Những người sưởi ấm vỉa hè

(Baonghean) - Đêm Thành phố Vinh sáng rực ánh điện. Nhưng, đâu đó vẫn còn những phận đời bên vỉa hè, nơi góc khuất cần được sưởi ấm.

Thành phố lên đèn, dòng xe cộ ngược xuôi tấp nập, gương mặt nào cũng hiện lên sự vội vã, ai cũng muốn về thật nhanh với gia đình sau một ngày tất bật mưu sinh. Tôi theo chân một nhóm bạn gồm 10 thành viên, đều là những người thuộc thế hệ 9X đi thực hiện một công việc mà họ đã lặng lẽ làm trong nhiều năm nay.

2.	Nhóm thiện nguyện người đàn ông trú nơi hè đường Trần Phú
 Nhóm thiện nguyện tới hỏi thăm người đàn ông trú nơi hè đường Trần Phú.

Nguyễn Trung Hiếu - trưởng nhóm thiện nguyện - trên chiếc xe cà tàng lỉnh kỉnh những hộp cơm được xếp sẵn. Chúng tôi hướng về phía chợ Vinh, lúc này người bán hàng đã soạn sửa ra về, bỏ lại những đống rác lớn đang xông mùi nồng nặc. Trước mái hiên một ngôi nhà cao tầng có một người đàn ông đang nằm dưới chiếc chăn mỏng. Một bạn trong nhóm bước lại đỡ dậy, bạn khác đưa hộp cơm và chai nước lại gần lễ phép mời.

Ánh mắt người đàn ông đang buồn rười rượi bỗng vụt lên những tia sáng, đưa tay đỡ lấy hộp cơm và không quên nói lời cảm ơn. Tranh thủ quãng thời gian ngắn ngủi, tôi hỏi chuyện và được biết ông từng có nhà cửa, gia đình nhưng vì một nguyên do nào đó đã ly dị vợ từ nhiều năm trước. Giờ đây, các con đều có nhà cửa, mấy lần mời bố về nhưng nỗi mặc cảm quá lớn ông đành chấp nhận cảnh ăn gió, ngủ sương.

1.	Nhóm thiện nguyện trao suất cơm cho cụ già trú trước mái hiên gần khu vực chợ Vinh
Trao suất cơm cho cụ già trú trước mái hiên gần khu vực chợ Vinh. 

Bên kia đường, một cụ già nằm quấn chiếc bì tải quanh mình, gối đầu lên mấy tấm bìa các-tông. Đỡ lấy hộp cơm và chai nước, đôi bàn tay gầy gò run lẩy bẩy, miệng lắp bắp những câu không ai nghe rõ. “Chiếc chăn chúng cháu tặng hôm trước đâu rồi?”- Nguyễn Trung Hiếu cất tiếng hỏi. Cụ già lại đưa đôi bàn tay run rẩy lên chỉ trỏ, miệng lại lắp bắp, càng nói càng không ai hiểu.

Mọi người đoán lúc chiều cụ đi đâu đó sơ hở nên chiếc chăn mới đã bị lấy cắp, đêm nay cụ sẽ phải co tấm thân già yếu và bệnh tật trong chiếc bì tải mỏng manh. Không ai biết cụ từ đâu đến, cũng chẳng biết cụ tên gì, chỉ biết đến đây đã lâu, ngày lang thang khắp nơi nhặt nhạnh phế liệu mưu sinh, đêm về ngủ nhờ mái hiên những ngôi nhà lớn...

Chúng tôi tiếp tục ngược lên phía ven sông Cửa Tiền, nơi trú ngụ của những hộ vạn chài sống đời lam lũ và cơ cực. Dùng ánh sáng đèn pin điện thoại lần theo lối mòn xuống bờ sông, chúng tôi đứng trước một con thuyền bé tẹo. 

Trao cơm cho cặp vợ chồng già sống trong chiếc thuyền nhỏ trên sông Cửa Tiền.
Trao cơm cho cặp vợ chồng già sống trong chiếc thuyền nhỏ trên sông Cửa Tiền.

Mấy bạn trẻ cất tiếng gọi: “Ông bà ơi!”, chiếc thuyền chợt đong đưa bởi sự trở mình của chủ nhân rồi vọng ra những lời đáp mệt mỏi như là tiếng rên. Một bạn cầm 2 suất cơm bước lên mũi thuyền, qua ánh sáng của chiếc điện thoại tôi thấy một ông cụ gầy gò, râu dài bạc phơ vén màn đỡ lấy.Tôi nhận ra ông lão là nhân vật trong phóng sự của một đồng nghiệp, viết về câu chuyện tình cảm động của cặp vợ chồng già làm nghề nhặt ve chai sống trong chiếc thuyền nhỏ.

Cách đấy không xa, một túp lều tranh bé nhỏ hắt ra những tia sáng yếu ớt, những tiếng ho sù sụ. Trong túp lều ấy có 2 người phụ nữ- một già và một trung niên. Bà cụ bị câm, chỉ ú ớ được mấy lời, giao tiếp bằng cách ra hiệu, sống bằng nghề nhặt ve chai. Chị trung niên vì hoàn cảnh éo le phải rời bỏ gia đình, phiêu dạt kiếm sống bằng nghề hái rau dại bán cho các nhà hàng. Hai người không hề quen nhau, thậm chí cái tên cũng không biết nhưng vẫn góp tiền thuê chung túp lều làm nơi tránh nắng, che mưa. Và thi thoảng, họ lại nhận được những suất cơm miễn phí, là tấm lòng của những người bạn trẻ sinh sống ở Thành Vinh.

Từ chợ Vinh, tôi tiếp tục theo bước chân thiện nguyện lên Ga Vinh, vòng xuống khu vực bến xe để trao những suất cơm còn lại. Trong vòng 1 giờ đồng hồ, gần 20 suất cơm đã được trao cho những người lang thang, cơ nhỡ. Mỗi cuộc đời là một cảnh ngộ, điểm chung giữa họ là không ai muốn kể về thân phận và gia cảnh của mình, không ai muốn trải lòng với người không quen biết.

4.	Hai bạn trẻ trong nhóm thiện nguyện bón cơm cho bà lão bị câm sống trong túp lều nhỏ
 Hai bạn trẻ trong nhóm thiện nguyện bón cơm cho bà lão bị câm sống trong túp lều nhỏ.

Cũng là điều dễ hiểu, bởi đó toàn là những câu chuyện buồn đau và cay đắng, là những thân phận bất hạnh bị giông bão cuộc đời quăng quật và gánh chịu bao nỗi éo le. Trái tim đã bao lần đau đớn vì những vết thương đã trở nên chai sạn, họ không muốn và không có nhu cầu trải lòng, chia sẻ với người đời. Cái họ cần là ban ngày kiếm đủ cái ăn, đói lòng có người cho suất cơm, chiếc bánh, tối đến có chỗ ngã lưng ấm áp và không bị xua đuổi.

Dòng người vắng dần, lúc này những người bạn trẻ mới trở về với những công việc của riêng mình. Chỉ nói chuyện được mấy câu vội vàng với Nguyễn Trung Hiếu để biết thêm về nhóm thiện nguyện của người thanh niên 26 tuổi này. Nhóm có 20 thành viên thường trực, đều là những người trẻ tuổi, gồm cả sinh viên và những người đã có việc làm.

Đã 5 năm qua, đều đặn mỗi tuần 2 đêm Hiếu và các bạn đi phát gần 20 suất cơm miễn phí cho những người vô gia cư. Nguồn kinh phí một phần được một nhà hàng tài trợ, một phần kêu gọi các nhà hảo tâm và phần còn lại do các bạn tổ chức kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng để kiếm lãi./.

Công Kiên

tin mới

Điểm tựa của những người phụ nữ vùng biển

Điểm tựa của những người phụ nữ vùng biển

(Baonghean.vn) - Thấu hiểu nỗi đau của những người vợ mất chồng, của con mất cha nơi biển lớn, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tại vùng biển Quỳnh Lưu đã tích cực đồng hành với những người phụ nữ yếu thế, tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ, sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn.

Làng khoa bảng ở Nghệ An làm du lịch

Làng khoa bảng ở Nghệ An làm du lịch

(Baonghean.vn) - Hiếm có một vùng quê nào lại có nhiều người đỗ đạt thành danh và có nhiều di tích được xếp hạng như xã Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu). Nắm bắt lợi thế đó, gần đây địa phương này đã tiên phong phát triển du lịch, với những tour du lịch mang nhiều ý nghĩa.

Cùng Mường Chiêng Ngam vui hội Hang Bua

Cùng Mường Chiêng Ngam vui hội Hang Bua

(Baonghean.vn) - Lễ hội Hang Bua ở huyện Quỳ Châu là một sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng người Thái phía Tây Bắc Nghệ An. Sinh hoạt văn hóa này cũng là không gian lưu giữ những nét truyền thống của cư dân bản địa vừa góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân địa phương

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

(Baonghean.vn) - Lễ hội Đền Cờn năm 2024 có nhiều hoạt động, trò chơi dân gian, nhưng đặc sắc nhất là tục chạy ói với màn rước kiệu, tung kiệu bay trên biển. Tục chạy ói thường được tổ chức vào sáng ngày 21 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, là nghi lễ quan trọng với ngư dân vùng biển.

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

(Baonghean.vn) - Nằm ở ngã ba sông, nơi hợp lưu của dòng Nậm Nơn và Nậm Mộ để hình thành nên dòng sông Cả kỳ vĩ bồi đắp cho vùng hạ du, đền Vạn - Cửa Rào được xem là ngôi đền linh thiêng nhất miền Tây xứ Nghệ. Sáng 1/3 (20 tháng Giêng), người dân muôn phương đã nô nức dự Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào.

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

(Baonghean.vn) - Hang Bua là thắng cảnh tự nhiên nằm trong dãy núi đá vôi “Phà Én” thuộc xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, cách thành phố Vinh 170km về phía Tây Bắc. Lễ hội Hang Bua là một trong những lễ hội lớn nhất của đồng bào các dân tộc của huyện nói riêng và vùng Tây Bắc Nghệ An nói chung.

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

(Baonghean.vn) - Gìn giữ và nuôi dưỡng tình yêu văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ là việc được các cấp ngành cùng đồng bào vùng Tây Bắc Nghệ An chú trọng. Ở làng Mo Mới, xã Nghĩa Xuân (Quỳ Hợp), bà con dân tộc Thổ tích cực sưu tầm, trao truyền những làn điệu dân ca, dân vũ cho thế hệ trẻ.

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

(Baonghean.vn) - Là thế hệ thứ 3 trong gia đình người Mông gắn bó với nghề rèn truyền thống, ông Và Tông Dê (Tương Dương) ngày ngày thổi lửa làm ra không biết bao nhiêu dụng cụ lao động cho bà con. Lò rèn không chỉ nuôi sống gia đình ông mà còn là nơi lưu giữ nghề truyền thống của đồng bào Mông.

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

(Baonghean.vn) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, lên các bản làng vùng cao, đặc biệt là đến các bản có đồng bào Mông sinh sống, nhiều khách du lịch rất ấn tượng bởi sắc màu trên những bộ trang phục của người phụ nữ, dường như thấy được sắc Xuân trong đó...

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu), người dân nơi đây vẫn lưu giữ một bộ trang phục của người Thái cổ. Với những họa tiết, hoa văn được thêu một cách tỉ mỉ, kỳ công, bộ trang phục sau hơn 100 năm vẫn giữ được vẹn nguyên giá trị vốn có.

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

(Baonghean.vn) - Qua một thời gian dài khai thác tận diệt, nguồn cá mát dần cạn kiệt. Trước thực trạng đó, năm 2023, chính quyền xã Diên Lãm (Quỳ Châu) đã ban hành đề án “Bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá mát Nặm Cướm”…

Ngõ phố thắm tình dân

Ngõ phố thắm tình dân

(Baonghean.vn) - Các ngõ phố được trang hoàng sạch, đẹp để đón Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024. Rất nhiều công trình, phần việc in dấu tình đoàn kết của các hộ dân. Điều đó càng tô thắm thêm tình dân trên mỗi ngõ phố ở thành Vinh. 

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

(Baonghean.vn) - Mắc chứng teo cơ tủy sống từ nhỏ, chị Nguyễn Thị Vân (SN 1986), quê Nghi Lộc, được biết đến là một nhân vật có tầm ảnh hưởng tới xã hội, nhất là trong cộng đồng người khuyết tật. Trò chuyện với phóng viên Báo Nghệ An, chị tự hào nhận mình có những “cá tính” đặc trưng rất Nghệ.

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - "Tớ dày" là cách gọi của đồng bào Mông về loài hoa anh đào. Những ngày này các bản làng ở xã Mường Típ, huyện rẻo cao Kỳ Sơn rực sắc "tớ dày". Bất cứ ai cũng trở nên bồi hồi xao xuyến trước loài hoa tuyệt đẹp này.

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

(Baonghean.vn) - Gắn bó với nghề đan lưới lồng bè, những người làm nghề ở Trung Sơn (xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc) luôn trăn trở nâng cao tay nghề. Mỗi đường đan, nút thắt là cả sự tỉ mẩn gửi vào đó sự bền chắc của sản phẩm, giúp người nuôi trồng thuỷ sản thêm bội thu…

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu có một phòng trưng bày rất đặc biệt mang tên Pỉ Noọng. Đây là không gian trưng bày vật dụng truyền thống của các dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Dao, Tày… do bà Sầm Thị Bích dày công sưu tầm từ những năm 1990 cho đến nay.