây tổn hại đến chức năng của xương, tim, máu…, từ đó làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
Những người gặp nguy hiểm khi ăn ... ngô - ảnh 1
Những người không nên ăn ngô
Chức năng tiêu hóa kém: Nhóm người này nếu ăn quá nhiều chất xơ sẽ tạo gánh nặng lớn cho dạ dày.
Người có bệnh về hệ tiêu hóa: Bệnh nhân xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản hay loét dạ dày, tiếp nạp lượng lớn lương thực thô dễ gây giãn nứt tĩnh mạch và chảy máu dạ dày.
Người thiếu canxi, sắt:
 Trong lương thực thô có chứa axit phytic và chất xơ, kết hợp với nhau tạo thành chất kết tủa, gây cản trở việc cơ thể hấp thụ khoáng chất.
Khả năng miễn dịch kém: Ăn nhiều chất xơ sẽ làm cản trở việc bổ sung protein, tỷ lệ sử dụng chất béo giảm, gây tổn hại đến chức năng của xương, tim, máu…, từ đó làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.

Những người gặp nguy hiểm khi ăn ... ngô - ảnh 2
Người già và trẻ nhỏ: Do chức năng tiêu hóa của người già đã suy yếu, còn của trẻ em chưa hoàn thiện, nên việc tiêu hóa lượng lớn chất xơ có trong các loại lương thực này tạo gánh nặng rất lớn cho dạ dày.

Thanh thiếu niên đang ở tuổi dậy thì: Lương thực thô không những cản trở sự hấp thụ cholesterol và chuyển đổi nó thành hormone, mà còn gây trở ngại cho việc hấp thu và sử dụng các nguyên tố dinh dưỡng.
Những bệnh có thể mắc vì ăn ngô
Gây bệnh mãn tính
Ngô rất nghèo các axit béo có lợi cho cơ thể như omega-3, trong khi đó lại quá dư thừa omega-6. Tỷ lệ omega-6 và omega-3 tốt nhất cho cơ thể là 1:1, trong khi đó ngô lại cung cấp theo tỷ lệ 25:1 - điều này gây hại cho cơ thể, là nguyên nhân gây nên các bệnh mãn tính khi ăn quá nhiều.

Những người gặp nguy hiểm khi ăn ... ngô - ảnh 3
Gây bệnh nứt da

Khi ăn quá nhiều ngô, bạn dễ bị nứt da ở tay chân, thậm chí khắp người. Nguyên nhân là ngô thiếu các axit amin như lysine, tryptophan và niacin – giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nứt da. Nếu bạn đang sử dụng ngô thay cơm ăn hàng ngày hãy chắc chắn rằng bạn đã bổ sung thêm vào chế độ ăn uống các thực phẩm giàu vitamin phòng chống nứt da.

Khiến bệnh tiểu đường trầm trọng thêm

Ăn nhiều ngô khiến lượng đường trong máu tăng cao, nguyên nhân là bắp chứa một hàm lượng carbohydrate cao, dẫn đến sự gia tăng lượng đường trong máu. Do đó, bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế ăn thực phẩm này.

Gây dị ứng ở một số người

Một số người có thể bị dị ứng sau khi ăn ngô như phát ban, sung màng nhầy, nôn mửa. Nhiều người còn bị hen, sốc phản vệ sau khi ăn bắp. Do đó, nếu ăn ngô mà thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu dị ứng, bạn cần ngừng lại ngay và đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Đầy hơi

Ngô chứa lượng lớn tinh bột, khi ăn quá nhiều sẽ sản sinh ra nhiều khí trong ruột. Do đó ăn nhiều ngô có thể khiến bạn bị đầy bụng, đầy hơi.

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.