Những “nữ tướng” thay đổi thế giới đương đại

Lâm Tùng - Mỹ Nga - Ngọc Quý 09/04/2018 11:03

(Baonghean.vn) - Angela Dorothea Merkel sinh ngày 17/4/1954 tại Hamburg, thành phố cảng miền bắc nước Đức. Bà theo học vật lý tại Đại học Leipzig giai đoạn 1973-1978.

1.Thủ tướng Đức Angela Merkel

“Nữ hoàng châu Âu”/ “Bông hồng có gai” của nước Đức

Angela Dorothea Merkel sinh ngày 17/4/1954 tại Hamburg, thành phố cảng miền bắc nước Đức. Bà theo học vật lý tại Đại học Leipzig giai đoạn 1973-1978. Là một sinh viên đứng đầu, bà thành thạo tiếng Nga, điều sau này giúp bà duy trì đối thoại với Tổng thống Vladimir Putin, người từng làm việc tại Ủy ban An ninh Quốc gia của Liên Xô (KGB) tại Dresden, thủ phủ bang Saxony thuộc Đông Đức, khi Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989.

Merkel từng là chuyên gia ngành Vật lý tại Viện Hóa Lý trung ương thuộc Viện thuộc Viện Hàn lâm Khoa học từ năm 1986 đến năm 1990.

Năm 1989, bà Merkel bắt đầu tham gia chính trường. Năm 1994, bà Merkel được bổ nhiệm chức Bộ trưởng Môi trường và An toàn Lò Phản ứng Hạt nhân. Tháng 11/2005, bà Merkel trở thành nữ thủ tướng đầu tiên và trẻ nhất nước Đức.

Cách vị nữ tướng tiếp cận chính trị cũng giống như khi nghiên cứu khoa học: Xem xét tình hình một cách kỹ lưỡng, cân nhắc các lựa chọn một cách tỉ mỉ rồi mới đưa ra quyết định. Hiện nay bà không chỉ là nhà lãnh đạo của nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới, người phụ nữ quyền lực nhất hành tinh mà còn là điểm tựa trong bối cảnh hỗn loạn toàn cầu.

Ở cương vị là người đứng đầu nền kinh tế mạnh nhất châu Âu, bà Merkel đã chỉ ra phương hướng giải quyết các cuộc khủng hoảng trong khu vực và trên thế giới, đấu tranh cho quyền lợi của nước Đức. Trong làn sóng tị nạn đổ về biên giới châu Âu, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố chấp nhận người di cư và sẽ tạo điều kiện cho họ ở tạm trong các trường đào tạo quân sự và cơ sở khác trên khắp đất nước. Đức là quốc gia duy nhất đón tiếp người nhập cư khi nhiều nước khác đóng sập cánh cửa ngay trước mắt họ.

Tài lãnh đạo hiệu quả đã giúp bà khẳng định vị trí và giành được sự ủng hộ của người dân. Tại Đức, biệt danh của bà là "mutti" (mẹ), có lẽ bởi vì nữ thủ tướng toát ra một vẻ điềm tĩnh, đáng tin cậy, chẳng bao giờ bối rối hay nao núng trước những "trò trẻ con" của những người xung quanh. Nhưng người ta cũng không nên nhầm lẫn hình ảnh "từ mẫu" của bà với sự yếu đuối. Cho đến nay sau 4 nhiệm kỳ lãnh đạo nước Đức, bà trở thành nhà lãnh đạo lâu nhất châu Âu. Điều đáng nói là trong suốt thời gian lãnh đạo đất nước, chưa từng có một đối thủ "đáng gờm" nào trong nội bộ đảng của bà muốn ganh đua vị trí này của nữ thủ tướng...

Nữ thủ tướng Đức được mệnh danh là “người đàn bà thép” và đứng đầu danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm thứ 4 liên tiếp do Forbes bình chọn.

-Qoute: “Mọi người thường buộc tội tôi không hành động đủ nhanh và để tình trạng tồi tệ kéo dài quá lâu. Đối với tôi, xem xét kỹ lưỡng các lựa chọn là điều quan trọng hơn. Tôi dành cả ngày để nghĩ về lựa chọn và quan sát điều gì sẽ xảy ra tiếp theo”.

2. Thủ tướng Anh Theresa May

“Bà đầm thép” thứ 2 của nước Anh

Theresa May sinh ngày 1/10/1956 tại Eastbourne, East Sussex, miền đông nam nước Anh, là con gái của một mục sư. Bà theo học ngành nghiên cứu địa lý tại Đại học Oxford.

Sau đại học, bà May làm việc và đảm nhiệm một số chức vụ trong Ngân hàng Anh và Hiệp hội Dịch vụ thanh toán trước khi được bầu làm nghị sĩ ở Maidenhead vào năm 1997. Bà trở thành nữ chủ tịch đầu tiên của đảng Bảo thủ vào năm 2002 khi đảng giữ vai trò đảng đối lập dưới thời thủ tướng Tony Blair.

Tháng 5/2010, bà May được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Nội vụ Anh. Trong thời gian giữ cương vị này, bà đã có nhiều đóng góp trong công tác đảm bảo an ninh biên giới, giải quyết các vấn đề nhập cư, chống chủ nghĩa khủng bố, phòng chống tội phạm. Trong thời gian giữ cương vị này, bà đã có nhiều đóng góp trong công tác đảm bảo an ninh biên giới, giải quyết các vấn đề nhập cư, chống chủ nghĩa khủng bố, phòng chống tội phạm…Ngày 13/7, bà Theresa May chính thức tuyên thệ nhậm chức thủ tướng Anh.

Trong cuộc đua tranh chứcThủ tướng Anh, Theresa May là một trong những người ủng hộ Anh ở lại Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, bà tự nhận sẽ làm cây cầu kết nối giữa phe hoài nghi châu Âu (Euroskeptics) và phe tiến bộ của đảng khi lãnh đạo nước Anh hậu Brexit. Trong bối cảnh nước Anh chia rẽ sâu sắc sau cuộc trưng cầu dân ý về Brexit (nước Anh rời EU), bà Theresa May được kỳ vọng là nhân vật duy nhất khả năng tập hợp được phe phái xung khắc trong nội bộ Đảng Bảo thủ. Đồng thời, với kinh nghiệm và bản lĩnh chính trị vững vàng, bà sẽ là người chèo lái nước Anh đối mặt với những thách thức trong giai đoạn hậu Brexit.

Thời gian gần đây, bà May được công chúng Anh đặc biệt chú ý vì đưa ra đề xuất mang tên “Snoopers’ Charter”, một phần của dự thảo luật cho phép cảnh sát và các cơ quan công quyền có thể giám sát dữ liệu thông tin cá nhân của người dân nhằm đối phó với các phần tử khủng bố trên tinh thần bảo đảm quyền con người và luật bảo mật của Liên Hợp Quốc.

Bà Theresa May luôn được đánh giá cao, được các thành viên Đảng bảo thủ tín nhiệm và tạo dựng hình ảnh một chính trị gia cứng rắn trong nhiều vấn đề an ninh, xã hội.

Tờ Finacial Times đã nhận xét bà là một người theo chủ nghĩa bảo thủ tự do và so sánh bà với Thủ tướng Đức Angela Merkel như những hình mẫu nữ chính trị gia có phong cách làm việc cứng rắn.

-Qoute: “Với bất cứ công việc gì đảm nhiệm, tôi vẫn luôn làm hết sức mình. Tôi dành trọn bản thân mình cho nó và cố gắng làm việc đó tốt nhất".

3. Đồng Chủ tịch Quỹ Bill & Melina Gates - bà Melina Gates

Nhà hoạt động xã hội có nhiều đóng góp nhất thế giới

Melina Gates trở thành thủ khoa tại trường trung học Ursuline Academy of Dallas. Bà lấy được bằng cử nhân Khoa học máy tính và bằng Kinh tế từ Đại học Duke, bằng Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh từ Trường Kinh doanh Fuqua của Duke chỉ trong 5 năm. Từng là thành viên của Beta Rho, nhóm thành viên của Kappa Alpha Theta Sorority tại trường Đại học Duke.

Một thời gian ngắn sau khi tốt nghiệp, Gates được tuyển dụng vào Microsoft. Trong khoảng thời gian làm việc tại đó, bà từng là Giám đốc dự án của Microsoft Bob, Microsoft Encarta, và Expedia.

Quỹ Bill & Melinda Gates ra đời vào năm 1993, khi bà cùng chồng là Bill Gates có chuyến đi đầu tiên đến Châu Phi. Ở đó, họ đã quyết định làm một điều gì đó để thay đổi cảnh tượng họ đã nhìn thấy. Trong 15 năm qua, bà đã trở thành đồng chủ tịch Quỹ Bill and Melinda Gates Foundation – một tổ chức từ thiện tư nhân toàn cầu với số tiền quyên giúp lên tới 40 tỷ USD, với mục đích nâng cao chăm sóc y tế và giảm nghèo đói, giúp tăng cơ hội học tập và tiếp cận công nghệ thong tin tiên tiến.

Melinda Gates cũng rất hào phóng với trường cũ của bà. Năm 2007, Quỹ Bill & Melinda Gates đã tài trợ 7 triệu đô la cho Ursuline để xây dựng Trung tâm Khoa học, Toán học và Công nghệ Gia đình - một phòng thí nghiệm 70.000 bộ vuông được chứng nhận tiêu chuẩn LEED.

Melina Gates có chung một tài sản được ước tính gần 90 tỷ USD với chồng và trở thành một trong những nhà hoạt động xã hội có đóng góp nhiều nhất trên thế giới với tư cách là đồng chủ tịch của Quỹ Bill & Melina Gates, do bà điều hành trong 6 năm đầu hoạt động.

Ngoài những sáng kiến về giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho các cặp vợ chồng, Melina Gates còn quan tâm đến các vấn đề của phụ nữ trên khắp thế giới. Bước đầu trong chương trình nghị sự của bà là mở rộng tính khả dụng của biện pháp tránh thai và nâng cao nhận thức về khái niệm nghèo đói theo thời gian - khái niệm rằng những người phụ nữ hàng giờ hàng ngày phải làm việc không lương như những công việc gia đình sẽ “cướp đi khả năng tiềm tàng của người phụ nữ”.

Năm 2016, Melina Gates đã được Tổng thống Obama trao tặng Huân chương Tự do Tổng thống, giải thưởng công dân cao nhất tại Mỹ vì công việc chăm sóc sức khỏe và vấn đề nghèo đói ở Mỹ cũng như ở nước ngoài.

- Qoute: Gates mô tả di sản mà cô hy vọng sẽ để lại: “Vào ngày tôi chết, tôi muốn mọi người nghĩ rằng tôi là một bà mẹ tuyệt vời, một thành viên trong gia đình tuyệt vời, và một người bạn tuyệt vời. Tôi quan tâm đến những điều đó hơn bất cứ điều gì khác”.

4. Coo Giám đốc vận hành Facebook - Sheryl Sandberg

Nữ chủ nhân thực sự của đế chế Facebook

Tốt nghiệp đại học Harvard, từng làm trưởng phòng Nhân sự Hoa kỳ dưới thời Tổng thống Clinton, Chuyên gia tư vấn quản lý của McKinsey & Company và một nhà kinh tế học của Ngân hàng Thế giới.

Tháng 12/2007, từ bỏ vị trí Phó chủ tịch điều hành và bán hàng trực tuyến toàn cầu của Google lúc bấy giờ, với hơn 4000 nhân viên dưới quyền. Sheryl Sandberg, 38 tuổi, dày dặn kinh nghiệm, đồng ý bắt tay với Mark Zuckerberg, người sang lập ra Facebook, mạng xã hội lúc đấy chưa tròn ba tuổi và chỉ có 130 nhân viên.

Vào tháng 2/2008, Zuckerberg đã kết luận rằng Sandberg là người sẽ nắm giữ chức COO của công ty này. Năng lực của Sandberg không ai có thể phủ nhận. Năm 2012, Sandberg chính thức trở thành thành viên thứ 8, và là thành viên nữ đầu tiên của ban lãnh đạo Facebook.

Sandberg nói rằng cô chọn Facebook bởi đó là công ty được điều khiển bởi các mối quan hệ bản năng và con người. Điểm mấu chốt mà Googel không có. Ở Google, con người, khách hàng chỉ tương tác với nhau qua máy tính. Người hỏi và máy tính trả lời. Còn ở Facebook, con người trực tiếp tương tác với nhau.

Chức vụ COO của Sheryl Sandberg quản lý rất rộng, bao gồm các phòng ban như phòng bán hàng, marketing, phát triển kinh doanh, nhân lực, chính sách xã hội và truyền thông. Bà là người góp công định hướng Facebook trở thành mạng xã hội sinh lời khổng lồ nhờ quảng cáo thay vì chỉ chuyên về tạo kênh kết nối giao lưu như trước đó.

Hiện tài sản ròng của Sheryl Sanberg được Forbes định giá vào khoảng 1,58 tỷ USD.

-Qoute: “Vậy hãy tự hỏi mình: Tôi sẽ làm gì nếu tôi không sợ? Và sau đó hãy làm điều đó” (Câu nói kinh điển trích trong Lean In: Women, Work, and the Will to Lead. Cuốn sách do Sheryl Sandberg viết, xuất bản 2013)

5. CEO General Motors - Mary Barra

Bóng hồng quyền lực trong làng xe

Mary Barra đã làm việc tại General Motors (GM) suốt 33 năm qua. Thay vì học đại học thì Mary học ở GM. Để trả học phí, cứ 6 tháng Mary sẽ làm việc cho công ty. Năm 18 tuổi, sau khi tốt nghiệp với bằng kỹ thuật điện, Mary bắt đầu làm toàn thời gian với vị trí là kỹ sư cấp cao tại nhà máy Pontiac Fiero của GM.

Trước khi được bổ nhiệm vào vị trí CEO vào tháng 1/2014, bà Mary Barra là Phó chủ tịch phụ trách chuỗi cung ứng, mua bán và phát triển sản phẩm toàn cầu, đồng thời chịu trách nhiệm tái cấu trúc Opel, đơn giản hóa dòng sản phẩm này với các platform toàn cầu.

Khó có thể hình dung rằng, chỉ chưa đầy 3 tháng sau khi nhậm chức Tổng Giám đốc General Motors Co. (GM), Mary Barra đã đối mặt với một trong những thách thức lớn nhất trong sự nghiệp của mình: GM đang rơi vào cuộc khủng hoảng thu hồi ôtô. Kể từ khi Mary chính thức nhận cương vị mới vào ngày 15.1. Lúc ấy, giá cổ phiếu GM đã giảm khoảng 14%.

Tuy nhiên, Mary Barra cho thấy khả năng lèo lái tài tình của mình và đưa con thuyền GM qua cơn sóng dữ. Lời nói của bà luôn đi kèm hành động. Bà cho sa thải 15 người chủ chốt gây nên vụ bê bối, tổ chức lại thực hành kiện tụng của GM và tạo ra chương trình "Speaking Up for Safety" dành cho các nhân viên của hãng. Không chỉ công khai xin lỗi, Mary Barra còn đến thăm gia đình các nạn nhân cũng như thiết lập quỹ bồi thường cho họ trước khi bất kỳ trách nhiệm pháp lý được quyết định.

Hơn một năm sau cuộc khủng hoảng, mọi người vẫn còn nhớ nhiều về hình ảnh của Mary Barra với hai từ “thay đổi”. Thay đổi những sai lầm, những khiếm khuyết và cả “nền văn hóa im lặng” ở GM.

Con người công việc và một bà mẹ nghiêm khắc cho phép Mary điều hành việc phát triển hệ thống sản phẩm của GM với một phong cách thiên mạnh về tính kỷ luật. Mary đại tu lại cơ cấu tổ chức mà GM đã sử dụng đối với các chương trình nghiên cứu và phát triển xe mới kể từ năm 1996, cắt giảm tối đa các chi phí tốn kém, đồng thời giao trách nhiệm cao nhất cho một kỹ sư trưởng. Cùng với đó là tiếp tục củng cố các nền tảng toàn cầu của GM

Việc bà chính thức ngồi vào vị trí cao nhất của tập đoàn xe hơi lớn nhất nước Mỹ và lớn thứ 2 thế giới được đánh giá là một bước ngoặt trong lịch sử phát triển của ngành công nghiệp ô tô./.

Mới nhất

x
Những “nữ tướng” thay đổi thế giới đương đại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO