Những nữ nguyên thủ quyền lực thế giới 50 năm qua

(Baonghean.vn) - Sự kiện Hillary Clinton chính thức trở thành đại diện cho Đảng Dân chủ Mỹ và đứng trước cơ hội trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của quốc gia này chính là chủ đề được nhắc đến nhiều nhất trên thế giới tuần qua. Nhân dịp này, hãy cùng điểm lại 11 người phụ nữ từng lãnh đạo đất nước trong 50 năm trở lại đây.

Sirimavo Bandaranaike là người phụ nữ đầu tiên nắm quyền ở một chính phủ hiện đại. Sau khi chồng bà, Thủ tướng Ceylon (sao đó đổi tên thành Sri Lanka) bị ám sát vào năm 1959, Sirimavo đã chiến thắng trong chiến dịch tranh cử và trở thành Thủ tướng Sri Lanka năm 1960. Sau đó bà dành cả cuộc đời cho chính trị và đặc biệt hơn nữa, con gái bà cũng lên làm Thủ tướng Sri Lanka năm 1994.
Là người phụ nữ đầu tiên nắm quyền ở một chính phủ hiện đại. Sau khi chồng bà, Thủ tướng Ceylon (sao đó đổi tên thành Sri Lanka) bị ám sát năm 1959, Sirimavo chiến thắng trong chiến dịch tranh cử và trở thành Thủ tướng Sri Lanka năm 1960. Sau đó bà dành cả cuộc đời cho chính trị và đặc biệt hơn nữa, con gái bà cũng làm Thủ tướng Sri Lanka năm 1994.
Cha của Indira Gandhi là Thủ tướng Ấn Độ đầu tiên sau chế độ thực dân. Sau khi cha bà mất, Indira Gandhi là Thủ tướng có thời gian nắm quyền lâu thứ hai trong lịch sử.  Trong thời gian tại vị, bà đã nỗ lực lật đổ hệ thống giai cấp nhưng lại bị cáo buộc góp phần đẩy cao căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan. Mặc dù bị bắt vào năm 1978 vì tội tham nhũng, nhưng Indira đã tái đắc cử vào năm 1980. Năm 1984, bà bị ám sát. Hiện nay tên bà được đặt cho Đại học Quốc gia Gandhi, trường đại học lớn nhất thế giới.
Cha của Indira Gandhi là Thủ tướng Ấn Độ đầu tiên sau chế độ thực dân. Indira Gandhi là Thủ tướng có thời gian nắm quyền lâu thứ 2 trong lịch sử. Trong thời gian tại vị, bà đã nỗ lực lật đổ hệ thống giai cấp nhưng lại bị cáo buộc góp phần đẩy cao căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan. Mặc dù bị bắt vào năm 1978 vì tội tham nhũng, nhưng Indira đã tái đắc cử vào năm 1980. Năm 1984, bà bị ám sát. Hiện nay tên bà được đặt cho Đại học Quốc gia Gandhi, trường đại học lớn nhất thế giới.
Golda Meir sinh ra ở Kiev, bà đã tham gia các phong trào của người Do Thái và đóng góp vào sự ra đời nhà nước Israel. Năm 1969, bà lên nắm quyền lãnh đạo Israel sau cái chết đột ngột của Thủ tướng Levi Eshkol. Quyết định từ bỏ cuộc tấn công phủ đầu trong chiến tranh Yom Kippur của bà bị phản đối và vào năm 1974, bà đã phải từ chức. Meir qua đời năm 1978 vì bệnh máu trắng. Cuộc đời của bà đã trở thành cảm hứng cho khá nhiều bộ phim và kịch sau này.
Sinh ra ở Kiev,   tham gia các phong trào của người Do Thái và đóng góp vào sự ra đời nhà nước Israel. Năm 1969, bà lên nắm quyền lãnh đạo Israel sau cái chết đột ngột của Thủ tướng Levi Eshkol. Meir qua đời năm 1978 vì bệnh máu trắng. Cuộc đời của bà đã trở thành cảm hứng cho khá nhiều bộ phim và kịch sau này.
Isabel Martinez de Peron là nữ Tổng thống đầu tiên trên thế giới. Bà là vợ ba của cựu Tổng thống Juan Peron và xuất thân là một vũ công hộp đêm. Sau khi gặp Peron, bà được làm thư ký cho ông và sau đó là vị trí phó chủ tịch. Nhiệm kỳ Tổng thống của Isabel nhuốm màu bạo lực và rốt cục bà đã bị bắt năm 2007 vì cáo buộc liên quan đến sự mất tích của một nhà hoạt động 30 năm trước.
Là nữ Tổng thống đầu tiên trên thế giới, vợ 3 của cựu Tổng thống Juan Peron và xuất thân là vũ công hộp đêm. Sau khi gặp Peron, bà được làm thư ký cho ông và sau đó là vị trí phó chủ tịch. Nhiệm kỳ Tổng thống của Isabel nhuốm màu bạo lực và bà bị bắt năm 2007 vì cáo buộc liên quan đến sự mất tích của một nhà hoạt động 30 năm trước.
Elisabeth Domitien có nghề nghiệp là một nông dân và doanh nhân, tham gia phong trào chống thực dân khi mới 20 tuổi. Bà làm lãnh đạo phái nữ cho sự phát triển ở châu Phi và được biết đến với những bài phát biểu đanh thép. Năm 1960, khi đất nước giành độc lập, tân Tổng thống Jean-Bédel Bokassa bổ nhiệm bà làm Thủ tướng. Tuy nhiên sau đó khi Bokassa muốn kiêm luôn vị trí Nhà vua, bà Domitien đã phản đối và bị sa thải.
Là một nông dân và doanh nhân, tham gia phong trào chống thực dân khi mới 20 tuổi. Bà được biết đến với những bài phát biểu đanh thép. Năm 1960, khi đất nước giành độc lập, tân Tổng thống Jean-Bédel Bokassa bổ nhiệm bà làm Thủ tướng. Tuy nhiên sau đó khi Bokassa muốn kiêm luôn vị trí Nhà vua, bà Domitien đã phản đối và bị sa thải.
Margaret Thatcher, từng được một nhà báo Liên Xô gọi là “người đàn bà thép” là Thủ tướng Anh tại vị lâu nhất thế kỷ 20. Bà được biết đến với sự quyết đoán trong chính trị và khả năng lãnh đạo khôn khéo. Gây tranh cãi nhất của Thatcher là chính sách bảo thủ bãi bỏ một số quy định về kinh tế và thuế bầu cử.
Từng được một nhà báo Liên Xô gọi là “người đàn bà thép” là Thủ tướng Anh tại vị lâu nhất thế kỷ 20. Bà được biết đến với sự quyết đoán trong chính trị và khả năng lãnh đạo khôn khéo. Gây tranh cãi nhất của Thatcher là chính sách bảo thủ bãi bỏ một số quy định về kinh tế và thuế bầu cử.
Benazir Bhutto là con gái cựu Thủ tướng Zulfikar Ali Bhuto, người sáng lập đảng Nhân dân Pakistan. Sau đó bà trở thành chủ tịch đảng này và là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo một đất nước Hồi giáo vào năm 1988. Bà làm Thủ tướng hai nhiệm kỳ liên tiếp. Sau khi bị ám sát hụt năm 1995, bà qua đời năm 2007 do một vụ đánh bom. Bhutto là một biểu tượng cho phụ nữ cầm quyền, mở đường cho phong trào tham gia chính trị của phái nữ Pakistan.
Là con gái cựu Thủ tướng Zulfikar Ali Bhuto, người sáng lập đảng Nhân dân Pakistan. Sau đó bà trở thành chủ tịch đảng này và là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo một đất nước Hồi giáo vào năm 1988. Bà làm Thủ tướng hai nhiệm kỳ liên tiếp. Sau khi bị ám sát hụt năm 1995, bà qua đời năm 2007 do một vụ đánh bom. Bhutto là một biểu tượng cho phụ nữ cầm quyền, mở đường cho phong trào tham gia chính trị của phái nữ Pakistan.
Agathe Uwilingiyimana xuất thân là một giáo sư hóa học giảng dạy ở Đại học quốc gia Rwanda. Sau khi thành lập một tổ chức từ thiện tại trường học, bà nhận được sự quan tâm của chính quyền và trở thành Bộ trưởng Thương mại năm 1989. Năm 1993, bà trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của Rwanda. Tuy nhiên bà đã bị ám sát 1 năm sau cuộc diệt chủng ở Rwanda. Mặc dù sự nghiệp chính trị rất ngắn ngủi nhưng tên tuổi Rwanda mang lại ảnh hưởng lớn vì bà là một trong số ít nữ chính trị gia của châu Phi.
Xuất thân là một giáo sư hóa học giảng dạy ở Đại học quốc gia Rwanda. Sau khi thành lập một tổ chức từ thiện tại trường học, bà nhận được sự quan tâm của chính quyền và trở thành Bộ trưởng Thương mại năm 1989. Năm 1993, bà trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của Rwanda. Tuy nhiên bà đã bị ám sát 1 năm sau cuộc diệt chủng ở Rwanda. Mặc dù sự nghiệp chính trị rất ngắn ngủi nhưng tên tuổi Rwanda mang lại ảnh hưởng lớn vì bà là một trong số ít nữ chính trị gia của châu Phi.
Angela Merkel sinh ra ở vùng Đông Đức, nhận bằng tiến sỹ vật lý trước khi bước vào con đường chính trị. Bà thăng tiến qua nhiều cấp bậc và chính thức được bổ nhiệm làm Thủ tướng nước Đức năm 2005. Merkel đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý đất nước vượt qua khủng hoảng tài chính 2007-2008 và là một trong những nhà lãnh đạo được biết đến nhiều nhất châu Âu. Merkel 9 lần được tạp chí danh tiếng Forbes bầu chọn làm người phụ nữ quyền lực nhất thế giới.
Sinh ra ở vùng Đông Đức, nhận bằng tiến sỹ vật lý trước khi bước vào con đường chính trị. Bà thăng tiến qua nhiều cấp bậc và chính thức được bổ nhiệm làm Thủ tướng nước Đức năm 2005. Merkel đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý đất nước vượt qua khủng hoảng tài chính 2007-2008 và là một trong những nhà lãnh đạo được biết đến nhiều nhất châu Âu. Merkel 9 lần được tạp chí danh tiếng Forbes bầu chọn làm người phụ nữ quyền lực nhất thế giới.
Ellen Johnson Sirleaf là đương kim Tổng thống Liberia và là người phụ nữ đầu tiên đứng đầu một quốc gia châu Phi. Bà cũng là người phụ nữ đầu tiên làm chủ tịch Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi. Do xuất thân từ gia đình nghèo khó, Sirleaf rất quan tâm đến vấn đề giáo dục và sức khỏe. Bà đã được trao giải Nobel Hòa bình năm 2011 vì những đóng góp với nữ quyền và an toàn của phái nữ.
Là đương kim Tổng thống Liberia và là người phụ nữ đầu tiên đứng đầu một quốc gia châu Phi. Bà cũng là người phụ nữ đầu tiên làm chủ tịch Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi. Do xuất thân từ gia đình nghèo khó, Sirleaf rất quan tâm đến vấn đề giáo dục và sức khỏe. Bà đã được trao giải Nobel Hòa bình năm 2011 vì những đóng góp với nữ quyền và an toàn của phái nữ.
Dilma Rousseff là người phụ nữ đầu tiên nắm giữ chức vụ Tổng thống Brazil. Bà đang vướng vào bê bối khi bị tố cáo thao túng ngân sách chính phủ. Rousseff sinh ra trong một gia đình trung - thượng lưu, từng tham gia phong trào xã hội chủ nghĩa và bị bắt, tra tấn, bỏ tù trong khoảng thời gian 1970 - 1972, thời gian cai trị của chế độ độc tài Brazil. Sau khi được thả, bà tiếp tục hoạt động chính trị và trở thành Tổng thống Brazil năm 2011. Trước khi có những bê bối tham nhũng, bà Rousseff khá nổi tiếng với những chính sách giảm thuế.
Là người phụ nữ đầu tiên nắm giữ chức vụ Tổng thống Brazil. Bà đang vướng vào bê bối khi bị tố cáo thao túng ngân sách chính phủ. Rousseff sinh ra trong một gia đình trung - thượng lưu, từng tham gia phong trào xã hội chủ nghĩa và bị bắt, tra tấn, bỏ tù trong khoảng thời gian 1970 - 1972, thời gian cai trị của chế độ độc tài Brazil. Sau khi được thả, bà tiếp tục hoạt động chính trị và trở thành Tổng thống Brazil năm 2011. Trước khi có những bê bối tham nhũng, bà Rousseff khá nổi tiếng với những chính sách giảm thuế.

 Quân Lê - Hồng Toại

(Theo Business Insider)

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.