Những 'ông giáo' ngoại quốc đón Tết cổ truyền ấm áp trên đất Nghệ An

Mỹ Hà - Đức Anh

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Năm 2020, dịch bệnh khiến cho việc đi lại giữa các nước trên thế giới gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế, chọn ở lại Việt Nam làm việc, đón Tết là những ký ức đẹp đẽ của rất nhiều người nước ngoài xa quê...
Người nước ngoài ăn Tết Việt. Ảnh: Đức Anh
Do dịch Covid - 19 nên đây đã là năm thứ hai, thầy giáo  Mike, giáo viên dạy Tiếng Anh ở một trung tâm Anh ngữ trên địa bàn thành phố Vinh đã không về thăm nhà ở nước Anh. Những ngày giáp Tết, anh đón đồng nghiệp đến chơi nhà và được bạn bè tặng món quà là cây quất  trĩu quả - một trong những cây được người Việt Nam chưng trong dịp Tết. Ảnh: Đức Anh
Món quà được anh trân trọng đặt lên bàn thờ ngày tết. Ảnh: Đức Anh
Món quà được anh trân trọng đặt lên bàn thờ ngày tết. Ảnh: Đức Anh
 
Người nước ngoài ăn Tết Việt. Ảnh: Đức Anh
Năm 2020 là một năm có nhiều biến cố của thầy giáo Mike bởi bố của anh mất tại Anh nhưng vì dịch bệnh nên không được về nước. Nhưng bên anh lại có bạn bè, người vợ Việt sắp cưới. Với anh, Việt Nam là quê hương thứ 2 và anh càng hiểu hơn điều đó khi được người bạn đời giới thiệu về tục "trầu cau" của người Việt.  Ảnh: Đức Anh
Người nước ngoài ăn Tết Việt. Ảnh: Đức Anh
Chuẩn bị cho Tết Nguyên đán, anh chuẩn bị một món ăn đặc biệt của quê hương nước Anh để đãi những người bạn Việt Nam. Ảnh: Đức Anh
  
Người nước ngoài ăn Tết Việt. Ảnh: Đức Anh
Món ăn được nấu với công thức nước ngoài nhưng lại sử dụng nguyên liệu Việt đem đến sức hấp dẫn và mùi vị riêng. Ảnh: Đức Anh
  
Người nước ngoài ăn Tết Việt. Ảnh: Đức Anh
Thay vì đi du lịch, năm nay vì dịch bệnh thầy giáo Mike sẽ về TX Thái Hòa và đón Tết cùng gia đình vợ sắp cưới. Cùng với người thân đi chọn đào Tết là một trải nghiệm thú vị trong những ngày Xuân cận kề. Ảnh: Đức Anh
       
Người nước ngoài ăn Tết Việt. Ảnh: Đức Anh
Qua 1 năm khó khăn, anh cũng mong năm mới bình an, hạnh phúc sẽ đến với tất cả mọi người. Đặc biệt, dịch bệnh sẽ qua mau để những người xa quê sẽ sớm được trở lại quê nhà, sum vầy cùng với gia đình. Ảnh: Đức Anh
Người nước ngoài ăn Tết Việt. Ảnh: Đức Anh
Thầy giáo Lee sun nam cũng đã có hơn 3 năm dạy tiếng Hàn Quốc tại Việt Nam. Tuy nhiên, đây là năm đầu tiên anh về Nghệ An làm việc và đón Tết cổ truyền. Ảnh: Đức Anh
                                 bna_Với thầy giáo Lee, Việt Nam và Hàn Quốc cùng có một nét chung đó là ăn Tết theo lịch âm. Tuy nhiên, nếu như Hàn Quốc thường chỉ có 1 tuần để chuẩn bị thì người Việt Nam rất trọng tết cổ truyền. Ảnh - Đức AnhẢnh:  Đức Anh
Với thầy giáo Lee, Việt Nam và Hàn Quốc cùng có một nét chung đó là ăn Tết theo lịch âm. Tuy nhiên, nếu như Hàn Quốc thường chỉ có 1 tuần để chuẩn bị thì người Việt Nam rất trọng Tết cổ truyền và mọi người sắm sửa đón Tết rất sớm. Năm nay ở lại Nghệ An, thầy Lee may mắn được tham dự lễ hội Xuân và được tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống của Việt Nam như nặn tò he.  Ảnh: Đức Anh
Tìm hiểu về phong tục gói bánh chưng của người Việt. Ảnh:  Đức Anh
Tìm hiểu về phong tục gói bánh chưng của người Việt. Ảnh: Đức Anh
Trong lễ hội Xuân thầy giáo Lee cũng tự hào giới thiệu về những món ăn truyền thống của người Hàn Quốc và nay cũng đã trở nên quen thuộc với người Việt. Ảnh: Đức Anh
Trong lễ hội Xuân, thầy giáo Lee cũng tự hào giới thiệu về những món ăn truyền thống của người Hàn Quốc như cơm cuộn, kim chi... và nay cũng đã trở nên quen thuộc với người Việt. Ảnh: Đức Anh
Người nước ngoài ăn Tết Việt. Ảnh: Đức Anh
Mùng Một Tết cha, mùng Hai Tết mẹ, mùng Ba Tết thầy. Được gặp học trò trong những ngày Xuân giúp thầy giáo Lee và những người nước ngoài xa quê quên đi nỗi nhớ nhà và gắn bó hơn với Việt Nam, với xứ Nghệ thân yêu.  Ảnh: Đức Anh
 

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.